Giá xăng dầu thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam tăng trên 200%, song giá xuất khẩu xăng dầu cùng loại từ Việt Nam chỉ tăng 29% so với cùng kỳ. Trong các thị trường nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam, Hàn Quốc dù được hưởng mức thuế xăng dầu thấp nhất, nhưng giá xăng dầu nước này vào Việt Nam có mức giá cao nhất.
Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm nay, lượng xăng dầu thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đạt 9,5 triệu tấn, kim ngạch hơn 5 tỷ USD. Lượng nhập tăng 9% nhưng giá trị tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm trước. Giá xăng nhập khẩu bình quân là 12 triệu đồng/tấn.
Hiện, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu tinh chế từ 5 thị trường chủ yếu, có Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Hàn Quốc. Về sản lượng, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Singapore với 3,4 triệu tấn, sau đó là Hàn Quốc 2,1 triệu tấn, các thị trường lần lượt là Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc.
Về giá giá xăng dầu nhập từ Hàn Quốc, hiện đây là thị trường có giá đắt nhất với 13,4 triệu đồng/tấn, đứng sau là xăng dầu Trung Quốc là 11,6 triệu tấn, xăng dầu từ Malaysia rẻ nhất chỉ hơn 10,6 triệu đồng/tấn.
Theo một quan chức của Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, sở dĩ xăng dầu Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam có giá nhập cao hơn so với các nước khác bởi đây là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều loại xăng chuyên dụng dành cho máy bay, xăng dầu phục vụ máy động cơ phản lực, xăng dầu chuyên dụng khác. Trong khi các thị trường khác xăng dầu nhập chủ yếu phục vụ cho dân dụng, có mức giá rẻ hơn.
Việc thay thế nhập xăng dầu tinh chế từ Singapore sang thị trường Hàn Quốc thực chất đã giảm giá bởi theo cam kết FTA Việt Nam và Hàn Quốc, giá xăng dầu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 10% trong khi xăng dầu của các nước khác trong ASEAN là 20%. Giá xăng dầu Hàn Quốc đang có lợi hơn nhiều so với các nước. Tuy nhiên, điều khó hiểu là tại sao được hưởng mức thuế thấp hơn, nhưng xăng dầu Hàn Quốc nhập vào Việt Nam khoảng 2,1 triệu tấn lại có giá bán cao hơn nhiều so với xăng dầu các nước.
Ở một chiều khác, giá xăng dầu thành phẩm của Việt Nam xuất đi có giá bán rẻ hơn nhiều so với mức giá nhập. 9 tháng qua, cả nước xuất được trên 1,5 triệu tấn xăng dầu thành phẩm các loại, kim ngạch đạt trên 754 triệu USD, giá bán trung bình khoảng 11,5 triệu đồng/tấn.
Như vậy, so sánh tương quan xăng dầu nhập khẩu hiện đắt hơn 500.000 đồng/tấn so với xăng dầu trong nước xuất khẩu. Theo nguyên lý thuận, hàng hóa rẻ hơn sẽ được tiêu thụ và dễ dàng xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên, xăng dầu thành phẩm của Việt Nam hiện vẫn rất khó khăn để xuất khẩu đi nước ngoài, mỗi tháng chỉ xuất đi được hơn 160.000 tấn xăng dầu các loại, trong khi Việt Nam phải nhập bình quân khoảng 1,1 triệu tấn xăng dầu các loại phục vụ thị trường trong nước.
Về lý thuyết, lợi thế cạnh tranh đang thuộc về mặt hàng xăng dầu trong nước có lợi thế không chịu thuế, có giá rẻ hơn nên dễ dàng tiêu thụ; chiều xuất khẩu cũng vậy, mức giá rẻ hơn 500.000 đồng/tấn cũng giúp mặt hàng xăng dầu trong nước có lợi thế cạnh tranh so với xăng dầu tại các thị trường khác. Một nghịch lý là xăng dầu trong nước không những không phát huy lợi thế giá rẻ, tiêu thụ tốt ở thị trường, vẫn phải nhập xăng mà trong xuất khẩu, xăng dầu trong nước kém tính cạnh tranh dù giá rẻ.
Số liệu của Tổng cục Hải quan minh chứng, lượng xăng dầu thành phẩm xuất khẩu 9 tháng năm 2016 cũng chỉ đạt 1,55 triệu tấn, giá bán gần 9 triệu đồng/tấn; trong khi đó ở chiều ngược lại Việt Nam phải nhập hơn 8,7 triệu tấn xăng dầu thành phẩm, giá nhập là 9,2 triệu đồng/tấn.
Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm nay, lượng xăng dầu thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đạt 9,5 triệu tấn, kim ngạch hơn 5 tỷ USD. Lượng nhập tăng 9% nhưng giá trị tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm trước. Giá xăng nhập khẩu bình quân là 12 triệu đồng/tấn.
Hiện, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu tinh chế từ 5 thị trường chủ yếu, có Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Hàn Quốc. Về sản lượng, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Singapore với 3,4 triệu tấn, sau đó là Hàn Quốc 2,1 triệu tấn, các thị trường lần lượt là Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc.
Về giá giá xăng dầu nhập từ Hàn Quốc, hiện đây là thị trường có giá đắt nhất với 13,4 triệu đồng/tấn, đứng sau là xăng dầu Trung Quốc là 11,6 triệu tấn, xăng dầu từ Malaysia rẻ nhất chỉ hơn 10,6 triệu đồng/tấn.
Việc thay thế nhập xăng dầu tinh chế từ Singapore sang thị trường Hàn Quốc thực chất đã giảm giá bởi theo cam kết FTA Việt Nam và Hàn Quốc, giá xăng dầu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 10% trong khi xăng dầu của các nước khác trong ASEAN là 20%. Giá xăng dầu Hàn Quốc đang có lợi hơn nhiều so với các nước. Tuy nhiên, điều khó hiểu là tại sao được hưởng mức thuế thấp hơn, nhưng xăng dầu Hàn Quốc nhập vào Việt Nam khoảng 2,1 triệu tấn lại có giá bán cao hơn nhiều so với xăng dầu các nước.
Ở một chiều khác, giá xăng dầu thành phẩm của Việt Nam xuất đi có giá bán rẻ hơn nhiều so với mức giá nhập. 9 tháng qua, cả nước xuất được trên 1,5 triệu tấn xăng dầu thành phẩm các loại, kim ngạch đạt trên 754 triệu USD, giá bán trung bình khoảng 11,5 triệu đồng/tấn.
Như vậy, so sánh tương quan xăng dầu nhập khẩu hiện đắt hơn 500.000 đồng/tấn so với xăng dầu trong nước xuất khẩu. Theo nguyên lý thuận, hàng hóa rẻ hơn sẽ được tiêu thụ và dễ dàng xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên, xăng dầu thành phẩm của Việt Nam hiện vẫn rất khó khăn để xuất khẩu đi nước ngoài, mỗi tháng chỉ xuất đi được hơn 160.000 tấn xăng dầu các loại, trong khi Việt Nam phải nhập bình quân khoảng 1,1 triệu tấn xăng dầu các loại phục vụ thị trường trong nước.
Về lý thuyết, lợi thế cạnh tranh đang thuộc về mặt hàng xăng dầu trong nước có lợi thế không chịu thuế, có giá rẻ hơn nên dễ dàng tiêu thụ; chiều xuất khẩu cũng vậy, mức giá rẻ hơn 500.000 đồng/tấn cũng giúp mặt hàng xăng dầu trong nước có lợi thế cạnh tranh so với xăng dầu tại các thị trường khác. Một nghịch lý là xăng dầu trong nước không những không phát huy lợi thế giá rẻ, tiêu thụ tốt ở thị trường, vẫn phải nhập xăng mà trong xuất khẩu, xăng dầu trong nước kém tính cạnh tranh dù giá rẻ.
Số liệu của Tổng cục Hải quan minh chứng, lượng xăng dầu thành phẩm xuất khẩu 9 tháng năm 2016 cũng chỉ đạt 1,55 triệu tấn, giá bán gần 9 triệu đồng/tấn; trong khi đó ở chiều ngược lại Việt Nam phải nhập hơn 8,7 triệu tấn xăng dầu thành phẩm, giá nhập là 9,2 triệu đồng/tấn.
Nguyễn Tuyền
Dân Trí
Dân Trí
Relate Threads