Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ đưa vào vận hành ít nhất 5 tổ máy điện với tổng công suất 1.075 MW trong 6 tháng cuối năm 2017 nhằm góp phần bổ sung nguồn cung cho lưới điện quốc gia.
EVN cho biết việc đưa vào vận hành 5 tổ máy trên để tăng năng lực hệ thống điện thêm 1.075 MW nhằm đảm bảo cả năm 2017 đưa vào phát điện 1.635 MW theo đúng kế hoạch.
Các công trình điện sẽ vận hành sắp tới bao gồm: thủy điện Thác Mơ mở rộng (công suất 75 MW) sẽ vận hành trong tháng 7-2017, thủy điện Sông Bung 2 (100 MW) vận hành trong tháng 8 và tháng 9-2017, tổ máy 2 nhà máy nhiệt điện Thái Bình (300 MW) vận hành trong tháng 11-2017, tổ máy 2 nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (600 MW) trong tháng 12-2017.
Song song đó, EVN cũng đang tập trung các dự án sẽ phát điện trong năm 2018 như tổ máy 1 nhiệt điện Vĩnh Tân 4, nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng, thủy điện Đa Nhim mở rộng…
Bên cạnh nguồn điện, EVN cũng cho biết sẽ hoàn thành thêm 238 công trình lưới điện 110 - 500 kV, góp phần đảm bảo tính đồng bộ đối với các công trình trọng điểm phục vụ cấp điện miền Nam, cấp điện cho Hà Nội, cấp điện cho Hội nghị APEC tại Đà Nẵng.
Theo EVN, trong 6 tháng đầu năm nay đơn vị này đã phát thêm 5 tổ máy điện bổ sung cho lưới quốc gia khoảng 560 MW, gồm các tổ máy thủy điện Trung Sơn và nhiệt điện Thái Bình.
Có thể thấy trong những tháng đầu năm nay áp lực lên hệ thống điện là rất lớn bởi tình hình thời tiết không thuận lợi do mùa khô hạn và thời tiết nắng nóng khiến nguồn cung điện cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt thường căng thẳng. Do vậy, EVN đã phải huy động tối đa nhiệt điện than, tuabin khí, thủy điện ...để đáp ứng nhu cầu điện tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thời điểm trong tháng 6 này công suất tối đa của hệ thống điện tăng lên đến 31.800 MW, cao hơn nhiều so với công suất cao nhất ở thời điểm quí 1-2017 chỉ khoảng 27.066 MW.
Trước áp lực về nhu cầu điện ngày một tăng, EVN cho biết đang tập trung thi công nhiều dự án để ổn định nguồn cung điện cho miền Nam từ nay đến 2020 như nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng, nhiệt điện Vĩnh Tân 4, thủy điện Thác Mơ mở rộng, thủy điện Đa Nhim mở rộng và nhiều dự án nhiệt điện tại trung tâm điện lực Quảng Trạch, Tân Phước…
Tổng kết qua 6 tháng đầu năm, EVN đã đạt tổng giá trị đầu tư xây dựng ước 55.000 tỉ đồng, bằng 40,13% kế hoạch, trong đó giá trị giải ngân đạt khoảng 49.000 tỉ đồng.
EVN cho biết việc đưa vào vận hành 5 tổ máy trên để tăng năng lực hệ thống điện thêm 1.075 MW nhằm đảm bảo cả năm 2017 đưa vào phát điện 1.635 MW theo đúng kế hoạch.
Các công trình điện sẽ vận hành sắp tới bao gồm: thủy điện Thác Mơ mở rộng (công suất 75 MW) sẽ vận hành trong tháng 7-2017, thủy điện Sông Bung 2 (100 MW) vận hành trong tháng 8 và tháng 9-2017, tổ máy 2 nhà máy nhiệt điện Thái Bình (300 MW) vận hành trong tháng 11-2017, tổ máy 2 nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (600 MW) trong tháng 12-2017.
Song song đó, EVN cũng đang tập trung các dự án sẽ phát điện trong năm 2018 như tổ máy 1 nhiệt điện Vĩnh Tân 4, nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng, thủy điện Đa Nhim mở rộng…
Bên cạnh nguồn điện, EVN cũng cho biết sẽ hoàn thành thêm 238 công trình lưới điện 110 - 500 kV, góp phần đảm bảo tính đồng bộ đối với các công trình trọng điểm phục vụ cấp điện miền Nam, cấp điện cho Hà Nội, cấp điện cho Hội nghị APEC tại Đà Nẵng.
Có thể thấy trong những tháng đầu năm nay áp lực lên hệ thống điện là rất lớn bởi tình hình thời tiết không thuận lợi do mùa khô hạn và thời tiết nắng nóng khiến nguồn cung điện cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt thường căng thẳng. Do vậy, EVN đã phải huy động tối đa nhiệt điện than, tuabin khí, thủy điện ...để đáp ứng nhu cầu điện tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thời điểm trong tháng 6 này công suất tối đa của hệ thống điện tăng lên đến 31.800 MW, cao hơn nhiều so với công suất cao nhất ở thời điểm quí 1-2017 chỉ khoảng 27.066 MW.
Trước áp lực về nhu cầu điện ngày một tăng, EVN cho biết đang tập trung thi công nhiều dự án để ổn định nguồn cung điện cho miền Nam từ nay đến 2020 như nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng, nhiệt điện Vĩnh Tân 4, thủy điện Thác Mơ mở rộng, thủy điện Đa Nhim mở rộng và nhiều dự án nhiệt điện tại trung tâm điện lực Quảng Trạch, Tân Phước…
Tổng kết qua 6 tháng đầu năm, EVN đã đạt tổng giá trị đầu tư xây dựng ước 55.000 tỉ đồng, bằng 40,13% kế hoạch, trong đó giá trị giải ngân đạt khoảng 49.000 tỉ đồng.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads