TPHCM cách đây hai năm từng lên kế hoạch đến cuối năm 2015 toàn bộ 518 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố phân phối xăng sinh học E5 Ron 92. Tuy nhiên đến cuối tháng 4-2016, số lượng cửa hàng phân phối xăng sinh học chỉ đạt 54% so với kế hoạch.
Theo báo cáo của Sở Công Thương thành phố gởi Bộ Công Thương về việc triển khai phân phối xăng sinh học E5 trong 4 tháng đầu năm 2016, chính quyền thành phố từ cuối năm 2014 đã triển khai thí điểm bán xăng E5 tại gần 60 cửa hàng và tăng lên dần theo lộ trình để đến cuối năm 2015 toàn bộ 518 cửa hàng xăng dầu đều phân phối xăng E5.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Công Thương thành phố, đến ngày 24-4-2016 số lượng cửa hàng bán xăng E5 chỉ đạt 54% kế hoạch (chỉ có 279 cửa hàng bán xăng E5), sản lượng tiêu thụ bình quân đạt 8.170 m3/tháng (chiếm 6,3% tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu trên toàn thành phố), tăng 20% so với cuối năm 2015.
Hiện nay, do chênh lệch giữa giá bán xăng sinh học E5 và xăng khoáng A92 không nhiều (xăng E5 thấp hơn xăng A92 là 500 đồng/lít, cụ thể xăng A92 khoảng 14.940 đồng/lít thì xăng E5 khoảng 14.440 đồng/lít) nên thực sự chưa hấp dẫn và khuyến khích người kinh doanh và người tiêu dùng.
Đầu ra khó là vậy, trong khi đó thông tin từ các tổng đại lý và doanh nghiệp đầu mối phân phối cho thấy hiện nay, các nhà máy sản xuất nguyên liệu trong nước đều đang trong tình trạng đóng cửa (7/7 nhà máy đóng cửa) do nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra không ổn định, nguồn cung ethanol không ổn định, chi phí thu mua, chế biến, tỷ lệ hao hụt cao trong quá trình bảo quản nên chi phí sản xuất ethanol cao, dẫn đến giá thành xăng E5 cao.
Mặt khác, hiện nay, giá xăng dầu trên thế giới đang có xu hướng giảm, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đẩy mạnh nhập khẩu dự trữ, xuất kho tiêu thụ xăng A92, A95 hiệu quả hơn so với việc tiêu thụ xăng sinh học E5.
Theo Sở Công Thương thành phố, hiện nay vẫn chưa có chính sách hỗ trợ thỏa đáng từ Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nên các doanh nghiệp triển khai chưa tích cực, đồng bộ.
Việc triển khai kinh doanh xăng sinh học E5 thí điểm trên phạm vi một số tỉnh, thành không đồng bộ và kịp thời, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân phối xăng sinh học E5.
Với những khó khăn trên, TPHCM kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách, tạo điều kiện, hỗ trợ các nhà máy sản xuất ethanol tái hoạt động, ổn định nguồn cung và thị trường đầu ra của ethanol, ổn định sản xuất, giảm giá thành ethanol, đảm bảo an ninh năng lượng.
Ngoài ra, cần có cơ chế hỗ trợ giảm, miễn thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt), chiết khấu hoa hồng, phí môi trường, có chính sách ưu đãi, giảm giá bán cồn ethanol, xăng sinh học E5 so với xăng Ron 92 để tạo được yếu tố hấp dẫn, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng; hỗ trợ một phần chi phí pha chế, sản xuất, lưu thông, bảo quản xăng E5 nhằm giảm áp lực, khó khăn của các doanh nghiệp.
Hiện nay TPHCM có 9 đơn vị đầu mối cung cấp xăng dầu thông qua hệ thống phân phối gồm 6 tổng đại lý, 526 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và hệ thống kho dự trữ xăng dầu có công suất chứa khoảng 1,2 triệu m3 (chưa kể hệ thống kho xăng dầu của đơn vị quân đội trên địa bàn thành phố) với tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn thành phố bình quân 130.100 m3/tháng.
Theo báo cáo của Sở Công Thương thành phố gởi Bộ Công Thương về việc triển khai phân phối xăng sinh học E5 trong 4 tháng đầu năm 2016, chính quyền thành phố từ cuối năm 2014 đã triển khai thí điểm bán xăng E5 tại gần 60 cửa hàng và tăng lên dần theo lộ trình để đến cuối năm 2015 toàn bộ 518 cửa hàng xăng dầu đều phân phối xăng E5.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Công Thương thành phố, đến ngày 24-4-2016 số lượng cửa hàng bán xăng E5 chỉ đạt 54% kế hoạch (chỉ có 279 cửa hàng bán xăng E5), sản lượng tiêu thụ bình quân đạt 8.170 m3/tháng (chiếm 6,3% tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu trên toàn thành phố), tăng 20% so với cuối năm 2015.
Đầu ra khó là vậy, trong khi đó thông tin từ các tổng đại lý và doanh nghiệp đầu mối phân phối cho thấy hiện nay, các nhà máy sản xuất nguyên liệu trong nước đều đang trong tình trạng đóng cửa (7/7 nhà máy đóng cửa) do nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra không ổn định, nguồn cung ethanol không ổn định, chi phí thu mua, chế biến, tỷ lệ hao hụt cao trong quá trình bảo quản nên chi phí sản xuất ethanol cao, dẫn đến giá thành xăng E5 cao.
Mặt khác, hiện nay, giá xăng dầu trên thế giới đang có xu hướng giảm, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đẩy mạnh nhập khẩu dự trữ, xuất kho tiêu thụ xăng A92, A95 hiệu quả hơn so với việc tiêu thụ xăng sinh học E5.
Theo Sở Công Thương thành phố, hiện nay vẫn chưa có chính sách hỗ trợ thỏa đáng từ Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nên các doanh nghiệp triển khai chưa tích cực, đồng bộ.
Việc triển khai kinh doanh xăng sinh học E5 thí điểm trên phạm vi một số tỉnh, thành không đồng bộ và kịp thời, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân phối xăng sinh học E5.
Với những khó khăn trên, TPHCM kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách, tạo điều kiện, hỗ trợ các nhà máy sản xuất ethanol tái hoạt động, ổn định nguồn cung và thị trường đầu ra của ethanol, ổn định sản xuất, giảm giá thành ethanol, đảm bảo an ninh năng lượng.
Ngoài ra, cần có cơ chế hỗ trợ giảm, miễn thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt), chiết khấu hoa hồng, phí môi trường, có chính sách ưu đãi, giảm giá bán cồn ethanol, xăng sinh học E5 so với xăng Ron 92 để tạo được yếu tố hấp dẫn, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng; hỗ trợ một phần chi phí pha chế, sản xuất, lưu thông, bảo quản xăng E5 nhằm giảm áp lực, khó khăn của các doanh nghiệp.
Hiện nay TPHCM có 9 đơn vị đầu mối cung cấp xăng dầu thông qua hệ thống phân phối gồm 6 tổng đại lý, 526 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và hệ thống kho dự trữ xăng dầu có công suất chứa khoảng 1,2 triệu m3 (chưa kể hệ thống kho xăng dầu của đơn vị quân đội trên địa bàn thành phố) với tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn thành phố bình quân 130.100 m3/tháng.
Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads