Cần có cách nhìn khác trong phát triển ngành năng lượng để nâng cao thêm giá trị gia tăng cho ngành và nền kinh tế.
Đó là quan điểm được ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đưa ra tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam 2016 diễn ra sáng 25/8 do Bộ Công Thương tổ chức.
Theo TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, năng lượng là ngành mà "thiên hạ" kêu ca khủng khiếp, nhất là vấn đề giá điện và giá xăng dầu. Do đó, trước sức ép tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng nền kinh tế đang đặt ra nhiều thách thức cho phát triển ngành năng lượng.
Bởi lẽ, khi tổng kết mô hình tăng trưởng nền kinh tế, các chuyên gia đều nhận định nền kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Theo đó, ngành công nghiệp và xây dựng trong suốt 30 năm đổi mới đã tăng tới 16%.
Tuy nhiên, TS. Thiên cho rằng mức tăng trưởng trên không phản ánh đúng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, khi đặt ra câu hỏi: Tại sao công nghiệp tăng 16% nhưng đất nước lại phát triển chậm, trong khi Hàn Quốc cũng có 30 năm đổi mới nhưng đất nước họ khác hẳn.
Phân tích cụ thể luận điểm này, TS. Thiên chỉ ra là nhìn vào lĩnh vực cốt lõi của ngành công nghiệp là công nghiệp chế biến chế tạo, trong suốt 30 nămchỉ tạo ra 1,6 điểm % đóng góp cho nền kinh tế. Theo vị chuyên gia này, đây là ngành thể hiện sự cạnh tranh, tiết kiệm năng lượng và đua tranh thế giới nhưng phát triển thấp.
"Điều này liên quan đến tư duy phát triển kinh tế, gắn trực tiếp phát triển năng lượng. Nỗ lực đào than và làm thủy điện của chúng ta cực kỳ vĩ đại nhưng không làm sao mà đáp ứng được cho nhu cầu phát triển" - TS. Thiên nói.
So chất lượng tăng trưởng ngành, TS. Thiên so sánh nếu như Trung Quốc tăng 4,5% là điển hình tiêu thụ năng lượng kém hiệu quả và ô nhiễm môi trường thì Việt Nam tăng 1%, với chất lượng còn thấp hơn nhiều. Trong khi đó, chỉ có 2% DN tham gia vào trình độ công nghệ cao, song cũng chỉ làm ở công đoạn giá trị gia tăng thấp, công nghệ thấp.
"Mặc dù ngành năng lượng đã nỗ lực, song càng hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế thì đào càng hăng và thủy điện khai thác, phá rừng nhiều thì càng phải trả giá. Đây không phải chỉ lỗi của ngành năng lượng, nhưng rõ ràng chúng ta đã không có một giải pháp phù hợp để phát triển nâng cao giá trị" - TS. Thiên nói.
Theo ông Lê Tuấn Phong, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, ngành năng lượng là ngành hạ tầng, giữ vai trò cốt yếu cho quá trình công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế xã hội. Nhu cầu năng lượng của Việt Nam đã tăng lên rất nhanh, khoảng 11,5% trong giai đoạn 2011- 2010. Theo đó, nhu cầu tiêu thụ điện năng của Việt Nam cũng đã tăng trung bình 13,07%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và tăng 11% giai đoạn 2011 - 2015.
Ông Phong cũng cho rằng, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức trong lĩnh vực năng lượng như nhu cầu năng lượng tăng trưởng cao gây áp lực rất lớn đến việc đảm bảo an ninh năng lượng, tạo sức ép lớn cho nền kinh tế về vốn đầu tư ngành.
Ngoài ra, từ nước xuất khẩu năng lượng Việt Nam trở thành nước nhập khẩu, dự kiến nhập khẩu khoảng 17 triệu tấn than, chiếm 31% nhu cầu than cho phát triển vào năm 2020.Các khoản đầu tư lớn, cải cách thị trường năng lượng là cần thiết để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, đồng thời duy trì việc tiếp cận cho mọi đối tượng ở mức giá hợp lý, giảm thiểu lượng khí thải và tác động đến môi trường.
Từ bài học phát triển trong 30 năm đổi mới, TS. Thiên cho rằng sai lầm mang tính chiến lược, chỉ tập trung phát triển theo chiều rộng mà không có hướng thay đổi đẳng cấp phát triển, tức là không phát triển công nghệ mà chỉ dựa trên những yếu tố cũ cần được nhìn nhận đầy đủ hơn.
Trong đó, đối với công nghiệp vẫn chủ yếu vẫn là khai thác tài nguyên, gia công lắp ráp, đẳng cấp công nghiệp thấp nhất hoặc có những ngành tiêu thụ năng lượng khổng lồ như thép, xi măng. Đối với nông nghiệp, đây cũng là ngành điển hình tiêu thụ năng lượng, theo đuổi theo hướng tăng trưởng sản lượng, tăng năng suất chứ không phải giá trị.
"Cần phải có quyết tâm thay đổi tư duy về cấu trúc kinh tế, thay đổi đẳng cấp kinh tế. Tái cơ cấu 5 năm rồi mà vẫn vô cùng khó khăn nên việc thay đổi tầm nhìn và tư duy phát triển là vấn đề cần đặt ra. Cơ chế cần tập trung vào cơ chế giá, tập trung vào phát triển công nghệ, sẽ là những thách thức cho ngành năng lượng" - TS. Thiên khuyến cáo.
Đó là quan điểm được ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đưa ra tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam 2016 diễn ra sáng 25/8 do Bộ Công Thương tổ chức.
Theo TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, năng lượng là ngành mà "thiên hạ" kêu ca khủng khiếp, nhất là vấn đề giá điện và giá xăng dầu. Do đó, trước sức ép tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng nền kinh tế đang đặt ra nhiều thách thức cho phát triển ngành năng lượng.
Bởi lẽ, khi tổng kết mô hình tăng trưởng nền kinh tế, các chuyên gia đều nhận định nền kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Theo đó, ngành công nghiệp và xây dựng trong suốt 30 năm đổi mới đã tăng tới 16%.
Tuy nhiên, TS. Thiên cho rằng mức tăng trưởng trên không phản ánh đúng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, khi đặt ra câu hỏi: Tại sao công nghiệp tăng 16% nhưng đất nước lại phát triển chậm, trong khi Hàn Quốc cũng có 30 năm đổi mới nhưng đất nước họ khác hẳn.
Phân tích cụ thể luận điểm này, TS. Thiên chỉ ra là nhìn vào lĩnh vực cốt lõi của ngành công nghiệp là công nghiệp chế biến chế tạo, trong suốt 30 nămchỉ tạo ra 1,6 điểm % đóng góp cho nền kinh tế. Theo vị chuyên gia này, đây là ngành thể hiện sự cạnh tranh, tiết kiệm năng lượng và đua tranh thế giới nhưng phát triển thấp.
"Điều này liên quan đến tư duy phát triển kinh tế, gắn trực tiếp phát triển năng lượng. Nỗ lực đào than và làm thủy điện của chúng ta cực kỳ vĩ đại nhưng không làm sao mà đáp ứng được cho nhu cầu phát triển" - TS. Thiên nói.
So chất lượng tăng trưởng ngành, TS. Thiên so sánh nếu như Trung Quốc tăng 4,5% là điển hình tiêu thụ năng lượng kém hiệu quả và ô nhiễm môi trường thì Việt Nam tăng 1%, với chất lượng còn thấp hơn nhiều. Trong khi đó, chỉ có 2% DN tham gia vào trình độ công nghệ cao, song cũng chỉ làm ở công đoạn giá trị gia tăng thấp, công nghệ thấp.
"Mặc dù ngành năng lượng đã nỗ lực, song càng hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế thì đào càng hăng và thủy điện khai thác, phá rừng nhiều thì càng phải trả giá. Đây không phải chỉ lỗi của ngành năng lượng, nhưng rõ ràng chúng ta đã không có một giải pháp phù hợp để phát triển nâng cao giá trị" - TS. Thiên nói.
Theo ông Lê Tuấn Phong, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, ngành năng lượng là ngành hạ tầng, giữ vai trò cốt yếu cho quá trình công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế xã hội. Nhu cầu năng lượng của Việt Nam đã tăng lên rất nhanh, khoảng 11,5% trong giai đoạn 2011- 2010. Theo đó, nhu cầu tiêu thụ điện năng của Việt Nam cũng đã tăng trung bình 13,07%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và tăng 11% giai đoạn 2011 - 2015.
Ngoài ra, từ nước xuất khẩu năng lượng Việt Nam trở thành nước nhập khẩu, dự kiến nhập khẩu khoảng 17 triệu tấn than, chiếm 31% nhu cầu than cho phát triển vào năm 2020.Các khoản đầu tư lớn, cải cách thị trường năng lượng là cần thiết để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, đồng thời duy trì việc tiếp cận cho mọi đối tượng ở mức giá hợp lý, giảm thiểu lượng khí thải và tác động đến môi trường.
Từ bài học phát triển trong 30 năm đổi mới, TS. Thiên cho rằng sai lầm mang tính chiến lược, chỉ tập trung phát triển theo chiều rộng mà không có hướng thay đổi đẳng cấp phát triển, tức là không phát triển công nghệ mà chỉ dựa trên những yếu tố cũ cần được nhìn nhận đầy đủ hơn.
Trong đó, đối với công nghiệp vẫn chủ yếu vẫn là khai thác tài nguyên, gia công lắp ráp, đẳng cấp công nghiệp thấp nhất hoặc có những ngành tiêu thụ năng lượng khổng lồ như thép, xi măng. Đối với nông nghiệp, đây cũng là ngành điển hình tiêu thụ năng lượng, theo đuổi theo hướng tăng trưởng sản lượng, tăng năng suất chứ không phải giá trị.
"Cần phải có quyết tâm thay đổi tư duy về cấu trúc kinh tế, thay đổi đẳng cấp kinh tế. Tái cơ cấu 5 năm rồi mà vẫn vô cùng khó khăn nên việc thay đổi tầm nhìn và tư duy phát triển là vấn đề cần đặt ra. Cơ chế cần tập trung vào cơ chế giá, tập trung vào phát triển công nghệ, sẽ là những thách thức cho ngành năng lượng" - TS. Thiên khuyến cáo.
An Ngọc
Theo Trí thức trẻ
Theo Trí thức trẻ
Relate Threads