Công trình Đường dây 500kV Nhiệt điện Long Phú - Ô Môn do Ban Quản lý các công trình Điện miền Nam làm chủ đầu tư. Hiện nay, đoạn đi qua địa bàn tỉnh còn vướng mắc trong công tác bồi thường, bàn giao mặt bằng.
Dự án này là công trình trọng điểm quốc gia, trong đó đoạn đi qua địa bàn Hậu Giang có 764 hộ ở 9 xã, thị trấn thuộc huyện Phụng Hiệp và Châu Thành A bị ảnh hưởng với tổng chiều dài khoảng 39km. Diện tích đất bị ảnh hưởng hơn 100ha gồm 79 móng trụ và hành lang lưới điện. Hiện nay còn 6/229 hộ thuộc địa bàn huyện Châu Thành A vướng mắc trong khâu kiểm đếm, bồi thường thiệt hại, trong đó có 4 hộ chưa đồng ý cho kiểm đếm.
Điển hình hộ ông Trần Văn Điều, ở xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, bị ảnh hưởng đất, nhà, công trình và cây trồng nằm trong hành lang an toàn lưới điện. Tổng diện tích bị ảnh hưởng khoảng 1.071m2, loại đất CLN. Quá trình thực hiện dự án, hộ ông Điều không thống nhất cho kiểm đếm, bởi ông cho rằng phía ngoài hành lang lưới điện vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cây trồng của gia đình nhưng cơ quan chức năng chỉ kiểm đếm phần nhà, công trình, cây trồng nằm trong hành lang an toàn lưới điện nên ông không đồng ý.
Ông Lê Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, cho biết: “Năm 2015, đơn vị phối hợp với UBND xã xuống kiểm đếm phần nhà, công trình, cây trồng bị ảnh hưởng nhưng hộ ông Điều không đồng ý cho kiểm đếm. Từ đó đến nay, tuy đơn vị tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương và chủ đầu tư nhiều lần đến gia đình vận động nhưng hộ ông Điều vẫn không chấp thuận mà yêu cầu kiểm đếm tất cả cây trồng dưới hành lang lưới điện là chưa đúng. Vì cây trồng dưới hành lang an toàn lưới điện không ảnh hưởng, bà con vẫn trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch bình thường”.
Còn hộ bà Nguyễn Thị Lệ, ở xã Nhơn Nghĩa A, chấp thuận cho kiểm đếm, bàn giao mặt bằng đã thi công xong móng trụ nhưng chưa đồng ý cho kéo dây điện. Bà Lệ đặt vấn đề: “Gia đình tôi bị ảnh hưởng trụ điện được bồi thường nhưng phần nhà sát trụ điện sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự an toàn tính mạng con người ai chịu trách nhiệm? Cây trồng dưới hành lang an toàn lưới điện bị thiệt hại cũng như chiều cao của cây đụng đường dây điện sẽ giải quyết như thế nào? Quá trình thi công ảnh hưởng đến cây trồng của dân được xử lý ra sao? Vì thế, nhà đầu tư phải cam kết chịu trách nhiệm khi hậu quả xảy ra thì tôi mới đồng ý cho kéo dây điện đi qua phần đất của gia đình”.
Nội dung người dân còn băn khoăn được ông Trương Minh Huy, Trưởng phòng Tư vấn đền bù Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3, giải thích: “Ngành điện cam kết với từng hộ gia đình nếu có thiệt hại về công trình, nhà ở, hoa màu thì bà con yêu cầu chính quyền địa phương lập biên bản, đơn vị sẽ bồi thường theo quy định. Đây là đường dây điện quốc gia kéo từ Bắc chí Nam, thiết kế qua khu vực vườn vùng thấp nhất của dây có chiều cao 23m. Do đó, cây bà con trồng có chiều cao mười mấy mét sẽ không ảnh hưởng lưới điện”.
Sau khi được các ngành chức năng giải thích, các hộ dân thống nhất cho kiểm đếm để thực hiện công trình trên. Bà Lệ nói: “Do tôi chưa hiểu rõ các quy định như thế nào trong quá trình thực hiện dự án này, trong khi nhà tôi ở sát trụ điện nên phải lo sợ tính mạng, sức khỏe sau này, kể cả quá trình thi công sẽ gây ảnh hưởng cây trồng trên đất… Nay được đơn vị tư vấn và các ngành chức năng làm rõ, tôi hoàn toàn thống nhất”.
Ông Võ Quốc Sử, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, đánh giá cao sự hợp tác của bà con trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Đồng thời mong rằng những băn khoăn, nguyện vọng của các trường hợp bị ảnh hưởng còn lại sau khi được các ngành chức năng giải thích sẽ hợp tác tốt như đã hứa nhằm giúp cho đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện sớm hoàn thành dự án”.
Dự án này là công trình trọng điểm quốc gia, trong đó đoạn đi qua địa bàn Hậu Giang có 764 hộ ở 9 xã, thị trấn thuộc huyện Phụng Hiệp và Châu Thành A bị ảnh hưởng với tổng chiều dài khoảng 39km. Diện tích đất bị ảnh hưởng hơn 100ha gồm 79 móng trụ và hành lang lưới điện. Hiện nay còn 6/229 hộ thuộc địa bàn huyện Châu Thành A vướng mắc trong khâu kiểm đếm, bồi thường thiệt hại, trong đó có 4 hộ chưa đồng ý cho kiểm đếm.
Ông Lê Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, cho biết: “Năm 2015, đơn vị phối hợp với UBND xã xuống kiểm đếm phần nhà, công trình, cây trồng bị ảnh hưởng nhưng hộ ông Điều không đồng ý cho kiểm đếm. Từ đó đến nay, tuy đơn vị tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương và chủ đầu tư nhiều lần đến gia đình vận động nhưng hộ ông Điều vẫn không chấp thuận mà yêu cầu kiểm đếm tất cả cây trồng dưới hành lang lưới điện là chưa đúng. Vì cây trồng dưới hành lang an toàn lưới điện không ảnh hưởng, bà con vẫn trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch bình thường”.
Còn hộ bà Nguyễn Thị Lệ, ở xã Nhơn Nghĩa A, chấp thuận cho kiểm đếm, bàn giao mặt bằng đã thi công xong móng trụ nhưng chưa đồng ý cho kéo dây điện. Bà Lệ đặt vấn đề: “Gia đình tôi bị ảnh hưởng trụ điện được bồi thường nhưng phần nhà sát trụ điện sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự an toàn tính mạng con người ai chịu trách nhiệm? Cây trồng dưới hành lang an toàn lưới điện bị thiệt hại cũng như chiều cao của cây đụng đường dây điện sẽ giải quyết như thế nào? Quá trình thi công ảnh hưởng đến cây trồng của dân được xử lý ra sao? Vì thế, nhà đầu tư phải cam kết chịu trách nhiệm khi hậu quả xảy ra thì tôi mới đồng ý cho kéo dây điện đi qua phần đất của gia đình”.
Nội dung người dân còn băn khoăn được ông Trương Minh Huy, Trưởng phòng Tư vấn đền bù Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3, giải thích: “Ngành điện cam kết với từng hộ gia đình nếu có thiệt hại về công trình, nhà ở, hoa màu thì bà con yêu cầu chính quyền địa phương lập biên bản, đơn vị sẽ bồi thường theo quy định. Đây là đường dây điện quốc gia kéo từ Bắc chí Nam, thiết kế qua khu vực vườn vùng thấp nhất của dây có chiều cao 23m. Do đó, cây bà con trồng có chiều cao mười mấy mét sẽ không ảnh hưởng lưới điện”.
Sau khi được các ngành chức năng giải thích, các hộ dân thống nhất cho kiểm đếm để thực hiện công trình trên. Bà Lệ nói: “Do tôi chưa hiểu rõ các quy định như thế nào trong quá trình thực hiện dự án này, trong khi nhà tôi ở sát trụ điện nên phải lo sợ tính mạng, sức khỏe sau này, kể cả quá trình thi công sẽ gây ảnh hưởng cây trồng trên đất… Nay được đơn vị tư vấn và các ngành chức năng làm rõ, tôi hoàn toàn thống nhất”.
Ông Võ Quốc Sử, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, đánh giá cao sự hợp tác của bà con trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Đồng thời mong rằng những băn khoăn, nguyện vọng của các trường hợp bị ảnh hưởng còn lại sau khi được các ngành chức năng giải thích sẽ hợp tác tốt như đã hứa nhằm giúp cho đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện sớm hoàn thành dự án”.
Theo Nghị định số 14 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện thì hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp; chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh có khoảng cách là 7m. Trường hợp cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách là 6m.
Bài, ảnh: PHI YẾN - Báo Hậu Giang
Relate Threads