Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa (PVC – TH) là đơn vị thành viên của Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa quyết định cho CTCP xây lắp Dầu khí Thanh Hóa (PVC – TH) được đăng ký giao dịch lần đầu 21 triệu cổ phiếu (tương ứng toàn bộ vốn điều lệ 210 tỷ đồng) trên UpCOM với mã chứng khoán PVH từ 19/5/2017 tới đây. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 6.600 đồng/cổ phiếu.
Cơ cấu cổ đông của PVC - TH đến 30/3/2017.
CTCP Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa tiền thân là CTCP Thịnh Phát, thành lập tháng 2/2006 với vốn điều lệ ban đầu 5 tỷ đồng. Chỉ hơn 1 năm sau đó, ĐHCĐ bất thường của công ty đã thông qua việc giảm vốn điều lệ xuống 3,5 tỷ đồng, tuy nhiên vốn điều lệ thực góp đến cuối năm 2009 mới chỉ gần 2,97 tỷ đồng. Sau đó tháng 8/2010 công ty đã phát hành thêm để tăng vốn điều lệ thực góp lên đúng 3,5 tỷ đồng.
Bắt đầu từ năm 2010, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC đầu tư vào Công ty Thịnh Phát, tăng vốn điều lệ từ 3,5 tỷ đồng lên 210 tỷ đồng như hiện nay, đổi tên công ty thành CTCP Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa. PVC – TH trở thành đơn vị thành viên của Tổng PVC, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, xây lắp công nghiệp dầu khí, đầu tư hạ tầng KCN, đầu tư kinh doanh BĐS, khai thác khoáng sản...
Tính đến 30/3/2017, PVC- TH có 3 cổ đông lớn nắm giữ 57,9% vốn điều lệ công ty trong đó Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam là cổ đông lớn nhất sở hữu 36% vốn điều lệ. Ngoài ra Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội và Quản lý Đầu tư Thái Bình Dương là 2 cổ đông lớn còn lại.
Kết quả kinh doanh 2 năm gần đây 2015 và 2016 PVC – TH đều có lãi tuy không lớn. Năm 2015 công ty lãi sau thuế gần 9,85 tỷ đồng còn năm 2016 lãi hơn 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, số lãi này không đủ bù đắp số lỗ lũy kế những năm trước đó, nên tính đến cuối năm 2016 PVC – TH còn lỗ lũy kế chưa phân phối hơn 80 tỷ đồng.
Trên BCTC kiểm toán năm 2016, Kiểm toán viên cũng đưa ra ý kiến ngoại trừ về việc không thu thập được thư xác nhận số dư công nợ của một số khách hàng. Đồng thời, trên BCTC công ty có khoản hoàn nhập dự phòng thu khó đòi gần 12 tỷ đồng trong khi công ty chưa thu hồi được bất kỳ khoản tiền nào từ các khoản nợ trình bày phải thu….
Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng đưa ý kiến nhấn mạnh về hợp đồng chuyển nhượng dự án Khách Sạn Lam Kinh cho CTCP Khách Sạn Lam Kinh và một số vấn đề liên quan dự án Nghi Sơn…
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa quyết định cho CTCP xây lắp Dầu khí Thanh Hóa (PVC – TH) được đăng ký giao dịch lần đầu 21 triệu cổ phiếu (tương ứng toàn bộ vốn điều lệ 210 tỷ đồng) trên UpCOM với mã chứng khoán PVH từ 19/5/2017 tới đây. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 6.600 đồng/cổ phiếu.
Cơ cấu cổ đông của PVC - TH đến 30/3/2017.
CTCP Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa tiền thân là CTCP Thịnh Phát, thành lập tháng 2/2006 với vốn điều lệ ban đầu 5 tỷ đồng. Chỉ hơn 1 năm sau đó, ĐHCĐ bất thường của công ty đã thông qua việc giảm vốn điều lệ xuống 3,5 tỷ đồng, tuy nhiên vốn điều lệ thực góp đến cuối năm 2009 mới chỉ gần 2,97 tỷ đồng. Sau đó tháng 8/2010 công ty đã phát hành thêm để tăng vốn điều lệ thực góp lên đúng 3,5 tỷ đồng.
Bắt đầu từ năm 2010, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC đầu tư vào Công ty Thịnh Phát, tăng vốn điều lệ từ 3,5 tỷ đồng lên 210 tỷ đồng như hiện nay, đổi tên công ty thành CTCP Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa. PVC – TH trở thành đơn vị thành viên của Tổng PVC, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, xây lắp công nghiệp dầu khí, đầu tư hạ tầng KCN, đầu tư kinh doanh BĐS, khai thác khoáng sản...
Tính đến 30/3/2017, PVC- TH có 3 cổ đông lớn nắm giữ 57,9% vốn điều lệ công ty trong đó Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam là cổ đông lớn nhất sở hữu 36% vốn điều lệ. Ngoài ra Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội và Quản lý Đầu tư Thái Bình Dương là 2 cổ đông lớn còn lại.
Kết quả kinh doanh 2 năm gần đây 2015 và 2016 PVC – TH đều có lãi tuy không lớn. Năm 2015 công ty lãi sau thuế gần 9,85 tỷ đồng còn năm 2016 lãi hơn 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, số lãi này không đủ bù đắp số lỗ lũy kế những năm trước đó, nên tính đến cuối năm 2016 PVC – TH còn lỗ lũy kế chưa phân phối hơn 80 tỷ đồng.
Trên BCTC kiểm toán năm 2016, Kiểm toán viên cũng đưa ra ý kiến ngoại trừ về việc không thu thập được thư xác nhận số dư công nợ của một số khách hàng. Đồng thời, trên BCTC công ty có khoản hoàn nhập dự phòng thu khó đòi gần 12 tỷ đồng trong khi công ty chưa thu hồi được bất kỳ khoản tiền nào từ các khoản nợ trình bày phải thu….
Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng đưa ý kiến nhấn mạnh về hợp đồng chuyển nhượng dự án Khách Sạn Lam Kinh cho CTCP Khách Sạn Lam Kinh và một số vấn đề liên quan dự án Nghi Sơn…
NDH.vn
Relate Threads