Không tham gia nhiều các dự án mới cũng như việc thu hẹp hoạt động kinh doanh đã khiến hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Xây dựng công nghiệp và dân dụng dầu khí (PVC-IC, mã chứng khoán PXI) trong 2 năm trở lại đây gặp nhiều khó khăn.
Công ty CP Xây dựng công nghiệp và dân dụng dầu khí là một trong những đơn vị đầu tư phát triển bất động sản tốt nhất trong hệ thống của PVC. Ảnh: NC st
Doanh thu liên tục sụt giảm, chỉ còn gần 300 tỷ đồng trong năm 2017 nên không đủ để bù đắp giá vốn hàng bán trong kỳ. Năm 2017 cũng là năm đầu tiên Công ty có mức biên lợi nhuận âm 1,58%. Chính điều này đã khiến PVC-IC ghi nhận mức lỗ ròng sau thuế lên tới 43,02 tỷ đồng. Đến thời điểm 31/12/2017, lỗ lũy kế chưa phân phối của Công ty lên tới 57,55 tỷ đồng.
Trong tháng 6/2018, HĐQT Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) đã ban hành Nghị quyết số 324/NQ-XLDK về việc chấp thuận chủ trương thoái vốn góp của doanh nghiệp này tại PVC-IC với mức giá không thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng/CP).
Vậy lý do gì mà PVC lại quyết định thoái vốn với giá không thấp hơn 10.000 đồng/CP trong khi giá trị sổ sách của PVC-IC tính đến thời điểm 31/12/2017 chỉ còn 8.504 đồng/CP?
Theo tìm hiểu của Báo Đấu thầu, mặc dù PVC-IC có hiệu quả kinh doanh không thực sự tốt trong hai năm gần đây nhưng Công ty lại là một trong những đơn vị đầu tư phát triển bất động sản tốt nhất trong hệ thống của PVC. Giai đoạn 2016 - 2017, PVC-IC tập trung mọi nguồn lực phát triển Dự án Khu phức hợp Thương mại - Dịch vụ - Văn phòng và căn hộ tại số 33A đường 30/4, TP. Vũng Tàu. Theo công bố thông tin, Dự án sẽ bàn giao vào quý III năm 2018.
Đến thời điểm hiện tại, PVC-IC đã ký hợp đồng chuyển nhượng 5 tầng trung tâm thương mại cho Công ty CP Đầu tư Huy Thanh với giá trị hợp đồng 130 tỷ đồng và hơn 60% số lượng căn hộ của Dự án đã được ký hợp đồng mua bán. Như vậy cuối năm 2018 và đầu năm 2019 sẽ là thời điểm ghi nhận lợi nhuận của Dự án. Mức lãi ròng dự kiến thấp nhất của Dự án qua tham khảo ý kiến của một số chuyên gia phát triển bất động sản vào khoảng 10 - 15% tổng mức đầu tư, tương đương lãi ròng 100 - 150 tỷ đồng. Đây có lẽ là một trong những lý do chính khiến cho PVC quyết định thoái vốn PVC-IC không thấp hơn giá 10.000 đồng/CP.
Với lý do công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nên PVC-IC gia hạn và trì hoãn ĐHĐCĐ thường niêm 2018 sang gần cuối tháng 7/2018, tài liệu họp cổ đông cũng mới được công bố vào ngày 10/7/2018.
Điểm đáng chú ý khiến cho các cổ đông bức xúc đó là Tờ trình không thực hiện chi trả cổ tức 8% trong năm 2015 và hoàn nhập vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Theo giải thích của ban lãnh đạo, do tình hình Công ty gặp nhiều khó khăn nên việc chia cổ tức phải dừng lại để bù đắp cho số lỗ trên sổ sách kế toán thời gian qua. Không mấy cổ đông cá nhân đồng tình về vấn đề này, song nhiều khả năng Tờ trình vẫn sẽ được thông qua do tỷ lệ sở hữu của PVC tại Công ty là 51% - điều này giúp cho PVC có nhiều lợi thế trong việc đàm phán giá khi thoái vốn.
Trên thị trường chứng khoán, thị giá của PXI hiện tại đang dao động quanh ngưỡng 2.500 đồng/CP, bằng 1/5 mức giá dự kiến thoái vốn của PVC.
Công ty CP Xây dựng công nghiệp và dân dụng dầu khí là một trong những đơn vị đầu tư phát triển bất động sản tốt nhất trong hệ thống của PVC. Ảnh: NC st
Doanh thu liên tục sụt giảm, chỉ còn gần 300 tỷ đồng trong năm 2017 nên không đủ để bù đắp giá vốn hàng bán trong kỳ. Năm 2017 cũng là năm đầu tiên Công ty có mức biên lợi nhuận âm 1,58%. Chính điều này đã khiến PVC-IC ghi nhận mức lỗ ròng sau thuế lên tới 43,02 tỷ đồng. Đến thời điểm 31/12/2017, lỗ lũy kế chưa phân phối của Công ty lên tới 57,55 tỷ đồng.
Trong tháng 6/2018, HĐQT Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) đã ban hành Nghị quyết số 324/NQ-XLDK về việc chấp thuận chủ trương thoái vốn góp của doanh nghiệp này tại PVC-IC với mức giá không thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng/CP).
Vậy lý do gì mà PVC lại quyết định thoái vốn với giá không thấp hơn 10.000 đồng/CP trong khi giá trị sổ sách của PVC-IC tính đến thời điểm 31/12/2017 chỉ còn 8.504 đồng/CP?
Theo tìm hiểu của Báo Đấu thầu, mặc dù PVC-IC có hiệu quả kinh doanh không thực sự tốt trong hai năm gần đây nhưng Công ty lại là một trong những đơn vị đầu tư phát triển bất động sản tốt nhất trong hệ thống của PVC. Giai đoạn 2016 - 2017, PVC-IC tập trung mọi nguồn lực phát triển Dự án Khu phức hợp Thương mại - Dịch vụ - Văn phòng và căn hộ tại số 33A đường 30/4, TP. Vũng Tàu. Theo công bố thông tin, Dự án sẽ bàn giao vào quý III năm 2018.
Đến thời điểm hiện tại, PVC-IC đã ký hợp đồng chuyển nhượng 5 tầng trung tâm thương mại cho Công ty CP Đầu tư Huy Thanh với giá trị hợp đồng 130 tỷ đồng và hơn 60% số lượng căn hộ của Dự án đã được ký hợp đồng mua bán. Như vậy cuối năm 2018 và đầu năm 2019 sẽ là thời điểm ghi nhận lợi nhuận của Dự án. Mức lãi ròng dự kiến thấp nhất của Dự án qua tham khảo ý kiến của một số chuyên gia phát triển bất động sản vào khoảng 10 - 15% tổng mức đầu tư, tương đương lãi ròng 100 - 150 tỷ đồng. Đây có lẽ là một trong những lý do chính khiến cho PVC quyết định thoái vốn PVC-IC không thấp hơn giá 10.000 đồng/CP.
Với lý do công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nên PVC-IC gia hạn và trì hoãn ĐHĐCĐ thường niêm 2018 sang gần cuối tháng 7/2018, tài liệu họp cổ đông cũng mới được công bố vào ngày 10/7/2018.
Điểm đáng chú ý khiến cho các cổ đông bức xúc đó là Tờ trình không thực hiện chi trả cổ tức 8% trong năm 2015 và hoàn nhập vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Theo giải thích của ban lãnh đạo, do tình hình Công ty gặp nhiều khó khăn nên việc chia cổ tức phải dừng lại để bù đắp cho số lỗ trên sổ sách kế toán thời gian qua. Không mấy cổ đông cá nhân đồng tình về vấn đề này, song nhiều khả năng Tờ trình vẫn sẽ được thông qua do tỷ lệ sở hữu của PVC tại Công ty là 51% - điều này giúp cho PVC có nhiều lợi thế trong việc đàm phán giá khi thoái vốn.
Trên thị trường chứng khoán, thị giá của PXI hiện tại đang dao động quanh ngưỡng 2.500 đồng/CP, bằng 1/5 mức giá dự kiến thoái vốn của PVC.
Anh Ngọc
Báo Đấu thầu
Báo Đấu thầu
Relate Threads