oilgasvietnam
Moderator
CTCP Xây lắp Dầu khí Miền Trung (PVC-MT, mã chứng khoán PXM) vừa gửi báo cáo tiến trình giải thể/ phá sản của doanh nghiệp tới Thanh tra UBCKNN và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Cụ thể trong báo cáo ngày 9/1 gửi các ban ngành liên quan, PVC-MT thông tin, trước đó ngày 6/1/2017, UBCKNN đã gửi công văn tới PVC-MT về việc vi phạm công bố thông tin của đơn vị. Trong công văn của UBCKNN cũng có yêu cầu PVC-MT báo cáo về tiến trình giải thể, phá sản của PXM.
Liên quan đến nội dung này, phía PXM báo cáo, ngày 20/4/2015, Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã họp và quyết định phê duyệt sửa đổi bổ sung phương án tái cơ cấu, thoái vốn tại các đơn vị/ các khoản đầu tư của Tổng công ty. Trong đó PXM nằm trong nhóm các đơn vị không có khả năng hoạt động liên tục và sẽ thực hiện giải thể/ phá sản theo trình tự và quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo thông tin từ PVC-MT, đến nay PXM chưa nhận được văn bản yêu cầu giải thể/ phá sản và vẫn thuộc diện tái cơ cấu của Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC – mã chứng khoán PVX). Hiện công ty vẫn duy trì hoạt động.
Cũng tại báo cáo sửa đổi bổ sung phương án tái cơ cấu, thoái vốn tại các đơn vị/ các khoản đầu tư của PVC, Hội đồng thành viên Tổng công ty đã thông báo, ngoài PXM, còn 2 đơn vị không còn khả năng hoạt động liên tục theo pháp luật để thực hiện các thủ tục phá sản/ giải thể nếu không thoái vốn thành công bao gồm CTCP Xây lắp Dầu khí Hà Nội (PVC-HN) và CTCP Thi công cơ giới và Lắp máy Dầu khí (PVC-ME).
Đầu tháng 6/2016, PVC đã tính bán đi toàn bộ 7,35 triệu cổ phiếu PXM tương ứng 49% vốn điều lệ công ty để tái cấu trúc lại các khoản mục đầu tư, nhưng hết thời gian đăng ký cũng chỉ bán được 110.000 cổ phiếu do giá không đạt kỳ vọng.
Trong quá trình tái cơ cấu, PVC đã thoái vốn tại hàng loạt các doanh nghiệp dầu khí như Địa ốc Dầu khí (PVL), Trang trí nội thất Dầu khí (PID)…
Kết quả kinh doanh năm 2010 đến nay của PXM, năm 2010 và 2011 công ty lãi sau thuế xấp xỉ 22 tỷ đồng. Những năm sau đó liên tục lỗ, nâng lỗ lũy kế đến cuối năm 2015 lên đến 385 tỷ đồng. Riêng 9 tháng đầu năm 2016, PXM đã báo lỗ trên 24 tỷ đồng.
Về doanh thu, năm 2011 đạt trên 926 tỷ đồng, gấp đôi năm 2010. Tuy nhiên, những năm sau đó từ 2012 đến 2015 doanh thu giảm dần, và năm 2015 doanh thu chỉ còn hơn 10 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu của công ty cũng bắt đầu ghi âm từ năm 2013, và đến cuối năm 2015, vốn chủ sở hữu đã âm 232 tỷ đồng.
Toàn bộ 15 triệu cổ phiếu PXM bị hủy niêm yết trên HoSE từ 15/4/2014 do lỗ năm 2013 và âm vốn điều lệ; đồng thời trên báo cáo kiểm toán 2013 của PXM, kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến. Nguyên nhân từ chối đưa ra ý kiến do kiểm toán không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến việc sử dụng giả định hoạt động liên tục trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, bao gồm các thỏa thuận tài chính được gia hạn, cam kết hỗ trợ tài chính từ Công ty mẹ cũng như các bằng chứng liên quan đến kế hoạch mà Ban giám đốc đề ra.
Đến tháng 7/2014, PXM trở lại, giao dịch trên UpCOM với giá tham chiếu 1.100 đồng/cổ phiếu. Và đến nay, cổ phiếu này đang ở mức giá 400 đồng/cổ phiếu.
Liên quan đến nội dung này, phía PXM báo cáo, ngày 20/4/2015, Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã họp và quyết định phê duyệt sửa đổi bổ sung phương án tái cơ cấu, thoái vốn tại các đơn vị/ các khoản đầu tư của Tổng công ty. Trong đó PXM nằm trong nhóm các đơn vị không có khả năng hoạt động liên tục và sẽ thực hiện giải thể/ phá sản theo trình tự và quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo thông tin từ PVC-MT, đến nay PXM chưa nhận được văn bản yêu cầu giải thể/ phá sản và vẫn thuộc diện tái cơ cấu của Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC – mã chứng khoán PVX). Hiện công ty vẫn duy trì hoạt động.
Cũng tại báo cáo sửa đổi bổ sung phương án tái cơ cấu, thoái vốn tại các đơn vị/ các khoản đầu tư của PVC, Hội đồng thành viên Tổng công ty đã thông báo, ngoài PXM, còn 2 đơn vị không còn khả năng hoạt động liên tục theo pháp luật để thực hiện các thủ tục phá sản/ giải thể nếu không thoái vốn thành công bao gồm CTCP Xây lắp Dầu khí Hà Nội (PVC-HN) và CTCP Thi công cơ giới và Lắp máy Dầu khí (PVC-ME).
Đầu tháng 6/2016, PVC đã tính bán đi toàn bộ 7,35 triệu cổ phiếu PXM tương ứng 49% vốn điều lệ công ty để tái cấu trúc lại các khoản mục đầu tư, nhưng hết thời gian đăng ký cũng chỉ bán được 110.000 cổ phiếu do giá không đạt kỳ vọng.
Trong quá trình tái cơ cấu, PVC đã thoái vốn tại hàng loạt các doanh nghiệp dầu khí như Địa ốc Dầu khí (PVL), Trang trí nội thất Dầu khí (PID)…
Về doanh thu, năm 2011 đạt trên 926 tỷ đồng, gấp đôi năm 2010. Tuy nhiên, những năm sau đó từ 2012 đến 2015 doanh thu giảm dần, và năm 2015 doanh thu chỉ còn hơn 10 tỷ đồng.
Toàn bộ 15 triệu cổ phiếu PXM bị hủy niêm yết trên HoSE từ 15/4/2014 do lỗ năm 2013 và âm vốn điều lệ; đồng thời trên báo cáo kiểm toán 2013 của PXM, kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến. Nguyên nhân từ chối đưa ra ý kiến do kiểm toán không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến việc sử dụng giả định hoạt động liên tục trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, bao gồm các thỏa thuận tài chính được gia hạn, cam kết hỗ trợ tài chính từ Công ty mẹ cũng như các bằng chứng liên quan đến kế hoạch mà Ban giám đốc đề ra.
Đến tháng 7/2014, PXM trở lại, giao dịch trên UpCOM với giá tham chiếu 1.100 đồng/cổ phiếu. Và đến nay, cổ phiếu này đang ở mức giá 400 đồng/cổ phiếu.
Mai Nguyễn
Theo Trí thức trẻ
Theo Trí thức trẻ
Relate Threads