Đại diện Bộ Công Thương khẳng định, công tác điều hành giá xăng dầu trong năm 2015 đảm bảo công khai minh bạch và bám sát thị trường.
Chia sẻ về điều hành giá xăng dầu trong năm 2015 tại buổi gặp mặt chiều nay 12/1, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: "Tôi nghĩ rằng cái được nhất của điều hành giá xăng dầu là đảm bảo công khai minh bạch và điều hành bám sát thị trường".
"Công tác điều hành đã bám sát thị trường, mua đắt bán đắt, mua rẻ thì bán rẻ. Cụ thể, trong năm 2015 giá xăng có 18 lần tăng giảm, trong đó có 12 lần giảm, 6 lần tăng. Việc điều chỉnh công khai, mạnh bạch. Nếu như trước đây thường bị phản ánh là điều chỉnh vào "giờ hiểm" thì giờ cứ đúng 15h sau 15 ngày sẽ công bố điều chỉnh một lần. Công thức tính toán thì cũng có sẵn rồi", Thứ trưởng nói.
Theo Thứ trưởng, đối với việc sử dụng quỹ bình ổn - vốn được cân đối dùng trong trường hợp giá tăng quá mạnh - sẽ có lúc phải bỏ. Đồng thời, trong tương lai cũng tính tới sẽ điều chỉnh giá xăng dầu hàng ngày mà không phải đợi chu kỳ 15 ngày.
"Tuy nhiên, còn phải xem xét doanh nghiệp trong nước và khâu hậu kiểm của cơ quan chức năng có đảm bảo để vận hành như vậy được hay không", Thứ trưởng nói thêm.
Nhìn tổng thể, trong năm qua, giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến giá dầu thô thế giới với tổng số lần điều chỉnh là 23 lần. Tuy nhiên, vẫn còn những băn khoăn tại sao giá dầu thế giới giảm 40% trong khi giá xăng trong nước bán lẻ chỉ giảm 12% và giá dầu bán lẻ chỉ giảm 30%?
Việc giá dầu thế giới giảm rất mạnh nhưng giá xăng dầu trong nước vẫn “đủng đỉnh” được giới chuyên gia trong nước cho rằng “là điều khó hiểu”. Câu chuyện thuế phí, quỹ bình ổn cũng nhiều lần được nhắc tới như là nguyên nhân khiến giá xăng dầu trong nước không thể giảm sâu.
Về vấn đề này, tại chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” tối 10/1 mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cho rằng, việc điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước năm vừa qua cơ bản phù hợp với diễn biến giá dầu thô trên thế giới. So với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Campuchia thì giá xăng, dầu bán lẻ ở Việt Nam còn thấp hơn khá lớn.
Theo tư lệnh ngành tài chính, giá dầu thô và giá xăng dầu bán lẻ là hai khái niệm có quan hệ với nhau nhưng không đồng nhất với nhau về tỉ lệ giá. Bởi lẽ, giá xăng, dầu bán lẻ bên cạnh giá dầu thô còn phụ thuộc vào chế biến, lưu thông, dự trữ và thuế liên quan tới xăng, dầu.
Trong năm nay, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết vẫn kiên định điều hành giá xăng, dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng, dầu. Quá trình này sẽ được cập nhật thường xuyên diễn biến giá xăng, dầu thế giới.
Ngoài ra, Bộ trưởng Dũng cũng khẳng định, trong điều hành, phải bảo đảm thông tin minh bạch cao hơn, đồng thời tăng cường công tác, thanh kiểm tra về giá bán lẻ xăng, dầu theo quy định của Chính phủ.
Chia sẻ về điều hành giá xăng dầu trong năm 2015 tại buổi gặp mặt chiều nay 12/1, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: "Tôi nghĩ rằng cái được nhất của điều hành giá xăng dầu là đảm bảo công khai minh bạch và điều hành bám sát thị trường".
"Công tác điều hành đã bám sát thị trường, mua đắt bán đắt, mua rẻ thì bán rẻ. Cụ thể, trong năm 2015 giá xăng có 18 lần tăng giảm, trong đó có 12 lần giảm, 6 lần tăng. Việc điều chỉnh công khai, mạnh bạch. Nếu như trước đây thường bị phản ánh là điều chỉnh vào "giờ hiểm" thì giờ cứ đúng 15h sau 15 ngày sẽ công bố điều chỉnh một lần. Công thức tính toán thì cũng có sẵn rồi", Thứ trưởng nói.
"Tuy nhiên, còn phải xem xét doanh nghiệp trong nước và khâu hậu kiểm của cơ quan chức năng có đảm bảo để vận hành như vậy được hay không", Thứ trưởng nói thêm.
Nhìn tổng thể, trong năm qua, giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến giá dầu thô thế giới với tổng số lần điều chỉnh là 23 lần. Tuy nhiên, vẫn còn những băn khoăn tại sao giá dầu thế giới giảm 40% trong khi giá xăng trong nước bán lẻ chỉ giảm 12% và giá dầu bán lẻ chỉ giảm 30%?
Việc giá dầu thế giới giảm rất mạnh nhưng giá xăng dầu trong nước vẫn “đủng đỉnh” được giới chuyên gia trong nước cho rằng “là điều khó hiểu”. Câu chuyện thuế phí, quỹ bình ổn cũng nhiều lần được nhắc tới như là nguyên nhân khiến giá xăng dầu trong nước không thể giảm sâu.
Về vấn đề này, tại chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” tối 10/1 mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cho rằng, việc điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước năm vừa qua cơ bản phù hợp với diễn biến giá dầu thô trên thế giới. So với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Campuchia thì giá xăng, dầu bán lẻ ở Việt Nam còn thấp hơn khá lớn.
Theo tư lệnh ngành tài chính, giá dầu thô và giá xăng dầu bán lẻ là hai khái niệm có quan hệ với nhau nhưng không đồng nhất với nhau về tỉ lệ giá. Bởi lẽ, giá xăng, dầu bán lẻ bên cạnh giá dầu thô còn phụ thuộc vào chế biến, lưu thông, dự trữ và thuế liên quan tới xăng, dầu.
Trong năm nay, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết vẫn kiên định điều hành giá xăng, dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng, dầu. Quá trình này sẽ được cập nhật thường xuyên diễn biến giá xăng, dầu thế giới.
Ngoài ra, Bộ trưởng Dũng cũng khẳng định, trong điều hành, phải bảo đảm thông tin minh bạch cao hơn, đồng thời tăng cường công tác, thanh kiểm tra về giá bán lẻ xăng, dầu theo quy định của Chính phủ.
Theo: Dân Trí
Relate Threads