Tại kỳ họp diễn ra vào cuối năm 2008, các đại biểu HĐND TPHCM (khoá VII) vô cùng thích thú khi được bước lên hai chiếc xe buýt đầu tiên chạy bằng khí thiên nhiên (CNG) đỗ trước trụ sở UBND TPHCM để khảo sát, ít ai ngờ gần 10 năm sau, họ được báo cáo rằng đề án xe buýt CNG có nguy cơ bị “khai tử”.
Mạnh dạn thí điểm
CNG là khí nén, một loại hỗn hợp khí có nguồn gốc từ dầu mỏ, gồm phần lớn hydrocarbon. Cũng như than đá và dầu mỏ, khí thiên nhiên này là nhiên liệu hóa thạch. Từ mỏ khí, CNG sẽ được đưa về nhà máy xử lý rồi gắn vào xe buýt dưới dạng các bình gas làm nhiên liệu chính thay cho dầu diesel.
Hai chiếc xe buýt CNG đầu tiên tại TPHCM được Công ty TNHH MTV Xe khách Sài Gòn và Liên hiệp Hợp tác xã vận tải Thành phố đưa vào thí điểm từ tháng 5/2010, trên tuyến số 53: Lê Hồng Phong - Đại học Quốc gia và tuyến số 10: Bến xe Miền Tây - Ký túc xá Đại học Quốc gia.
Năm 2009, UBND TPHCM cũng chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH MTV Xe khách Sài Gòn lập dự án đầu tư thí điểm loại xe buýt CNG, ngân sách thành phố hỗ trợ 100% lãi suất vay.
Đến tháng 8/2011, Sở Giao thông Vận tải phối hợp với công ty xe khách Sài Gòn đưa 21 xe buýt CNG mới 100% được nhập khẩu từ Hàn Quốc vào hoạt động trên tuyến Chợ Bến Thành – Chợ Bình Tây (Mã số tuyến 01) với khoảng 320 chuyến/ngày, phục vụ cho việc đi lại hơn 12.000 lượt người/ngày.
Sau thời gian này thí điểm, dự kiến các sở, ngành liên quan sẽ thông qua kết quả thẩm tra và trình UBND TPHCM quyết định đơn giá, định mức chính thức đối với hoạt động của số xe buýt chạy bằng khí CNG trên địa bàn thành phố.
Đối với nhiên liệu, trong hai năm 2010 và 2011, Công ty khí hóa lỏng Miền Nam đã hoàn thành việc đầu tư 2 Trạm cung cấp khí CNG đặt tại bãi xe Phổ Quang của Công ty TNHH một thành viên Xe khách Sài Gòn và trên đường Nguyễn Hữu Cảnh để cung cấp cho các xe buýt CNG đang hoạt động trên địa bàn TPHCM.
Tại đề án thay mới 3.200 xe buýt đã hư hỏng, xuống cấp do đầu tư từ các năm 2000, 2001, 2002, TPHCM cũng quyết định thay xe buýt thường bằng xe CNG. Lý do chuyển đổi từ xe buýt thường sang xe buýt CNG xuất phát từ những ưu thế vượt trội của xe buýt CNG.
Nhiều ưu thế vượt trội
CNG là khí nén thiên nhiên, thành phần chủ yếu là metan, etan... thân thiện với môi trường. Vì vậy, xe buýt chạy bằng nhiên liệu này còn được coi là 'xe buýt xanh'. Theo nhiều chuyên gia, xe buýt CNG có độ an toàn cao, chi phí nhiên liệu chỉ bằng 55-57% so với dầu diesel nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.
CNG còn nhiều ưu điểm khác như giảm hao mòn, tăng tuổi thọ động cơ giúp tiết giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Do CNG nhẹ hơn không khí nên nếu rò rỉ ra ngoài sẽ dễ phát tán và không tích tụ như xăng hay LPG, do đó giảm nguy cơ cháy nổ.
Ngoài ra, khi dùng CNG, một xe có thể giảm được 60% carbon monoxide, 90% Nonmetal hydrocacbon (cao hơn nhiều so với dầu diesel). Các chuyên gia giao thông kỳ vọng, xe buýt CNG có thể sẽ mở ra cuộc "thay máu" trong vận tải hành khách công cộng ở Sài Gòn.
Bất lợi lớn nhất có lẽ là giá xe buýt CNG cao hơn gần gấp đôi so với xe buýt thường. Chi phí chuyển đổi sang xe buýt CNG nếu thay thế động cơ CNG và lắp bộ chuyển đổi cho xe buýt thường tốn khoảng 13.000-15.000 USD/chiếc, còn mua xe CNG mới tốn 100.000 USD/chiếc.
Thế nhưng nếu tại kỳ họp diễn ra vào cuối năm 2008, các đại biểu HĐND TPHCM (khoá VII) vô cùng thích thú khi được bước lên hai chiếc xe buýt đầu tiên chạy bằng khí thiên nhiên (CNG) đỗ trước trụ sở UBND TPHCM để khảo sát, ít ai ngờ gần 10 năm sau, họ được báo cáo rằng đề án xe buýt CNG có nguy cơ bị “khai tử”.
Vậy đâu là căn cớ về một giấc mơ đẹp của loại hình xe buýt xanh lại có thể dẫn đến chết yếu? Tiền Phong sẽ tiếp tục đề cập và phân tích trong các bài viết tiếp theo...
(Còn tiếp)
HUY THỊNH
tienphong.vn
Mạnh dạn thí điểm
CNG là khí nén, một loại hỗn hợp khí có nguồn gốc từ dầu mỏ, gồm phần lớn hydrocarbon. Cũng như than đá và dầu mỏ, khí thiên nhiên này là nhiên liệu hóa thạch. Từ mỏ khí, CNG sẽ được đưa về nhà máy xử lý rồi gắn vào xe buýt dưới dạng các bình gas làm nhiên liệu chính thay cho dầu diesel.
Năm 2009, UBND TPHCM cũng chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH MTV Xe khách Sài Gòn lập dự án đầu tư thí điểm loại xe buýt CNG, ngân sách thành phố hỗ trợ 100% lãi suất vay.
Đến tháng 8/2011, Sở Giao thông Vận tải phối hợp với công ty xe khách Sài Gòn đưa 21 xe buýt CNG mới 100% được nhập khẩu từ Hàn Quốc vào hoạt động trên tuyến Chợ Bến Thành – Chợ Bình Tây (Mã số tuyến 01) với khoảng 320 chuyến/ngày, phục vụ cho việc đi lại hơn 12.000 lượt người/ngày.
Sau thời gian này thí điểm, dự kiến các sở, ngành liên quan sẽ thông qua kết quả thẩm tra và trình UBND TPHCM quyết định đơn giá, định mức chính thức đối với hoạt động của số xe buýt chạy bằng khí CNG trên địa bàn thành phố.
Đối với nhiên liệu, trong hai năm 2010 và 2011, Công ty khí hóa lỏng Miền Nam đã hoàn thành việc đầu tư 2 Trạm cung cấp khí CNG đặt tại bãi xe Phổ Quang của Công ty TNHH một thành viên Xe khách Sài Gòn và trên đường Nguyễn Hữu Cảnh để cung cấp cho các xe buýt CNG đang hoạt động trên địa bàn TPHCM.
Tại đề án thay mới 3.200 xe buýt đã hư hỏng, xuống cấp do đầu tư từ các năm 2000, 2001, 2002, TPHCM cũng quyết định thay xe buýt thường bằng xe CNG. Lý do chuyển đổi từ xe buýt thường sang xe buýt CNG xuất phát từ những ưu thế vượt trội của xe buýt CNG.
Nhiều ưu thế vượt trội
CNG là khí nén thiên nhiên, thành phần chủ yếu là metan, etan... thân thiện với môi trường. Vì vậy, xe buýt chạy bằng nhiên liệu này còn được coi là 'xe buýt xanh'. Theo nhiều chuyên gia, xe buýt CNG có độ an toàn cao, chi phí nhiên liệu chỉ bằng 55-57% so với dầu diesel nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.
CNG còn nhiều ưu điểm khác như giảm hao mòn, tăng tuổi thọ động cơ giúp tiết giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Do CNG nhẹ hơn không khí nên nếu rò rỉ ra ngoài sẽ dễ phát tán và không tích tụ như xăng hay LPG, do đó giảm nguy cơ cháy nổ.
Ngoài ra, khi dùng CNG, một xe có thể giảm được 60% carbon monoxide, 90% Nonmetal hydrocacbon (cao hơn nhiều so với dầu diesel). Các chuyên gia giao thông kỳ vọng, xe buýt CNG có thể sẽ mở ra cuộc "thay máu" trong vận tải hành khách công cộng ở Sài Gòn.
Bất lợi lớn nhất có lẽ là giá xe buýt CNG cao hơn gần gấp đôi so với xe buýt thường. Chi phí chuyển đổi sang xe buýt CNG nếu thay thế động cơ CNG và lắp bộ chuyển đổi cho xe buýt thường tốn khoảng 13.000-15.000 USD/chiếc, còn mua xe CNG mới tốn 100.000 USD/chiếc.
Thế nhưng nếu tại kỳ họp diễn ra vào cuối năm 2008, các đại biểu HĐND TPHCM (khoá VII) vô cùng thích thú khi được bước lên hai chiếc xe buýt đầu tiên chạy bằng khí thiên nhiên (CNG) đỗ trước trụ sở UBND TPHCM để khảo sát, ít ai ngờ gần 10 năm sau, họ được báo cáo rằng đề án xe buýt CNG có nguy cơ bị “khai tử”.
Vậy đâu là căn cớ về một giấc mơ đẹp của loại hình xe buýt xanh lại có thể dẫn đến chết yếu? Tiền Phong sẽ tiếp tục đề cập và phân tích trong các bài viết tiếp theo...
(Còn tiếp)
Đưa ba tuyến xe buýt kiểu mẫu vào hoạt động
Ngày 1/12, Sở Giao thông Vận tải đã đưa vào khai thác 3 tuyết xe buýt kiểu mẫu là tuyến số 03 (Bến Thành - Thạnh Lộc), tuyến xe buýt số 18 (Bến Thành - Chợ Hiệp Thành) và tuyến xe buýt số 33 (Bến Xe An Sương - Đại học QG). 3 tuyến xe buýt được xây dựng đạt tiêu chuẩn về phương tiện như trên xe có hệ thống wifi miễn phí, GPS giám sát hành trình, camera, hệ thống âm thanh kết nối tự động thông báo điểm dừng đỗ khi chuẩn bị đến trạm… nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho hành khách đi lại. trong ba tuyến, hai tuyến xe buýt số 18 và 33 là loại xe sử dụng khí CNG. Thời gian thí điểm kéo dài từ ngày 1/12 đến 28/2.
Đáng lưu ý, sau thời gian thí điểm 3 tháng, Sở Giao thông vận tải sẽ đánh giá lại toàn diện hệ thống xe buýt và trình UBND thành phố xem xét, ban hành quy định cũng như tiêu chí mới cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt chuẩn trên địa bàn.
HUY THỊNH
tienphong.vn
Relate Threads