TPHCM khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư hệ thống phân phối khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), ưu tiên quỹ đất quy hoạch xây dựng kho, cảng, trạm nạp LPG vào chai. Tổng nhu cầu vốn đầu tư, nâng cấp hệ thống phân phối khí LPG trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2025 ước khoảng 630 tỉ đồng.
Theo tờ trình vừa được Sở Công Thương trình UBND TPHCM ngày 11-5 vừa qua về quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh LPG tại thành phố đến năm 2025, thành phố sẽ xây dựng mạng lưới kinh doanh LPG với hệ thống kho, trạm chiết nạp, trạm cấp, cửa hàng bán LPG chai của các thương nhân đầu mối, tổng đại lý, đại lý hoạt động kinh doanh LPG, giảm thiểu những nguy cơ mất an toàn cháy nổ, bảo vệ môi trường.
Những mục tiêu cụ thể được Sở Công Thương đề xuất tại tờ trình nói trên gồm: phát triển cơ sở kinh doanh LPG để tăng khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại thành phố hiện tại là 300.000 tấn (bình quân 35 kg/người/năm) lên 391.600 tấn năm 2020 (bình quân 43 kg/người/năm) và khoảng 445.000 tấn vào năm 2025 (bình quân 45 kg/người/năm).
Đối với kho tồn trữ LPG, thành phố sẽ quy hoạch các kho dạng trung chuyển có công suất dưới 2.500 tấn, trong đó có thể kết hợp cảng chuyên dụng, trạm chiết theo hướng nằm trong quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam bộ (Nhóm 5) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối LPG Việt Nam giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Thành phố cũng sẽ quy hoạch các cửa hàng bán LPG chai theo hướng: đối với các cửa hàng hiện hữu trực thuộc thương nhân đầu mối, tổng đại lý, đại lý sẽ khuyến khích hình thành các chuỗi cửa hàng chỉ phân phối thương hiệu LPG của thương nhân đầu mối, tổng đại lý mà mình lựa chọn làm đại lý.
Còn các cửa hàng hiện hữu thuộc các hộ kinh doanh cá thể, thành phố sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện để chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp hoặc chi nhánh của thương nhân đầu mối, tổng đại lý để hình thành các chuỗi các cửa hàng bán LPG chai.
Trong khi đó, đối với các cửa hàng xây dựng mới, sẽ tập trung ưu tiên cho các thương nhân đầu mối, tổng đại lý, đại lý mở các cửa hàng trực thuộc để đáp ứng điều kiện của Nghị định 19/2016/NĐ-CP. Địa điểm bố trí các cửa hàng quy hoạch mới là địa chỉ mở, việc cấp địa điểm xây dựng mới cửa hàng kinh doanh LPG theo tiêu chí và số lượng đã được quy hoạch.
Kho lạnh khí LPG tại Thị Vải - Ảnh: TL.
Ưu tiên bố trí địa điểm mới cho các cửa hàng hiện hữu phải di dời và bố trí cùng các cửa hàng xăng dầu hoặc chuỗi các cửa hàng bán LPG chai thuộc các thương nhân đầu mối, tổng đại lý, đại lý.
Đặc biệt, vị trí cửa hàng phải cách trường học, bệnh viện, công trình công cộng ít nhất 100 mét. Nếu bố trí trong các đường hẻm, lộ giới hẻm phải lớn hơn 5 mét để các phương tiện chữa cháy có thể tiếp cận được.
Hệ thống các cửa hàng bán LPG chai hiện hữu được giữ lại, nâng cấp cải tạo và xây dựng mới đạt chuẩn theo quy định, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ LPG và mật độ phục vụ bình quân theo từng giai đoạn quy hoạch.
Dự kiến trong kỳ quy hoạch sẽ xây dựng mới 470 cửa hàng LPG đạt chuẩn (bao gồm cả các cửa hàng thay thế những cửa hàng phải di dời), nâng tổng số các cửa hàng trên địa bàn thành phố đến năm 2020 là 1.410 cửa hàng và đến năm 2025 là 1.620 cửa hàng, đảm bảo mật độ phục vụ bình quân đến năm 2020 là 6.495 nhân khẩu/cửa hàng và đến năm 2025 là 6.200 nhân khẩu/cửa hàng.
Theo tờ trình vừa được Sở Công Thương trình UBND TPHCM ngày 11-5 vừa qua về quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh LPG tại thành phố đến năm 2025, thành phố sẽ xây dựng mạng lưới kinh doanh LPG với hệ thống kho, trạm chiết nạp, trạm cấp, cửa hàng bán LPG chai của các thương nhân đầu mối, tổng đại lý, đại lý hoạt động kinh doanh LPG, giảm thiểu những nguy cơ mất an toàn cháy nổ, bảo vệ môi trường.
Những mục tiêu cụ thể được Sở Công Thương đề xuất tại tờ trình nói trên gồm: phát triển cơ sở kinh doanh LPG để tăng khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại thành phố hiện tại là 300.000 tấn (bình quân 35 kg/người/năm) lên 391.600 tấn năm 2020 (bình quân 43 kg/người/năm) và khoảng 445.000 tấn vào năm 2025 (bình quân 45 kg/người/năm).
Đối với kho tồn trữ LPG, thành phố sẽ quy hoạch các kho dạng trung chuyển có công suất dưới 2.500 tấn, trong đó có thể kết hợp cảng chuyên dụng, trạm chiết theo hướng nằm trong quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam bộ (Nhóm 5) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối LPG Việt Nam giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Thành phố cũng sẽ quy hoạch các cửa hàng bán LPG chai theo hướng: đối với các cửa hàng hiện hữu trực thuộc thương nhân đầu mối, tổng đại lý, đại lý sẽ khuyến khích hình thành các chuỗi cửa hàng chỉ phân phối thương hiệu LPG của thương nhân đầu mối, tổng đại lý mà mình lựa chọn làm đại lý.
Còn các cửa hàng hiện hữu thuộc các hộ kinh doanh cá thể, thành phố sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện để chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp hoặc chi nhánh của thương nhân đầu mối, tổng đại lý để hình thành các chuỗi các cửa hàng bán LPG chai.
Trong khi đó, đối với các cửa hàng xây dựng mới, sẽ tập trung ưu tiên cho các thương nhân đầu mối, tổng đại lý, đại lý mở các cửa hàng trực thuộc để đáp ứng điều kiện của Nghị định 19/2016/NĐ-CP. Địa điểm bố trí các cửa hàng quy hoạch mới là địa chỉ mở, việc cấp địa điểm xây dựng mới cửa hàng kinh doanh LPG theo tiêu chí và số lượng đã được quy hoạch.
Kho lạnh khí LPG tại Thị Vải - Ảnh: TL.
Đặc biệt, vị trí cửa hàng phải cách trường học, bệnh viện, công trình công cộng ít nhất 100 mét. Nếu bố trí trong các đường hẻm, lộ giới hẻm phải lớn hơn 5 mét để các phương tiện chữa cháy có thể tiếp cận được.
Hệ thống các cửa hàng bán LPG chai hiện hữu được giữ lại, nâng cấp cải tạo và xây dựng mới đạt chuẩn theo quy định, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ LPG và mật độ phục vụ bình quân theo từng giai đoạn quy hoạch.
Dự kiến trong kỳ quy hoạch sẽ xây dựng mới 470 cửa hàng LPG đạt chuẩn (bao gồm cả các cửa hàng thay thế những cửa hàng phải di dời), nâng tổng số các cửa hàng trên địa bàn thành phố đến năm 2020 là 1.410 cửa hàng và đến năm 2025 là 1.620 cửa hàng, đảm bảo mật độ phục vụ bình quân đến năm 2020 là 6.495 nhân khẩu/cửa hàng và đến năm 2025 là 6.200 nhân khẩu/cửa hàng.
Theo: Thời báo KInh tế Sài Gòn
Relate Threads