Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn (VTB&CTL) thuộc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã có lực lượng nhân sự 853 người (57 người Nga) và sở hữu 24 con tàu các loại phục vụ không chỉ cho nội bộ Vietsovpetro mà còn làm dịch vụ bên ngoài rất thành công. Nhân kỷ niệm 33 năm Ngày thành lập xí nghiệp (XN), phóng viên Báo Năng lượng Mới có cuộc trao đổi với ông Trần Ngọc Lý - Giám đốc XN về chặng đường phát triển của XN.
PV: Ông có thể điểm đôi nét nổi bật của XN VTB&CTL sau hơn 33 năm hình thành và phát triển?
Giám đốc Trần Ngọc Lý: Khi mới thành lập (1983) với tên gọi Cục Vận tải biển Vietsovpetro, thực hiện nhiệm vụ kép vừa xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cho XN, vừa thực hiện nhiệm vụ phục vụ trong cảng dầu khí với con tàu Côn Đảo 011, đồng thời vận chuyển hàng hóa bằng 7 con tàu dịch vụ, trong đó có tàu làm neo Phú Quý 01 và tàu cứu hộ Bến Đình. Ngoài ra còn có tàu cẩu Hoàng Sa cùng tàu lặn Long Hải 01… Giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của của Ban Chuyên trách kỹ thuật ngầm phục vụ cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí của Vietsovpetro. Sau đó, cùng với Ban Lặn, Phân xưởng Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa tàu cũng được thành lập vào năm 1987. Đây cũng là giai đoạn liên doanh đẩy mạnh đầu tư chiều sâu cùng những trang thiết bị máy móc hiện đại, Phân xưởng Bảo dưỡng kỹ thuật và Sửa chữa tàu đã đáp ứng được nhu cầu bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ các tàu của XN.
Nhưng bước ngoặt quan trọng của XN là từ năm 1990 đến nay, khi được đổi tên thành VTB&CTL, đã đánh dấu sự ra đời của mô hình hoạt động mới. Khi tôi về làm giám đốc XN trước thời điểm Hiệp định Liên Chính phủ được tái ký có giá trị trong 20 năm thì cũng có ý kiến nên sáp nhập XN về PTSC Marine nhưng đa phần không đồng tình và muốn giữ và phát triển XN theo chiều sâu. Dĩ nhiên, đây là giai đoạn XN có không ít xáo trộn và tâm tư người lao động cũng ít nhiều dao động. Nhưng, khi Hiệp định Liên Chính phủ được tái ký thì mọi người thở phào nhẹ nhõm và từ đó đến nay đã cho thấy sự phát triển vượt bậc của VTB & CTL, được Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí và Vietsovpetro tặng thưởng nhiều giải thưởng cao quý.
PV: Trong thành quả chung của XN tự hào nhất ở lĩnh vực nào?
Giám đốc Trần Ngọc Lý: Thành tựu lớn nhất của XN là ở chất lượng nguồn nhân lực, bên cạnh hệ thống cơ sở vật chất - trang thiết bị. Nếu trước đây, để vận hành được 24 phương tiện nổi (trừ 2 ponton, 1 xà lan) còn lại 21 tàu thì hầu hết thuyền trưởng, máy trưởng đều là người Nga, nhưng nay con số này đã đảo chiều. Trong tổng số 21 tàu, có tới 15 tàu có thuyền trưởng, máy trưởng là người Việt. Quá trình đào tạo nguồn nhân lực người Việt dần dần thay thế các vị trí chủ chốt người Nga là một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ với quyết tâm rất cao từ cấp Liên doanh, cấp lãnh đạo XN đến từng người lao động. Chúng tôi vừa tuyển người vừa tự đào tạo nâng cao vừa cử đi học ở nước ngoài và quay về làm việc cho XN…
Trong công tác lặn, những công việc khéo léo thì đã có những người thợ lặn Việt Nam, còn những công việc nặng nhọc sẽ luôn cần những thợ lặn người Nga với sức vóc cao lớn hơn. Song song thì các dịch vụ trực cứu hộ, di chuyển giàn khoan, giữ tàu dầu và lắp đặt các công trình biển luôn được đánh giá cao…
Để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các nhà thầu quốc tế, các liên doanh thì chúng tôi phải xây dựng đúng quy trình chuẩn quốc tế, công tác an toàn lao động - an toàn kỹ thuật cũng tuân theo những quy định khắt khe đạt chuẩn quốc tế.
Làm dịch vụ ngoài cũng là cơ hội để chúng tôi tự hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh giá dầu giảm sâu, giá dịch vụ giảm, sự cạnh tranh trong công tác dịch vụ càng cao thì cũng là lúc để XN hoàn thiện hơn nữa. Những khách hàng lâu năm của XN VTB&CTL như Biển Đông POC, Thăng Long JOC, Hoàn Long - Hoàng Vũ JOC, Đại Hùng, Cửu Long JOC, PV GAS… luôn tin tưởng và lựa chọn dịch vụ của XN VTB&CTL. Đó cũng là minh chứng cho giá trị thương hiệu của chúng tôi nói riêng và Liên doanh Vietsovpetro nói chung.
PV: Nghề đi biển, nghề lặn là một trong những nghề cực kỳ vất vả, độ rủi ro cao và tuổi nghề không cao, vậy làm thế nào để XN VTB&CTL luôn có thế hệ thợ lặn lành nghề kế tục?
Giám đốc Trần Ngọc Lý: Đó là sự thật, nghề đi biển, đi tàu biển đã vất vả thì nghề lặn có lẽ là vất vả nhất với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Thợ lặn đến 40 tuổi là giải nghệ, vì đến tuổi này dù anh có khỏe đến mấy chúng tôi cũng không thể để họ tiếp tục hành nghề vì an toàn là trên hết. Nên đa số thợ lặn trong thời gian hành nghề đều phải học thêm ngành 2, ngành 3 để khi giải nghệ nghề lặn, với tuổi đời 40 họ còn có nghề khác để mưu sinh.
Hiện XN VTB&CTL đã đạt được kỹ thuật lặn 50m nước theo tiêu chuẩn Mỹ và có thể làm dịch vụ cho những khách hàng khó tính nhất. Để có được chứng chỉ này, thợ lặn phải trải qua những khóa huấn luyện về lặn vô cùng khắt khe. Nghề này chỉ cần một sơ suất nhỏ và thợ lặn không tuân thủ một quy trình trong công tác an toàn thì độ rủi ro vô cùng cao. XN VTB&CTL có 60 thợ lặn, trong đó có 17 thợ lặn người Nga. Tất cả đều được đào tạo rất chuyên nghiệp và đạt chứng chỉ lặn trong nước và quốc tế.
Với XN VTB&CTL thì an toàn là slogan của XN mà khi bước vào XN thì dòng chữ đập vào mắt bạn là an toàn. Những đội tàu của XN VTB&CTL luôn đặt công tác an toàn lên hàng đầu, tuy nhiên, vào mùa biển động thì các sự cố rủi ro do thời tiết rất cao luôn tiềm ẩn. Do đó, nghề này, mỗi một ngày qua đi, ngoài biển báo về an toàn là tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Có những hôm cơn sóng cao cả chục mét đập vào tàu, trong khi tàu phải di chuyển ngược sóng - ngược gió để tiếp cận với giàn khoan vì nếu di chuyển cùng chiều sóng - chiều gió, lỡ tàu gặp sự cố chết máy, trôi tự do vào chân giàn khoan thì hậu quả còn khủng khiếp hơn. Vì thế, thuyền trưởng và máy trưởng mỗi con tàu có vai trò cực kỳ quan trọng đảm bảo con tàu đi đúng lộ trình, làm xong việc, an toàn, hiệu quả. Với lợi thế bề dày hơn 33 năm hình thành và phát triển, XN VTB&CTL có những thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên dạn dày kinh nghệm, quen với áp lực sóng to gió lớn đưa từng con tàu XN VTB&CTL cập bến an toàn.
PV: Trân trọng cảm ơn ông.
Trong những năm qua, doanh thu trong lĩnh vực dịch vụ ngoài của XN ước chừng đạt 39 triệu USD, trong đó phần giảm trừ Lô 09-1 là 20 triệu USD.
Giám đốc Trần Ngọc Lý: Khi mới thành lập (1983) với tên gọi Cục Vận tải biển Vietsovpetro, thực hiện nhiệm vụ kép vừa xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cho XN, vừa thực hiện nhiệm vụ phục vụ trong cảng dầu khí với con tàu Côn Đảo 011, đồng thời vận chuyển hàng hóa bằng 7 con tàu dịch vụ, trong đó có tàu làm neo Phú Quý 01 và tàu cứu hộ Bến Đình. Ngoài ra còn có tàu cẩu Hoàng Sa cùng tàu lặn Long Hải 01… Giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của của Ban Chuyên trách kỹ thuật ngầm phục vụ cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí của Vietsovpetro. Sau đó, cùng với Ban Lặn, Phân xưởng Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa tàu cũng được thành lập vào năm 1987. Đây cũng là giai đoạn liên doanh đẩy mạnh đầu tư chiều sâu cùng những trang thiết bị máy móc hiện đại, Phân xưởng Bảo dưỡng kỹ thuật và Sửa chữa tàu đã đáp ứng được nhu cầu bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ các tàu của XN.
Nhưng bước ngoặt quan trọng của XN là từ năm 1990 đến nay, khi được đổi tên thành VTB&CTL, đã đánh dấu sự ra đời của mô hình hoạt động mới. Khi tôi về làm giám đốc XN trước thời điểm Hiệp định Liên Chính phủ được tái ký có giá trị trong 20 năm thì cũng có ý kiến nên sáp nhập XN về PTSC Marine nhưng đa phần không đồng tình và muốn giữ và phát triển XN theo chiều sâu. Dĩ nhiên, đây là giai đoạn XN có không ít xáo trộn và tâm tư người lao động cũng ít nhiều dao động. Nhưng, khi Hiệp định Liên Chính phủ được tái ký thì mọi người thở phào nhẹ nhõm và từ đó đến nay đã cho thấy sự phát triển vượt bậc của VTB & CTL, được Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí và Vietsovpetro tặng thưởng nhiều giải thưởng cao quý.
PV: Trong thành quả chung của XN tự hào nhất ở lĩnh vực nào?
Giám đốc Trần Ngọc Lý: Thành tựu lớn nhất của XN là ở chất lượng nguồn nhân lực, bên cạnh hệ thống cơ sở vật chất - trang thiết bị. Nếu trước đây, để vận hành được 24 phương tiện nổi (trừ 2 ponton, 1 xà lan) còn lại 21 tàu thì hầu hết thuyền trưởng, máy trưởng đều là người Nga, nhưng nay con số này đã đảo chiều. Trong tổng số 21 tàu, có tới 15 tàu có thuyền trưởng, máy trưởng là người Việt. Quá trình đào tạo nguồn nhân lực người Việt dần dần thay thế các vị trí chủ chốt người Nga là một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ với quyết tâm rất cao từ cấp Liên doanh, cấp lãnh đạo XN đến từng người lao động. Chúng tôi vừa tuyển người vừa tự đào tạo nâng cao vừa cử đi học ở nước ngoài và quay về làm việc cho XN…
Trong công tác lặn, những công việc khéo léo thì đã có những người thợ lặn Việt Nam, còn những công việc nặng nhọc sẽ luôn cần những thợ lặn người Nga với sức vóc cao lớn hơn. Song song thì các dịch vụ trực cứu hộ, di chuyển giàn khoan, giữ tàu dầu và lắp đặt các công trình biển luôn được đánh giá cao…
Để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các nhà thầu quốc tế, các liên doanh thì chúng tôi phải xây dựng đúng quy trình chuẩn quốc tế, công tác an toàn lao động - an toàn kỹ thuật cũng tuân theo những quy định khắt khe đạt chuẩn quốc tế.
Làm dịch vụ ngoài cũng là cơ hội để chúng tôi tự hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh giá dầu giảm sâu, giá dịch vụ giảm, sự cạnh tranh trong công tác dịch vụ càng cao thì cũng là lúc để XN hoàn thiện hơn nữa. Những khách hàng lâu năm của XN VTB&CTL như Biển Đông POC, Thăng Long JOC, Hoàn Long - Hoàng Vũ JOC, Đại Hùng, Cửu Long JOC, PV GAS… luôn tin tưởng và lựa chọn dịch vụ của XN VTB&CTL. Đó cũng là minh chứng cho giá trị thương hiệu của chúng tôi nói riêng và Liên doanh Vietsovpetro nói chung.
PV: Nghề đi biển, nghề lặn là một trong những nghề cực kỳ vất vả, độ rủi ro cao và tuổi nghề không cao, vậy làm thế nào để XN VTB&CTL luôn có thế hệ thợ lặn lành nghề kế tục?
Giám đốc Trần Ngọc Lý: Đó là sự thật, nghề đi biển, đi tàu biển đã vất vả thì nghề lặn có lẽ là vất vả nhất với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Thợ lặn đến 40 tuổi là giải nghệ, vì đến tuổi này dù anh có khỏe đến mấy chúng tôi cũng không thể để họ tiếp tục hành nghề vì an toàn là trên hết. Nên đa số thợ lặn trong thời gian hành nghề đều phải học thêm ngành 2, ngành 3 để khi giải nghệ nghề lặn, với tuổi đời 40 họ còn có nghề khác để mưu sinh.
Hiện XN VTB&CTL đã đạt được kỹ thuật lặn 50m nước theo tiêu chuẩn Mỹ và có thể làm dịch vụ cho những khách hàng khó tính nhất. Để có được chứng chỉ này, thợ lặn phải trải qua những khóa huấn luyện về lặn vô cùng khắt khe. Nghề này chỉ cần một sơ suất nhỏ và thợ lặn không tuân thủ một quy trình trong công tác an toàn thì độ rủi ro vô cùng cao. XN VTB&CTL có 60 thợ lặn, trong đó có 17 thợ lặn người Nga. Tất cả đều được đào tạo rất chuyên nghiệp và đạt chứng chỉ lặn trong nước và quốc tế.
Với XN VTB&CTL thì an toàn là slogan của XN mà khi bước vào XN thì dòng chữ đập vào mắt bạn là an toàn. Những đội tàu của XN VTB&CTL luôn đặt công tác an toàn lên hàng đầu, tuy nhiên, vào mùa biển động thì các sự cố rủi ro do thời tiết rất cao luôn tiềm ẩn. Do đó, nghề này, mỗi một ngày qua đi, ngoài biển báo về an toàn là tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Có những hôm cơn sóng cao cả chục mét đập vào tàu, trong khi tàu phải di chuyển ngược sóng - ngược gió để tiếp cận với giàn khoan vì nếu di chuyển cùng chiều sóng - chiều gió, lỡ tàu gặp sự cố chết máy, trôi tự do vào chân giàn khoan thì hậu quả còn khủng khiếp hơn. Vì thế, thuyền trưởng và máy trưởng mỗi con tàu có vai trò cực kỳ quan trọng đảm bảo con tàu đi đúng lộ trình, làm xong việc, an toàn, hiệu quả. Với lợi thế bề dày hơn 33 năm hình thành và phát triển, XN VTB&CTL có những thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên dạn dày kinh nghệm, quen với áp lực sóng to gió lớn đưa từng con tàu XN VTB&CTL cập bến an toàn.
PV: Trân trọng cảm ơn ông.
Trong những năm qua, doanh thu trong lĩnh vực dịch vụ ngoài của XN ước chừng đạt 39 triệu USD, trong đó phần giảm trừ Lô 09-1 là 20 triệu USD.
Thiên Thanh
Nguồn:Năng lượng Mới 534
Nguồn:Năng lượng Mới 534
Relate Threads