Giai đoạn 2005-2015, người Nhật đứng đầu thế giới về đầu tư dầu khí ra ngoài lãnh thổ với giá trị lũy kế đạt 590 tỉ USD.
Trong một báo cáo mới nhất liên quan đến thị trường xăng dầu, chính phủ Nhật đang đẩy mạnh hoạt động tìm nguồn cung mới ở nước ngoài nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt trong tương lai liên quan đến tình trạng thâm hụt nguồn cung từ điện hạt nhân. Theo đó, tính từ đầu năm đến nay, người Nhật đã chi ra 1,7 tỉ USD vào hoạt động khai thác, sản xuất và phân phối xăng dầu trên toàn cầu thông hoạt động M&A.
Giới chuyên gia đầu ngành, khi nghiên cứu sâu dựa trên cơ sở dữ liệu đồng bộ của Dealogic, đã không khỏi ngạc nhiên khi không phải Trung Quốc, mà là người Nhật trong 10 năm qua (2005-2015) đứng đầu thế giới về hoạt động đầu tư dầu khí ra ngoài lãnh thổ với giá trị lũy kế đạt 590 tỉ USD. Trong khoảng thời gian này, đầu tư dầu khí ra nước ngoài của người Trung Quốc so với người Nhật thấp hơn khoảng 25 tỉ USD và đang trong đà giảm.
Thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ngắm của các công ty Nhật. Đầu năm 2016, tập đoàn năng lượng Nhật JX Nippon Oil & Energy đã mua lại 10% cổ phần Petrolimex với giá khoảng 177 triệu USD, nhằm khai thác hệ thống phân phối và thị phần rộng khắp của Petrolimex. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, tự do hóa kinh doanh là xu hướng tất yếu và việc mở cửa cho nhà phân phối ngoại tham gia thị trường xăng dầu sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực bán lẻ xăng dầu.
Bên cạnh đó, không phải vô tình mà trên lĩnh vực khai thác, Công ty Dầu khí Idemitsu Q8 do Idemitsu Kosan (Nhật) và Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait (KPI) thành lập cũng đang xúc tiến dự án lọc dầu Nghi Sơn nhằm hồi sinh dự án trị giá 9 tỉ USD này, đồng thời nâng tổng công suất hoạt động lên gấp đôi đạt 400.000 thùng dầu/ngày. Hay như JX Nippon Oil & Energy, sau khi đầu tư vào mảng phân phối, cũng đang cân nhắc hợp tác với Petrolimex để đầu tư vào dự án lọc dầu tại Vân Phong (Phú Yên). Theo nguồn tin của NCĐT từ Bộ Công Thương, không loại trừ khả năng nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẽ tham gia phân phối xăng dầu tại Việt Nam trong thời gian tới.
Nhìn rộng ra, động thái này của nhà đầu tư Nhật tại Việt Nam nằm trong thế trận cạnh tranh tổng thể của xứ sở mặt trời mọc với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trong thập niên gần đây, Nhật luôn “kèn cựa” vị trí số 1 của Trung Quốc về quy mô thương vụ M&A trên toàn cầu, nhưng mỗi bên đều có phương thức hành động rất khác nhau, tính từ năm 2005 đến nay. Cụ thể, khi các tập đoàn Nhật dùng gần 260 tỉ USD sáp nhập các công ty lớn của Mỹ thì các doanh nghiệp Trung Quốc lại tập trung 14% vốn trong hoạt động đầu tư dầu khí “đổ bộ” vào nước Anh, tương đương 83 tỉ USD. Và theo thống kê của Ethiopia, các công ty dầu khí thuộc châu Phi cũng đã hấp thụ không dưới 17 tỉ USD dòng chảy tiền đầu tư từ Trung Quốc.
Những thương vụ ở nước ngoài của hai quốc gia này xuất phát từ hai vấn đề rất khác nhau. Nhật đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa, tỉ lệ sinh dân số luôn âm và lực lượng lao động suy giảm. Còn Trung Quốc lại có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng để biến thành công xưởng dầu khí lớn nhất thế giới. Song song đó, người Hoa cũng luôn nhất quán trong chính sách dự trữ tối đa tài nguyên quốc gia cho thế hệ kế cận. Hiện tại, họ ưu tiên việc nhập khẩu và tiêu thụ tài nguyên đến từ bên ngoài lãnh thổ.
Thời gian qua, khi giá dầu mỏ thế giới sụt giảm cũng là lúc cuộc cạnh tranh thâu tóm tài sản ngành dầu khí trên toàn cầu giữa Nhật và Trung Quốc trở nên khốc liệt. Nhật tăng tốc trên đường đua M&A khi gia tăng thêm 13% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí vào năm ngoái. Tại thị trường Đông Nam Á, người Nhật và người Trung Quốc đã công bố các giao dịch trị giá lên tới chục tỉ USD, nhưng các thương vụ này đang được chính phủ các nước xem xét dừng hoặc thu hẹp lại, do lo ngại tài sản quốc gia có thể sẽ bị bán rẻ. Điều đó dự báo cuộc đổ bộ mạnh mẽ hơn của người Nhật và Trung Quốc vào thị trường dầu khí Việt trong thời gian tới. Vấn đề là mức giá bán như thế nào và liệu có nên mở cửa ngành dầu khí - vốn được coi là an ninh năng lượng quốc gia - vào thời điểm giá dầu giảm thấp nhất trong hơn 100 năm qua.
Hãy trở lại thị trường nội địa, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng đây là tín hiệu mới mở ra hy vọng để Việt Nam tiến tới mở cửa lĩnh vực xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường sớm hơn dự báo. Nếu căn cứ vào các cam kết giảm thuế nhập khẩu xăng dầu mà Việt Nam đã ký kết, theo ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, “khi dòng thuế nhập khẩu xăng dầu về 0% vào năm 2024 thì nghiễm nhiên thời điểm đó, Việt Nam phải mở cửa thị trường xăng dầu”.
Hiện tại, liên doanh giữa tập đoàn Nhật Idemitsu Kosan và KPI đang lên kế hoạch tham gia đồng bộ vào mục tiêu phân phối các sản phẩm dầu khí, từ đó sẽ làm tăng tính minh bạch và cạnh tranh về giá. Theo Giáo sư - Tiến sĩ Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân), điều đó cũng giúp nâng cao chất lượng và có lợi hơn cho người tiêu dùng nội địa. Công ty liên doanh nói trên cùng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ tham gia phân phối xăng dầu khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động trong năm sau. Công suất 8,4 triệu tấn dầu thô/năm trong giai đoạn đầu của dự án và nâng lên 10 triệu tấn/năm giai đoạn sau. Thị trường xăng dầu Việt Nam hiện có 23 thương nhân đầu mối và 69 thương nhân phân phối. Tuy nhiên, thị phần lớn nhất vẫn thuộc về Petrolimex.
Chia sẻ với NCĐT, đại diện của Bộ Công Thương cho biết hiện các doanh nghiệp nước ngoài mặc dù được đầu tư vào lĩnh vực này nhưng vẫn chưa được cấp phép địa điểm phân phối. Điều này đồng nghĩa với việc khi muốn thâm nhập thị trường nội địa, doanh nghiệp ngoại vẫn phải dựa hoàn toàn vào hệ thống phân phối sẵn có của doanh nghiệp quốc doanh Việt Nam.
NCĐT có tìm hiểu về quy hoạch tổng thể thì được biết không chỉ các công ty Nhật, mà các nhà đầu tư nước ngoài khác đến từ châu Âu (Nga, Ý) hay Úc đều chưa được cấp phép mở địa điểm phân phối xăng dầu. Ngoài ra, các tiêu chuẩn của Nghị định 83 như về kho bãi, số lượng đại lý đều không dễ đáp ứng trong điều kiện mặt bằng khu trung tâm ngày một đắt đỏ, cũng như các quy định về an toàn kho bãi đã trở nên đồng bộ và khắt khe hơn trước.
Trong một báo cáo mới nhất liên quan đến thị trường xăng dầu, chính phủ Nhật đang đẩy mạnh hoạt động tìm nguồn cung mới ở nước ngoài nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt trong tương lai liên quan đến tình trạng thâm hụt nguồn cung từ điện hạt nhân. Theo đó, tính từ đầu năm đến nay, người Nhật đã chi ra 1,7 tỉ USD vào hoạt động khai thác, sản xuất và phân phối xăng dầu trên toàn cầu thông hoạt động M&A.
Giới chuyên gia đầu ngành, khi nghiên cứu sâu dựa trên cơ sở dữ liệu đồng bộ của Dealogic, đã không khỏi ngạc nhiên khi không phải Trung Quốc, mà là người Nhật trong 10 năm qua (2005-2015) đứng đầu thế giới về hoạt động đầu tư dầu khí ra ngoài lãnh thổ với giá trị lũy kế đạt 590 tỉ USD. Trong khoảng thời gian này, đầu tư dầu khí ra nước ngoài của người Trung Quốc so với người Nhật thấp hơn khoảng 25 tỉ USD và đang trong đà giảm.
Thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ngắm của các công ty Nhật. Đầu năm 2016, tập đoàn năng lượng Nhật JX Nippon Oil & Energy đã mua lại 10% cổ phần Petrolimex với giá khoảng 177 triệu USD, nhằm khai thác hệ thống phân phối và thị phần rộng khắp của Petrolimex. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, tự do hóa kinh doanh là xu hướng tất yếu và việc mở cửa cho nhà phân phối ngoại tham gia thị trường xăng dầu sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực bán lẻ xăng dầu.
Bên cạnh đó, không phải vô tình mà trên lĩnh vực khai thác, Công ty Dầu khí Idemitsu Q8 do Idemitsu Kosan (Nhật) và Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait (KPI) thành lập cũng đang xúc tiến dự án lọc dầu Nghi Sơn nhằm hồi sinh dự án trị giá 9 tỉ USD này, đồng thời nâng tổng công suất hoạt động lên gấp đôi đạt 400.000 thùng dầu/ngày. Hay như JX Nippon Oil & Energy, sau khi đầu tư vào mảng phân phối, cũng đang cân nhắc hợp tác với Petrolimex để đầu tư vào dự án lọc dầu tại Vân Phong (Phú Yên). Theo nguồn tin của NCĐT từ Bộ Công Thương, không loại trừ khả năng nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẽ tham gia phân phối xăng dầu tại Việt Nam trong thời gian tới.
Nhìn rộng ra, động thái này của nhà đầu tư Nhật tại Việt Nam nằm trong thế trận cạnh tranh tổng thể của xứ sở mặt trời mọc với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trong thập niên gần đây, Nhật luôn “kèn cựa” vị trí số 1 của Trung Quốc về quy mô thương vụ M&A trên toàn cầu, nhưng mỗi bên đều có phương thức hành động rất khác nhau, tính từ năm 2005 đến nay. Cụ thể, khi các tập đoàn Nhật dùng gần 260 tỉ USD sáp nhập các công ty lớn của Mỹ thì các doanh nghiệp Trung Quốc lại tập trung 14% vốn trong hoạt động đầu tư dầu khí “đổ bộ” vào nước Anh, tương đương 83 tỉ USD. Và theo thống kê của Ethiopia, các công ty dầu khí thuộc châu Phi cũng đã hấp thụ không dưới 17 tỉ USD dòng chảy tiền đầu tư từ Trung Quốc.
Thời gian qua, khi giá dầu mỏ thế giới sụt giảm cũng là lúc cuộc cạnh tranh thâu tóm tài sản ngành dầu khí trên toàn cầu giữa Nhật và Trung Quốc trở nên khốc liệt. Nhật tăng tốc trên đường đua M&A khi gia tăng thêm 13% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí vào năm ngoái. Tại thị trường Đông Nam Á, người Nhật và người Trung Quốc đã công bố các giao dịch trị giá lên tới chục tỉ USD, nhưng các thương vụ này đang được chính phủ các nước xem xét dừng hoặc thu hẹp lại, do lo ngại tài sản quốc gia có thể sẽ bị bán rẻ. Điều đó dự báo cuộc đổ bộ mạnh mẽ hơn của người Nhật và Trung Quốc vào thị trường dầu khí Việt trong thời gian tới. Vấn đề là mức giá bán như thế nào và liệu có nên mở cửa ngành dầu khí - vốn được coi là an ninh năng lượng quốc gia - vào thời điểm giá dầu giảm thấp nhất trong hơn 100 năm qua.
Hãy trở lại thị trường nội địa, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng đây là tín hiệu mới mở ra hy vọng để Việt Nam tiến tới mở cửa lĩnh vực xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường sớm hơn dự báo. Nếu căn cứ vào các cam kết giảm thuế nhập khẩu xăng dầu mà Việt Nam đã ký kết, theo ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, “khi dòng thuế nhập khẩu xăng dầu về 0% vào năm 2024 thì nghiễm nhiên thời điểm đó, Việt Nam phải mở cửa thị trường xăng dầu”.
Hiện tại, liên doanh giữa tập đoàn Nhật Idemitsu Kosan và KPI đang lên kế hoạch tham gia đồng bộ vào mục tiêu phân phối các sản phẩm dầu khí, từ đó sẽ làm tăng tính minh bạch và cạnh tranh về giá. Theo Giáo sư - Tiến sĩ Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân), điều đó cũng giúp nâng cao chất lượng và có lợi hơn cho người tiêu dùng nội địa. Công ty liên doanh nói trên cùng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ tham gia phân phối xăng dầu khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động trong năm sau. Công suất 8,4 triệu tấn dầu thô/năm trong giai đoạn đầu của dự án và nâng lên 10 triệu tấn/năm giai đoạn sau. Thị trường xăng dầu Việt Nam hiện có 23 thương nhân đầu mối và 69 thương nhân phân phối. Tuy nhiên, thị phần lớn nhất vẫn thuộc về Petrolimex.
Chia sẻ với NCĐT, đại diện của Bộ Công Thương cho biết hiện các doanh nghiệp nước ngoài mặc dù được đầu tư vào lĩnh vực này nhưng vẫn chưa được cấp phép địa điểm phân phối. Điều này đồng nghĩa với việc khi muốn thâm nhập thị trường nội địa, doanh nghiệp ngoại vẫn phải dựa hoàn toàn vào hệ thống phân phối sẵn có của doanh nghiệp quốc doanh Việt Nam.
NCĐT có tìm hiểu về quy hoạch tổng thể thì được biết không chỉ các công ty Nhật, mà các nhà đầu tư nước ngoài khác đến từ châu Âu (Nga, Ý) hay Úc đều chưa được cấp phép mở địa điểm phân phối xăng dầu. Ngoài ra, các tiêu chuẩn của Nghị định 83 như về kho bãi, số lượng đại lý đều không dễ đáp ứng trong điều kiện mặt bằng khu trung tâm ngày một đắt đỏ, cũng như các quy định về an toàn kho bãi đã trở nên đồng bộ và khắt khe hơn trước.
Nguyệt Nguyễn - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads