Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch Điện VII), Trung tâm Điện lực Ô Môn được đầu tư xây dựng 04 nhà máy với tổng công suất 2.910MW.
Trong đó, Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) là chủ đầu tư 03 dự án gồm: Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I, III và IV với tổng công suất 2.260MW. Riêng với Nhà máy Điện Ô Môn II vớicông suất 750 MW sẽ được kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT (Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao).
Theo ông Trương Hoàng Vũ, Phó Tổng Giám đốc EVNGENCO2, ngay từ kế hoạch ban đầu, Trung tâm Điện lực Ô Môn được quy hoạch để sử dụng nguồn khí thiên nhiên được vận chuyển từ Lô B tại vùng biển Tây Nam và bên đầu tư dự án phát triển mỏ, xây dựng đường ống dẫn khí là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Nhà máy Nhiệt Điện Ô Môn I, đang phát điện bằng dầu FO. Ảnh Trường Ca
Lý do là phát điện bằng sử dụng nhiên liệu khí (nhiệt điện khí) có ưu điểm là giá thành rẻ lại giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với các dạng nhiệt điện khác. EVNGENCO2 đã và đang tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy Điện Ô Môn III và IV là các nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên có tính ưu việt về môi trường và vốn đầu tư.
Để tạo nền móng cho Trung tâm Điện lực Ô Môn, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống với 02 tổ máy công suất 2 x 330 MW được thiết kế để sử dụng hai loại nhiên liệu là khí đốt và dầu FO đã được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành thương mại Tổ máy số 1 từ tháng 7/2009 và Tổ máy số 2 từ tháng 11/2015. Hệ thống đốt khí cho 02 tổ máy này đã được cung cấp và lắp đặt, khi có khí 02 tổ máy này sẽ sẵn sàng chuyển sang đốt khí.
Theo kế hoạch, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I có sản lượng điện hàng năm bình quân khoảng 3,6 tỷ kWh, tiêu thụ khoảng 1,16 tỷ m3 khí/năm. Trong giai đoạn đầu chưa có khí, nhà máy sẽ được vận hành bằng dầu FO với mục tiêu đảm bảo cung ứng điện năng, đặc biệt trong thời gian thiếu điện do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi, tình hình cung ứng khí khó khăn (sự cố, sửa chữa, bảo trì).
Ngoài ra, Nhà máy còn tạo ra nguồn dự phòng cho hệ thống, cải thiện chất lượng điện năng, nâng cao chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lưới điện và hệ thống điện Miền Nam, giảm tổn thất điện năng. Tuy nhiên, do giá thành phát điện bằng FO cao nên dự án vẫn chưa đạt được hiệu quả đầu tư như đã đề ra.
Ông Trương Hoàng Vũ nói "chúng tôi muốn có thông tin cấp khí chính xác để xây dựng nhà máy". Ảnh Trường Ca.
Đầu năm 2015, Tập đoàn Điện lựcViệt Nam (EVN) cho hay, do sự cố xì van đường ống cấp khí cho 2 nhà máy điện Cà Mau xảy ra trên giàn khai thác do Công ty Talisman (Maylaysia) điều hành, ngành điện phải huy động chạy bù công suất bằng nhiên liệu dầu, theo tính toán ở thời điểm này, để phát 15,2 triệu kWh mỗi ngày, phải mất chi phí 70 tỷ đồng. Theo tính toán này, thì giá thành điện chạy dầu là 4.605đ/kWh.
Đề cập tình hình phát điện tại Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I, đại diện EVNGENCO2 cho biết, kể từ khi đưa vào vận hành thương mại Tổ máy 1 đến nay, nhà máy luôn đảm bảo cung ứng điện năng theo yêu cầu của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia.
Điển hình trong giai đoạn năm 2009-2011 do ảnh hưởng của thời tiết, các nhà máy thủy điện không đủ nước để phát điện, các dự án nguồn điện khác trong khu vực chưa kịp đưa vào vận hành, nhà máy vẫn luôn đảm bảo vận hành an toàn, liên tục đảm bảo việc cung cấp điện cho nền kinh tế.
Từ đầu năm 2016 đến nay, trong giai đoạn cắt khí (sự cố, sửa chữa, bảo trì) cũng như hạn hán xảy ra trên diện rộng tại khu vực miền Trung, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I đã phát lên lưới 876 triệu kWh, vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra để đảm bảo cung ứng đủ điện cho nền kinh tế, bù vào sản lượng điện bị thiếu hụt do các nguyên nhân nêu trên.
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, các Dự án Nhà máy Điện Ô Môn III và IV sẽ được đưa vào vận hành trong các năm 2020-2021. Thực hiện kế hoạch này, ông Trương Hoàng Vũ cho hay EVNGENCO2 đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để khởi công xây dựng các Nhà máy điện Ô Môn III, IV.
Tuy nhiên, việc ấn định thời thi công Nhà máy vẫn chưa thể xác định, vì thời điểm cung cấp đến Trung tâm Điện lực Ô Môn vẫn chưa được xác định chính thức, do các Nhà máy điện Ô Môn I, III và IV của EVNGENCO2 là bên tiêu thụ khí, còn bên cung cấp khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Hiện nay, EVNGENCO2 đang chờ PVN và các cấp có thẩm quyền chính thức phê duyệt tiến độ cấp khí để triển khai đồng bộ các dự án này, bởi không thể đầu tư nhà máy trước để chờ nhiên liệu để vận hành.
Còn về các công tác chuẩn bị đầu tư như đền bù giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, xây dựng các công trình hạ tầng bao gồm san lấp mặt bằng, đường thi công vận hành, ngay cả hệ thống đấu nối từ Trung tâm Điện lực Ô Môn lên lưới điện quốc gia như trạm 110/220/500kV trị giá hàng ngàn tỷ đồng đã được Tổng công ty thực hiện đầu tư hoàn tất.
Việc hoàn tất công tác đầu tư Trung tâm Điện lực Ô Môn là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện phục vụ phát triển công nghiệp, kinh tế xã hội cho miền Nam và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm tới vì vậy các bên liên quan cần xem xét và quyết định việc đẩy nhanh tiến độ khai thác và cung cấp khí đến Trung tâm Điện lực Ô Môn.
Trong đó, Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) là chủ đầu tư 03 dự án gồm: Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I, III và IV với tổng công suất 2.260MW. Riêng với Nhà máy Điện Ô Môn II vớicông suất 750 MW sẽ được kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT (Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao).
Theo ông Trương Hoàng Vũ, Phó Tổng Giám đốc EVNGENCO2, ngay từ kế hoạch ban đầu, Trung tâm Điện lực Ô Môn được quy hoạch để sử dụng nguồn khí thiên nhiên được vận chuyển từ Lô B tại vùng biển Tây Nam và bên đầu tư dự án phát triển mỏ, xây dựng đường ống dẫn khí là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Nhà máy Nhiệt Điện Ô Môn I, đang phát điện bằng dầu FO. Ảnh Trường Ca
Để tạo nền móng cho Trung tâm Điện lực Ô Môn, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống với 02 tổ máy công suất 2 x 330 MW được thiết kế để sử dụng hai loại nhiên liệu là khí đốt và dầu FO đã được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành thương mại Tổ máy số 1 từ tháng 7/2009 và Tổ máy số 2 từ tháng 11/2015. Hệ thống đốt khí cho 02 tổ máy này đã được cung cấp và lắp đặt, khi có khí 02 tổ máy này sẽ sẵn sàng chuyển sang đốt khí.
Theo kế hoạch, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I có sản lượng điện hàng năm bình quân khoảng 3,6 tỷ kWh, tiêu thụ khoảng 1,16 tỷ m3 khí/năm. Trong giai đoạn đầu chưa có khí, nhà máy sẽ được vận hành bằng dầu FO với mục tiêu đảm bảo cung ứng điện năng, đặc biệt trong thời gian thiếu điện do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi, tình hình cung ứng khí khó khăn (sự cố, sửa chữa, bảo trì).
Ngoài ra, Nhà máy còn tạo ra nguồn dự phòng cho hệ thống, cải thiện chất lượng điện năng, nâng cao chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lưới điện và hệ thống điện Miền Nam, giảm tổn thất điện năng. Tuy nhiên, do giá thành phát điện bằng FO cao nên dự án vẫn chưa đạt được hiệu quả đầu tư như đã đề ra.
Ông Trương Hoàng Vũ nói "chúng tôi muốn có thông tin cấp khí chính xác để xây dựng nhà máy". Ảnh Trường Ca.
Đề cập tình hình phát điện tại Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I, đại diện EVNGENCO2 cho biết, kể từ khi đưa vào vận hành thương mại Tổ máy 1 đến nay, nhà máy luôn đảm bảo cung ứng điện năng theo yêu cầu của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia.
Điển hình trong giai đoạn năm 2009-2011 do ảnh hưởng của thời tiết, các nhà máy thủy điện không đủ nước để phát điện, các dự án nguồn điện khác trong khu vực chưa kịp đưa vào vận hành, nhà máy vẫn luôn đảm bảo vận hành an toàn, liên tục đảm bảo việc cung cấp điện cho nền kinh tế.
Từ đầu năm 2016 đến nay, trong giai đoạn cắt khí (sự cố, sửa chữa, bảo trì) cũng như hạn hán xảy ra trên diện rộng tại khu vực miền Trung, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I đã phát lên lưới 876 triệu kWh, vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra để đảm bảo cung ứng đủ điện cho nền kinh tế, bù vào sản lượng điện bị thiếu hụt do các nguyên nhân nêu trên.
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, các Dự án Nhà máy Điện Ô Môn III và IV sẽ được đưa vào vận hành trong các năm 2020-2021. Thực hiện kế hoạch này, ông Trương Hoàng Vũ cho hay EVNGENCO2 đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để khởi công xây dựng các Nhà máy điện Ô Môn III, IV.
Tuy nhiên, việc ấn định thời thi công Nhà máy vẫn chưa thể xác định, vì thời điểm cung cấp đến Trung tâm Điện lực Ô Môn vẫn chưa được xác định chính thức, do các Nhà máy điện Ô Môn I, III và IV của EVNGENCO2 là bên tiêu thụ khí, còn bên cung cấp khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Hiện nay, EVNGENCO2 đang chờ PVN và các cấp có thẩm quyền chính thức phê duyệt tiến độ cấp khí để triển khai đồng bộ các dự án này, bởi không thể đầu tư nhà máy trước để chờ nhiên liệu để vận hành.
Còn về các công tác chuẩn bị đầu tư như đền bù giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, xây dựng các công trình hạ tầng bao gồm san lấp mặt bằng, đường thi công vận hành, ngay cả hệ thống đấu nối từ Trung tâm Điện lực Ô Môn lên lưới điện quốc gia như trạm 110/220/500kV trị giá hàng ngàn tỷ đồng đã được Tổng công ty thực hiện đầu tư hoàn tất.
Việc hoàn tất công tác đầu tư Trung tâm Điện lực Ô Môn là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện phục vụ phát triển công nghiệp, kinh tế xã hội cho miền Nam và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm tới vì vậy các bên liên quan cần xem xét và quyết định việc đẩy nhanh tiến độ khai thác và cung cấp khí đến Trung tâm Điện lực Ô Môn.
vietnamfinance.vn/
Relate Threads