Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ TNHH một thành viên (Thalexim), một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu 100% vốn nhà nước có trụ sở tại Bình Dương, sẽ bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm nay. Việc tiếp theo sẽ là bán cổ phần lên tới 45,5% vốn điều lệ cho nhà đầu tư chiến lược.
Yêu cầu này là của Thủ tướng Chính phủ với UBND tỉnh Bình Dương, đơn vị quản lý Thalexim tại quyết định 1165 phê duyệt phương án cổ phần hóa tại Thalexim do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ ký ban hành hôm 9-8.
Theo đó, UBND tỉnh Bình Dương phải chỉ đạo Thalexim công bố đầy đủ thông tin về doanh nghiệp cổ phần hóa; tổ chức triển khai thực hiện IPO trước ngày 1-1-2018. Số cổ phần được chào bán là 11,83 triệu, tương đương 5% vốn điều lệ tại quyết định cổ phần hóa.
Đồng thời, UBND tỉnh Bình Dương cũng phải thoái vốn nhà nước nắm giữ tại Thalexim xuống 36% trước ngày 31-12-2018 và tiếp tục thoái vốn sau đó. UBND tỉnh Bình Dương cũng được giao là chủ sở hữu phần vốn nhà nước và cửa đại diện làm chủ sở hữu tại Thalexim.
Cũng ở quyết định kể trên, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Thalexim cổ phần hóa bằng hình thức bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Thời gian bắt đầu thực hiện từ thời điểm ban hành quyết định.
Cụ thể, bên cạnh 11,83 triệu cổ phần chào bán công khai ra công chúng như đã nói ở trên, Thalexim sẽ bán 1,067 triệu cổ phần ưu đãi cho người lao động, chiếm tỷ lệ 0,45%.
Đặc biệt, bán 107,768 cổ phần, chiếm 45,5% vốn điều lệ cho nhà đầu tư chiến lược. Số cổ phần còn lại, tương đương 49% vốn sẽ do nhà nước nắm giữ.
Về nhà đầu tư chiến lược, UBND tỉnh Bình Dương được quyền lựa chọn và chịu trách nhiệm trên nguyên tắc là cam kết gắn bó lâu dài. Tuy nhiên, việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược chỉ thực hiện sau khi IPO.
Thalexim là một trong 29 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối tính đến thời điểm hiện tại chuyên cung cấp xăng dầu cho các tổng đại lý, đại lý, nắm giữ thị phần ở mức một con số.
Như vậy, với kế hoạch IPO kể trên, Thalexim đã nối gót những “anh lớn” như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) trong việc cổ phần hóa và giảm dần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong hai "anh lớn", hiện chỉ Petrolimex đã hoàn thành các công tác liên quan, thực hiện bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược và IPO hôm 21-4-2017. Còn PV Oil thì đã lỡ hẹn IPO không dưới 2 lần và cũng đang trong quá trình tìm kiếm, chọn lựa nhà đầu tư.
Cũng đang trong lộ trình xúc tiến cổ phần hóa và IPO như Thalexim là Công ty TNHH một thành viên Thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex). Theo đó, dự kiến vào từ 24 đến 25-8 tới, Petimex sẽ nộp hồ sơ IPO lên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) và sẽ tổ chức đấu giá vào đầu tháng 10. Những thời hạn này là trễ so với chỉ đạo trước đó của cơ quan quản lý do vướng mắc trong định giá tài sản.
Như vậy, trong số các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu chỉ còn rất ít công ty 100% vốn nhà nước. Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) là một cái tên như vậy.
Cổ phần của các doanh nghiệp xăng dầu được đánh giá là khá hấp dẫn trên thị trường nhờ tiếng tăm về lợi nhuận tốt bao nhiêu năm qua.
Nhìn rộng ra, với việc cổ phần hóa, bán cổ phần ra công chúng cũng như bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược, thị trường bán lẻ xăng dầu sẽ càng ngày càng mở cửa.
Đến thời điểm hiện tại, liên doanh nước ngoài giữa Idemitsu Kosan (Nhật Bản) và Công ty dầu khí quốc tế Kuwait Petroleum (KPI) là Công ty xăng dầu Idemitsu Q8 đã được cấp phép để bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam.
Yêu cầu này là của Thủ tướng Chính phủ với UBND tỉnh Bình Dương, đơn vị quản lý Thalexim tại quyết định 1165 phê duyệt phương án cổ phần hóa tại Thalexim do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ ký ban hành hôm 9-8.
Theo đó, UBND tỉnh Bình Dương phải chỉ đạo Thalexim công bố đầy đủ thông tin về doanh nghiệp cổ phần hóa; tổ chức triển khai thực hiện IPO trước ngày 1-1-2018. Số cổ phần được chào bán là 11,83 triệu, tương đương 5% vốn điều lệ tại quyết định cổ phần hóa.
Đồng thời, UBND tỉnh Bình Dương cũng phải thoái vốn nhà nước nắm giữ tại Thalexim xuống 36% trước ngày 31-12-2018 và tiếp tục thoái vốn sau đó. UBND tỉnh Bình Dương cũng được giao là chủ sở hữu phần vốn nhà nước và cửa đại diện làm chủ sở hữu tại Thalexim.
Cũng ở quyết định kể trên, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Thalexim cổ phần hóa bằng hình thức bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Thời gian bắt đầu thực hiện từ thời điểm ban hành quyết định.
Cụ thể, bên cạnh 11,83 triệu cổ phần chào bán công khai ra công chúng như đã nói ở trên, Thalexim sẽ bán 1,067 triệu cổ phần ưu đãi cho người lao động, chiếm tỷ lệ 0,45%.
Về nhà đầu tư chiến lược, UBND tỉnh Bình Dương được quyền lựa chọn và chịu trách nhiệm trên nguyên tắc là cam kết gắn bó lâu dài. Tuy nhiên, việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược chỉ thực hiện sau khi IPO.
Thalexim là một trong 29 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối tính đến thời điểm hiện tại chuyên cung cấp xăng dầu cho các tổng đại lý, đại lý, nắm giữ thị phần ở mức một con số.
Như vậy, với kế hoạch IPO kể trên, Thalexim đã nối gót những “anh lớn” như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) trong việc cổ phần hóa và giảm dần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong hai "anh lớn", hiện chỉ Petrolimex đã hoàn thành các công tác liên quan, thực hiện bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược và IPO hôm 21-4-2017. Còn PV Oil thì đã lỡ hẹn IPO không dưới 2 lần và cũng đang trong quá trình tìm kiếm, chọn lựa nhà đầu tư.
Cũng đang trong lộ trình xúc tiến cổ phần hóa và IPO như Thalexim là Công ty TNHH một thành viên Thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex). Theo đó, dự kiến vào từ 24 đến 25-8 tới, Petimex sẽ nộp hồ sơ IPO lên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) và sẽ tổ chức đấu giá vào đầu tháng 10. Những thời hạn này là trễ so với chỉ đạo trước đó của cơ quan quản lý do vướng mắc trong định giá tài sản.
Như vậy, trong số các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu chỉ còn rất ít công ty 100% vốn nhà nước. Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) là một cái tên như vậy.
Cổ phần của các doanh nghiệp xăng dầu được đánh giá là khá hấp dẫn trên thị trường nhờ tiếng tăm về lợi nhuận tốt bao nhiêu năm qua.
Nhìn rộng ra, với việc cổ phần hóa, bán cổ phần ra công chúng cũng như bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược, thị trường bán lẻ xăng dầu sẽ càng ngày càng mở cửa.
Đến thời điểm hiện tại, liên doanh nước ngoài giữa Idemitsu Kosan (Nhật Bản) và Công ty dầu khí quốc tế Kuwait Petroleum (KPI) là Công ty xăng dầu Idemitsu Q8 đã được cấp phép để bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads