Sở Công Thương TPHCM vừa đề xuất UBND thành phố kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành xây dựng chính sách, cơ chế hỗ trợ, chính sách giảm thuế, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu hoa hồng, phí môi trường để giá bán xăng sinh học E5.
Theo văn bản gửi UBND thành phố ngày 17-10, Sở Công Thương kiến nghị các bộ, ngành trung ương xây dựng chính sách hỗ trợ các nhà máy sản xuất ethanol tái hoạt động, ổn định nguồn cung và thị trường đầu ra, ổn định sản xuất, giảm giá thành ethanol, đảm bảo an ninh năng lượng trong trường hợp triển khai đồng loạt thay thế toàn bộ xăng khoáng A92 bằng xăng sinh học E5.
Hiện nay, trên địa bàn TPHCM có 9 đơn vị đầu mối cung cấp xăng dầu thông qua hệ thống phân phối gồm 6 tổng đại lý. Trong đó, có 3 đơn vị chủ lực phối chế và cung ứng xăng E5. Theo báo cáo của 3 đơn vị chủ lực này, sản lượng xăng E5 các đơn vị cung ứng ra thị trường ước đạt 166.000 m3/tháng, đủ để cung ứng cho 532 cửa hàng trên địa bàn khi triển khai đồng loạt kinh doanh xăng E5.
Cụ thể, Công ty Xăng dầu KV II TNHH MTV cung ứng 30.000 m3/tháng; Công ty TNHH MTV Dầu khí thành phố 40.000 m3/tháng; Tổng công ty dầu Việt Nam Công ty TNHH MTV 96.000 m3/tháng.
Đối với nguồn ethanol để phối trộn xăng E5, hiện các đơn vị phối chế xăng E5 đang được cung cấp từ các nhà sản xuất gồm Công ty TNHH Nhiên liệu Phương Đông, Công ty Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học dầu khí, Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học Miền Trung, Công ty TNHH Tùng Lâm.
Tính đến ngày 10-10-2016 thành phố có 282/532 cửa hàng xăng dầu tham gia phân phối xăng E5 (tỷ lệ 53%), sản lượng tiêu thụ bình quân đạt 8.330 m3/tháng.
Theo Sở Công Thương, khó khăn cản trở việc tiêu thụ xăng E5 là sự chênh lệch giá bán giữa xăng sinh học E5 và xăng A92 không nhiều (E5 thấp hơn A92 260 đồng/lít, cụ thể xăng A92: 16.400 đồng/lít; xăng E5 là 16.140 đồng/lít) chưa thật sự hấp dẫn và khuyến khích người kinh doanh và người tiêu dùng.
Một khó khăn khác, theo thông tin từ các tổng đại lý và doanh nghiệp đầu mối phân phối, hiện nay các nhà máy sản xuất nguyên liệu trong nước đang trong tình trạng đóng cửa (7/7 nhà máy đóng cửa) do nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra không ổn định, nguồn cung ethanol không ổn định, chi phí mua, chế biến, tỷ lệ hao hụt cao trong quá trình bảo quản nên chi phí sản xuất ethanol cao, dẫn đến giá thành xăng E5 cao.
Mặt khác, hiện nay, giá xăng dầu trên thế giới đang có xu hướng giảm, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đẩy mạnh nhập khẩu dự trữ, xuất kho tiêu thụ xăng A92, A95 hiệu quả hơn so với việc tiêu thụ xăng E5.
Theo văn bản gửi UBND thành phố ngày 17-10, Sở Công Thương kiến nghị các bộ, ngành trung ương xây dựng chính sách hỗ trợ các nhà máy sản xuất ethanol tái hoạt động, ổn định nguồn cung và thị trường đầu ra, ổn định sản xuất, giảm giá thành ethanol, đảm bảo an ninh năng lượng trong trường hợp triển khai đồng loạt thay thế toàn bộ xăng khoáng A92 bằng xăng sinh học E5.
Hiện nay, trên địa bàn TPHCM có 9 đơn vị đầu mối cung cấp xăng dầu thông qua hệ thống phân phối gồm 6 tổng đại lý. Trong đó, có 3 đơn vị chủ lực phối chế và cung ứng xăng E5. Theo báo cáo của 3 đơn vị chủ lực này, sản lượng xăng E5 các đơn vị cung ứng ra thị trường ước đạt 166.000 m3/tháng, đủ để cung ứng cho 532 cửa hàng trên địa bàn khi triển khai đồng loạt kinh doanh xăng E5.
Đối với nguồn ethanol để phối trộn xăng E5, hiện các đơn vị phối chế xăng E5 đang được cung cấp từ các nhà sản xuất gồm Công ty TNHH Nhiên liệu Phương Đông, Công ty Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học dầu khí, Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học Miền Trung, Công ty TNHH Tùng Lâm.
Tính đến ngày 10-10-2016 thành phố có 282/532 cửa hàng xăng dầu tham gia phân phối xăng E5 (tỷ lệ 53%), sản lượng tiêu thụ bình quân đạt 8.330 m3/tháng.
Theo Sở Công Thương, khó khăn cản trở việc tiêu thụ xăng E5 là sự chênh lệch giá bán giữa xăng sinh học E5 và xăng A92 không nhiều (E5 thấp hơn A92 260 đồng/lít, cụ thể xăng A92: 16.400 đồng/lít; xăng E5 là 16.140 đồng/lít) chưa thật sự hấp dẫn và khuyến khích người kinh doanh và người tiêu dùng.
Một khó khăn khác, theo thông tin từ các tổng đại lý và doanh nghiệp đầu mối phân phối, hiện nay các nhà máy sản xuất nguyên liệu trong nước đang trong tình trạng đóng cửa (7/7 nhà máy đóng cửa) do nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra không ổn định, nguồn cung ethanol không ổn định, chi phí mua, chế biến, tỷ lệ hao hụt cao trong quá trình bảo quản nên chi phí sản xuất ethanol cao, dẫn đến giá thành xăng E5 cao.
Mặt khác, hiện nay, giá xăng dầu trên thế giới đang có xu hướng giảm, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đẩy mạnh nhập khẩu dự trữ, xuất kho tiêu thụ xăng A92, A95 hiệu quả hơn so với việc tiêu thụ xăng E5.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads