Thừa cung dầu kéo dài đến hết 2016 nếu OPEC giữ nguyên sản lượng

Admin

Administrator
Thành viên BQT
Tình trạng thừa cung dầu sẽ kéo dài đến ít nhất hết năm 2016 do tăng trưởng nhu cầu chậm lại và OPEC tiếp tục tối đa hóa sản lượng, theo IEA.

OPEC với việc dỡ bỏ trần sản lượng trong phiên họp hôm 4/12 vừa qua đang đưa ra biện pháp cứng rắn nhằm duy trì lượng dầu bán ra bất kể giá dầu lao dốc do tình trạng cung vượt cầu, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong báo cáo hàng tháng công bố hôm thứ Sáu 11/12.

Tuy chiến lược này của OPEC đang tác động đến các nước đối thủ, khiến sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC giảm mạnh nhất kể từ năm 1992, song lượng dầu dự trữ toàn cầu có thể vẫn tiếp tục tăng ngay khi Iran nối lại hoạt động xuất khẩu sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, theo IEA.

scop_iraq_bin-umar_nasiriyah_oil_storage_tank_project_121246545.jpg

Giá dầu Brent đã giảm xuống mức thấp nhất 6 năm, dưới 40 USD/thùng, sau khi OPEC - kiểm soát 40% nguồn cung toàn cầu - tuyên bố sẽ tiếp tục bơm dầu với tốc độ kỷ lục. Arab Saudi - thành viên quyền lực nhất của OPEC - đã điều hành chiến lược gây áp lực lên các đối thủ bằng cách để cho giá dầu ở mức thấp.

IEA cho biết, nếu lượng dầu dự trữ tiếp tục tăng lên trong năm 2016, thị trường dầu sẽ chịu rất nhiều áp lực. Quyết định của OPEC trong tuần qua "dường như phát tín hiệu Khối này quyết tâm tối đa hóa nguồn cung dầu và hất cẳng các nhà sản xuất ngoại khối ra khỏi thị trường".

Việc dỡ bỏ mục tiêu sản lượng không đồng nghĩa rằng OPEC chuẩn bị mở thêm các giếng dầu khi thành viên lớn nhất - Arab Saudi và Iraq - đang bơm dầu với mức độ kỷ lục. OPEC có thể sẽ không tăng sản lượng cho đến khi Iran hoàn tất thỏa thuận hạt nhân, giúp dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của nước này, IED dự đoán. Iran có thể khiến lượng dầu lưu kho tăng thêm 300 triệu thùng.

Thực tế, tốc độ thừa cung trong năm tới sẽ chậm lại, chỉ bằng 1/2 tốc độ năm 2015, khi nguồn cung dầu của các nước ngoài OPEC giảm và nhu cầu vẫn cao, giúp hấp thụ một phần lượng dư thừa. Tiêu thụ tăng và các cơ sở chứa dầu được mở rộng có nghĩa là thế giới sẽ không rơi vào tình trạng hết chỗ chứa lượng dầu tăng thêm, IEA dự đoán.

Đã có bằng chứng cho thấy chiến lược của OPEC - do Arab Saudi dẫn đầu - đang phát huy hiệu quả. Giá dầu xuống dưới 50 USD/thùng rõ ràng đang khiến nguồn cung từ các nước ngoài OPEC giảm đi - dự đoán giảm 600.000 thùng/ngày trong năm 2016 so với mức tăng 2,4 triệu thùng/ngày trong năm 2014. Sản lượng dầu thô của Mỹ dự đoán sẽ giảm 415.000 thùng/ngày xuống 12,4 triệu thùng/ngày.

IEA dự đoán, tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu sẽ chậm lại xuống 1,2 triệu thùng/ngày trong năm 2016, giảm so với mức đỉnh 5 năm ở 1,8 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Trong khi đó, sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng 11 tăng 50.000 thùng/ngày, cao nhất 2 tháng qua.

Nguồn Bloomberg​
 

Việc làm nổi bật

Top