Nhiều dự án điện lớn với tổng vốn cần để thực hiện lên đến hàng ngàn tỉ đồng sẽ tiếp tục được đầu tư ở miền Nam giai đoạn 2016 - 2020.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị phối hợp công tác giữa Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) với các tỉnh, thành phía Nam diễn ra tại Cần Thơ ngày 24.6.
Nhiều dự án trọng điểm
Qua phân tích, đánh giá tình hình nguồn, lưới điện hiện tại, nhu cầu phụ tải để đáp ứng, rà soát các công trình cần đầu tư, EVN SPC đã lập kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) với tổng vốn khoảng 62.075 tỉ đồng, trong đó 2.430 tỉ đồng trả nợ vay, còn lại là đầu tư lưới điện 220 kV, 110 kV, lưới điện trung, hạ thế...
Theo kế hoạch của EVN SPC, vốn sẽ được đầu tư vào các dự án trọng điểm như: Cung cấp điện cho các hộ dân chưa có điện, hộ đồng bào Khmer ở ĐBSCL; Dự án giảm cường độ phát thải trong cung cấp năng lượng điện; Dự án hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện; Tín dụng ngành điện 3; Cải tạo nâng cấp lưới điện phân phối; Cải tạo lưới điện phân phối tại các thành phố vừa và nhỏ; Các dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng lưới điện trung và hạ áp... Đặc biệt là các dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo theo Quyết định số 2081 của Thủ tướng Chính phủ; 12 dự án thành phần cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia; dự án có lồng ghép đầu tư cấp điện các trạm bơm quy mô vừa và nhỏ khu vực ĐBSCL và dự án cấp điện lưới quốc gia cho các đảo gần bờ.
Các dự án đầu tư đều có vai trò quan trọng đến các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của từng tỉnh, thành phía Nam. Hiện tại, EVN SPC đã cân đối được 39.464 tỉ đồng từ các nguồn vay ODA và ngân sách Nhà nước còn thiếu 22.611 tỉ đồng.
Mục tiêu nông thôn mới
Ông Nguyễn Văn Hợp, Tổng giám đốc EVN SPC, cho biết một trong những nhiệm quan trọng khác của EVN SPC thời gian tới là hoàn thành tiêu chí số 4 về điện nông thôn. Mặc dù hiện nay, hầu hết các khu vực chưa có điện trên địa bàn EVN SPC quản lý đều ở khu vực vùng sâu, vùng xa, có mật độ dân cư thưa thớt, sống không tập trung theo quy hoạch và chưa có đường giao thông chính, nên việc đầu tư xây dựng lưới điện gặp rất nhiều khó khăn, giá thành đầu tư tăng cao.
Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2015, tại 21 tỉnh, thành do EVN SPC phụ trách, 1.339/1.946 xã (chiếm 68,81%) đã đạt tiêu chí số 4 nông thôn mới về điện. Công tác đưa điện về nông thôn của EVN SPC đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương phía Nam. Cũng theo ông Hợp, trong năm 2016, EVN SPC sẽ phối hợp với các địa phương thực hiện đầu tư để có thêm 141 xã đạt tiêu chí số 4 về điện với tổng mức đầu tư 298,705 tỉ đồng. Để đạt được tiêu chí số 4 về điện nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, EVN SPC cần phải triển khai hoàn thành đúng tiến độ các dự án đầu tư điện nông thôn như nêu trên, đặc biệt là dự án 2081.
Tại Hội nghị phối hợp công tác giữa EVN SPC với các tỉnh, thành phía Nam, các địa phương đều mong muốn EVN SPC bố trí các nguồn vốn để đầu tư phát triển lưới điện cho địa phương, đặc biệt là dự án “Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia giai đoạn 2015 - 2020” (dự án 2081). Để dự án 2081 có thể triển khai thực hiện sớm, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nông thôn, cũng như tiêu chí số 4 về điện nông thôn mới, EVN SPC đã đề nghị UBND các tỉnh, thành và Sở Công thương kiến nghị T.Ư xem xét bố trí vốn ngân sách Nhà nước. EVN SPC sẽ ưu tiên các hạng mục cấp điện cho các trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ để phục vụ tưới tiêu tại các tỉnh thành ĐBSCL.
Nhiều dự án trọng điểm
Qua phân tích, đánh giá tình hình nguồn, lưới điện hiện tại, nhu cầu phụ tải để đáp ứng, rà soát các công trình cần đầu tư, EVN SPC đã lập kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) với tổng vốn khoảng 62.075 tỉ đồng, trong đó 2.430 tỉ đồng trả nợ vay, còn lại là đầu tư lưới điện 220 kV, 110 kV, lưới điện trung, hạ thế...
Theo kế hoạch của EVN SPC, vốn sẽ được đầu tư vào các dự án trọng điểm như: Cung cấp điện cho các hộ dân chưa có điện, hộ đồng bào Khmer ở ĐBSCL; Dự án giảm cường độ phát thải trong cung cấp năng lượng điện; Dự án hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện; Tín dụng ngành điện 3; Cải tạo nâng cấp lưới điện phân phối; Cải tạo lưới điện phân phối tại các thành phố vừa và nhỏ; Các dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng lưới điện trung và hạ áp... Đặc biệt là các dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo theo Quyết định số 2081 của Thủ tướng Chính phủ; 12 dự án thành phần cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia; dự án có lồng ghép đầu tư cấp điện các trạm bơm quy mô vừa và nhỏ khu vực ĐBSCL và dự án cấp điện lưới quốc gia cho các đảo gần bờ.
Các dự án đầu tư đều có vai trò quan trọng đến các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của từng tỉnh, thành phía Nam. Hiện tại, EVN SPC đã cân đối được 39.464 tỉ đồng từ các nguồn vay ODA và ngân sách Nhà nước còn thiếu 22.611 tỉ đồng.
Mục tiêu nông thôn mới
Ông Nguyễn Văn Hợp, Tổng giám đốc EVN SPC, cho biết một trong những nhiệm quan trọng khác của EVN SPC thời gian tới là hoàn thành tiêu chí số 4 về điện nông thôn. Mặc dù hiện nay, hầu hết các khu vực chưa có điện trên địa bàn EVN SPC quản lý đều ở khu vực vùng sâu, vùng xa, có mật độ dân cư thưa thớt, sống không tập trung theo quy hoạch và chưa có đường giao thông chính, nên việc đầu tư xây dựng lưới điện gặp rất nhiều khó khăn, giá thành đầu tư tăng cao.
Tại Hội nghị phối hợp công tác giữa EVN SPC với các tỉnh, thành phía Nam, các địa phương đều mong muốn EVN SPC bố trí các nguồn vốn để đầu tư phát triển lưới điện cho địa phương, đặc biệt là dự án “Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia giai đoạn 2015 - 2020” (dự án 2081). Để dự án 2081 có thể triển khai thực hiện sớm, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nông thôn, cũng như tiêu chí số 4 về điện nông thôn mới, EVN SPC đã đề nghị UBND các tỉnh, thành và Sở Công thương kiến nghị T.Ư xem xét bố trí vốn ngân sách Nhà nước. EVN SPC sẽ ưu tiên các hạng mục cấp điện cho các trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ để phục vụ tưới tiêu tại các tỉnh thành ĐBSCL.
Tú Uyên - Báo Thanh Niên
Relate Threads