Một nhà đầu tư đến từ Mỹ đang có kế hoạch chi hơn 60 triệu USD tự xây nhà máy điện cho riêng khu nghỉ dưỡng của mình thay vì phụ thuộc vào nguồn cung điện quốc gia. Lý do thực sự là gì?
Xây nhà máy điện
Cuối tuần trước, Công ty Dự án Hồ Tràm, chủ đầu tư tổ hợp casino và khu nghỉ dưỡng Hồ Tràm Strip tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đã ký một thỏa thuận với Công Ty Cổ phần Phân Phối Khí Thấp Áp Dầu Khí Việt Nam (PVGasD) nhằm xây dựng một dự án nhiệt điện khí thiên nhiên ngay tại khu đất Hồ Tràm Strip. Theo đó, dự án trị giá 63 triệu USD và được xây dựng theo hình thức BOO này sẽ có công xuất 7MW và được dự kiến đưa vào vận hành cuối năm 2018.
Với quy mô trải dài trên hơn 2 km dọc bờ biển và có tổng vốn cam kết đầu tư 4 tỷ USD, mức sử dụng năng lượng điện của một khu nghỉ dưỡng cao cấp như Hồ Tràm Strip là không nhỏ. Nhưng vì mức sử dụng điện lớn như vậy mà bỏ chủ đầu tư bỏ ra 63 triệu USD để xây hẳn một nhà máy điện cho riêng khu nghỉ dưỡng thì là chuyện xưa nay chưa từng có ở Việt Nam. Tất nhiên, với công nghệ mới được áp dụng tại một nhà máy nhiệt điện khí thiên nhiên thì lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính sẽ giảm đáng kể, nhưng lý do thực sự khiến chủ đầu tư Hồ Tràm Strip xây nhà máy điện lại khác. “Nhà máy điện sẽ giúp giảm đáng kể sự phụ thuộc của chúng tôi vào lưới điện quốc gia và giảm đáng kể lượng khí thải Carbon ra môi trường”, ông Kelly chia sẻ lý do xây nhà máy điện.
Vì nỗi lo năng lượng
Thực tế câu chuyện thiếu điện vẫn luôn được các DN, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài, nêu ra như là một thách thức cho hoạt động kinh doanh của họ nhiều năm qua ở Việt Nam. Năm 2006, khi Intel quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chip trị giá 300 triệu USD tại TP HCM, tập đoàn này cũng đã phải xây dựng thêm một nhà máy điện để cung cấp năng lượng riêng cho nhà máy chip đề phòng thiếu điện...
Quyết định xây dựng nhà máy điện riêng của Hồ Tràm Strip cho thấy nỗi lo thiếu điện vẫn còn nhức nhối, đặc biệt là ở khu vực miền Nam. Nguyên nhân chính được cho là do tốc độ xây dựng các nhà máy điện mới luôn bị chậm so với kế hoạch. Cụ thể, hai dự án Long Phú 1, Sông Hậu 1 có ý nghĩa quyết định đến việc đáp ứng đủ điện cho miền Nam nhưng đang bị chậm tiến độ.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong giai đoạn 2017-2020, nhu cầu tại miền Nam phải nhận từ miền Bắc, miền Trung sẽ tăng từ 15 tỉ kWh năm 2017 lên tới 21 tỉ kWh năm 2019. Tuy nhiên, năng lực truyền tải điện vào miền Nam chỉ đáp ứng được 18,5 tỉ kWh/năm, do khả năng truyền tải từ miền Bắc vào miền Trung chỉ đạt tối đa 14-15 tỉ kWh/năm. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, để có thể đáp ứng yêu cầu điện đến năm 2030, riêng khu vực Tây Nam bộ phải đầu tư 16 dự án nhiệt điện, cùng với đó phải đầu tư các dự án điện tái tạo, mua thêm điện của nước ngoài. Như vậy, nếu tất cả các dự án nhiệt điện tại khu vực phía Nam đều chậm tiến độ thì chắc chắn nguy cơ thiếu điện sẽ là có thật.
Xây nhà máy điện
Cuối tuần trước, Công ty Dự án Hồ Tràm, chủ đầu tư tổ hợp casino và khu nghỉ dưỡng Hồ Tràm Strip tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đã ký một thỏa thuận với Công Ty Cổ phần Phân Phối Khí Thấp Áp Dầu Khí Việt Nam (PVGasD) nhằm xây dựng một dự án nhiệt điện khí thiên nhiên ngay tại khu đất Hồ Tràm Strip. Theo đó, dự án trị giá 63 triệu USD và được xây dựng theo hình thức BOO này sẽ có công xuất 7MW và được dự kiến đưa vào vận hành cuối năm 2018.
Vì nỗi lo năng lượng
Thực tế câu chuyện thiếu điện vẫn luôn được các DN, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài, nêu ra như là một thách thức cho hoạt động kinh doanh của họ nhiều năm qua ở Việt Nam. Năm 2006, khi Intel quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chip trị giá 300 triệu USD tại TP HCM, tập đoàn này cũng đã phải xây dựng thêm một nhà máy điện để cung cấp năng lượng riêng cho nhà máy chip đề phòng thiếu điện...
Quyết định xây dựng nhà máy điện riêng của Hồ Tràm Strip cho thấy nỗi lo thiếu điện vẫn còn nhức nhối, đặc biệt là ở khu vực miền Nam. Nguyên nhân chính được cho là do tốc độ xây dựng các nhà máy điện mới luôn bị chậm so với kế hoạch. Cụ thể, hai dự án Long Phú 1, Sông Hậu 1 có ý nghĩa quyết định đến việc đáp ứng đủ điện cho miền Nam nhưng đang bị chậm tiến độ.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong giai đoạn 2017-2020, nhu cầu tại miền Nam phải nhận từ miền Bắc, miền Trung sẽ tăng từ 15 tỉ kWh năm 2017 lên tới 21 tỉ kWh năm 2019. Tuy nhiên, năng lực truyền tải điện vào miền Nam chỉ đáp ứng được 18,5 tỉ kWh/năm, do khả năng truyền tải từ miền Bắc vào miền Trung chỉ đạt tối đa 14-15 tỉ kWh/năm. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, để có thể đáp ứng yêu cầu điện đến năm 2030, riêng khu vực Tây Nam bộ phải đầu tư 16 dự án nhiệt điện, cùng với đó phải đầu tư các dự án điện tái tạo, mua thêm điện của nước ngoài. Như vậy, nếu tất cả các dự án nhiệt điện tại khu vực phía Nam đều chậm tiến độ thì chắc chắn nguy cơ thiếu điện sẽ là có thật.
Ninh Kiều - Enternews.vn
Relate Threads