QĐND - Đầu tư cho công nghiệp và các dự án hạ tầng quy mô lớn từ lâu hầu hết do các tập đoàn kinh tế Nhà nước triển khai thực hiện. Trong bối cảnh hiện nay, khi Chính phủ có chủ trương dừng cấp bảo lãnh cho các dự án mới thì việc xã hội hóa nguồn vốn cho các dự án gặp khó khăn. Việc liên danh do Tập đoàn Geleximco đứng đầu đề xuất tham gia một số dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) theo hình thức đối tác công-tư (PPP), trong đó có NMNĐ Quỳnh Lập I là hướng đi phù hợp.
Thu hút vốn tư nhân-một hướng đi cần thiết
Dự án NMNĐ Quỳnh Lập I (giai đoạn 1) thuộc Trung tâm điện lực Quỳnh Lập (Nghệ An) được Chính phủ phê duyệt theo kế hoạch sẽ vận hành năm 2022-2023. Tuy nhiên, suốt hơn 7 năm qua, dự án mới dừng ở các cuộc họp thẩm định. Dự án gặp khó khăn vì vướng nhiều vấn đề pháp lý và tài chính. Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) từng có thư mời Geleximco và đối tác KOSPO (đến từ Hàn Quốc) cùng tham gia dự án. Nhưng các đối tác luôn đặt ra yêu cầu phải có bảo lãnh Chính phủ mới tham gia đầu tư.
Dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập I (giai đoạn 1) sau gần 3 năm khởi công vẫn chỉ là bãi đất trống.
Dự án dù đã được tổ chức lễ khởi công vào năm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa triển khai giải phóng mặt bằng. Hiện liên danh Geleximco-HUI (công ty con của Công ty Cổ phần và Tập đoàn năng lượng mới Kaidi Quang Dương- Công ty Kaidi) chủ động đề nghị tăng tỷ lệ vốn góp lên 75% nhưng các bên chưa tìm được tiếng nói chung.
Ngày 31-7-2017, liên danh giữa Tập đoàn Geleximco và Công ty Kaidi đã có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc cho các dự án đầu tư NMNĐ: Quỳnh Lập I, Quỳnh Lập II, Quảng Trạch I, Quảng Trạch II, Hải Phòng III theo hình thức PPP, trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 20-25% cổ phần, còn lại Geleximco-Kaidi đầu tư. Ngày 16-10-2017, lần thứ 2, liên danh Geleximco-HUI có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất làm chủ đầu tư Dự án NMNĐ Quỳnh Lập I và Quảng Trạch II. Liên danh đề xuất tỷ lệ sở hữu cụ thể: Đối với Dự án NMNĐ Quảng Trạch II, Geleximco-HUI sở hữu 100% cổ phần dự án, còn NMNĐ Quỳnh Lập I là 75% cổ phần, 25% cổ phần còn lại do TKV sở hữu. Theo đó, nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm thu xếp vốn cho dự án từ các tổ chức tín dụng và nguồn vốn vay thương mại quốc tế mà không cần bảo lãnh Chính phủ...
Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco chia sẻ: “Là doanh nghiệp tư nhân, chúng tôi phải tính toán rất kỹ về hiệu quả đầu tư. Chúng tôi bỏ vốn của mình để đầu tư, không yêu cầu bảo lãnh từ ngân sách, chúng tôi phải là người lo đầu tiên...”. Trong khi đó, Công ty Kaidi là đối tác đã thực hiện nhiều dự án năng lượng lớn. Năm 2009, công ty được lựa chọn làm tổng thầu xây dựng NMNĐ Mạo Khê-Quảng Ninh do TKV làm chủ đầu tư. Geleximco đánh giá cao năng lực thu xếp vốn và thi công của Kaidi nên tiếp tục đề nghị hợp tác đầu tư trong các dự án mới.
Tại văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng, liên danh cam kết, nếu được giao làm chủ đầu tư, trong vòng một tháng sẽ thành lập Công ty Dự án NMNĐ Quỳnh Lập I, sau 3 tháng sẽ ký kết thỏa thuận bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư với chính quyền địa phương. Trong vòng 2 tháng ký hợp đồng tư vấn quản lý, giám sát kỹ thuật với chủ trương lựa chọn tư vấn Fitchner của Đức. Tổng thầu sẽ ứng trước toàn bộ chi phí công trình trước khi hoàn tất thủ tục thu xếp vốn...
Về công nghệ, dự kiến sử dụng công nghệ siêu tới hạn, các hệ thống vận hành chính của nhà máy sẽ được mời thầu quốc tế, sử dụng sản phẩm của những nước G7 hoặc sản phẩm ủy quyền thiết kế chế tạo của nước đó. Đồng thời, đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của Chính phủ về công nghệ và bảo vệ môi trường, cũng như tuân thủ chặt chẽ yêu cầu pháp lý của một dự án đầu tư.
Cần sớm tháo gỡ
Trước tình hình trên, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng và Tập đoàn TKV khẩn trương báo cáo về phương án góp vốn thực hiện Dự án NMNĐ Quỳnh Lập I, song đến nay một số đơn vị vẫn chưa có báo cáo. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ không đáp ứng được tiến độ dự án.
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: “Việc huy động vốn xã hội, nguồn vốn đầu tư rất quan trọng. Nếu Chính phủ không cần bảo lãnh cho các doanh nghiệp mà họ tự bỏ vốn ra thì đó là việc rất tốt. Việc doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các dự án mà Nhà nước đã nghiên cứu, quyết định cần thiết phải đầu tư, đặc biệt là dự án lớn, dự án trọng điểm, dự án có lợi cho nền kinh tế quốc dân là hết sức quan trọng cần phải khuyến khích”.
Theo chiến lược phát triển ngành điện, đến năm 2020 phải nâng công suất lên 43.000MW, đến năm 2030 là 60.000MW. Với công suất như vậy, cần phải huy động được 40 tỷ USD vào năm 2020 và lên tới 148 tỷ USD vào năm 2030. Trong bối cảnh Chính phủ sẽ không thể tiếp tục bảo lãnh cho các dự án tương tự, việc huy động các nguồn vốn xã hội hóa là rất cần thiết, góp phần giảm gánh nặng cho doanh nghiệp Nhà nước, mặt khác tạo cơ chế thu hút vốn tư nhân, vốn nước ngoài để phát triển kinh tế.
Thu hút vốn tư nhân-một hướng đi cần thiết
Dự án NMNĐ Quỳnh Lập I (giai đoạn 1) thuộc Trung tâm điện lực Quỳnh Lập (Nghệ An) được Chính phủ phê duyệt theo kế hoạch sẽ vận hành năm 2022-2023. Tuy nhiên, suốt hơn 7 năm qua, dự án mới dừng ở các cuộc họp thẩm định. Dự án gặp khó khăn vì vướng nhiều vấn đề pháp lý và tài chính. Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) từng có thư mời Geleximco và đối tác KOSPO (đến từ Hàn Quốc) cùng tham gia dự án. Nhưng các đối tác luôn đặt ra yêu cầu phải có bảo lãnh Chính phủ mới tham gia đầu tư.
Dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập I (giai đoạn 1) sau gần 3 năm khởi công vẫn chỉ là bãi đất trống.
Ngày 31-7-2017, liên danh giữa Tập đoàn Geleximco và Công ty Kaidi đã có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc cho các dự án đầu tư NMNĐ: Quỳnh Lập I, Quỳnh Lập II, Quảng Trạch I, Quảng Trạch II, Hải Phòng III theo hình thức PPP, trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 20-25% cổ phần, còn lại Geleximco-Kaidi đầu tư. Ngày 16-10-2017, lần thứ 2, liên danh Geleximco-HUI có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất làm chủ đầu tư Dự án NMNĐ Quỳnh Lập I và Quảng Trạch II. Liên danh đề xuất tỷ lệ sở hữu cụ thể: Đối với Dự án NMNĐ Quảng Trạch II, Geleximco-HUI sở hữu 100% cổ phần dự án, còn NMNĐ Quỳnh Lập I là 75% cổ phần, 25% cổ phần còn lại do TKV sở hữu. Theo đó, nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm thu xếp vốn cho dự án từ các tổ chức tín dụng và nguồn vốn vay thương mại quốc tế mà không cần bảo lãnh Chính phủ...
Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco chia sẻ: “Là doanh nghiệp tư nhân, chúng tôi phải tính toán rất kỹ về hiệu quả đầu tư. Chúng tôi bỏ vốn của mình để đầu tư, không yêu cầu bảo lãnh từ ngân sách, chúng tôi phải là người lo đầu tiên...”. Trong khi đó, Công ty Kaidi là đối tác đã thực hiện nhiều dự án năng lượng lớn. Năm 2009, công ty được lựa chọn làm tổng thầu xây dựng NMNĐ Mạo Khê-Quảng Ninh do TKV làm chủ đầu tư. Geleximco đánh giá cao năng lực thu xếp vốn và thi công của Kaidi nên tiếp tục đề nghị hợp tác đầu tư trong các dự án mới.
Tại văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng, liên danh cam kết, nếu được giao làm chủ đầu tư, trong vòng một tháng sẽ thành lập Công ty Dự án NMNĐ Quỳnh Lập I, sau 3 tháng sẽ ký kết thỏa thuận bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư với chính quyền địa phương. Trong vòng 2 tháng ký hợp đồng tư vấn quản lý, giám sát kỹ thuật với chủ trương lựa chọn tư vấn Fitchner của Đức. Tổng thầu sẽ ứng trước toàn bộ chi phí công trình trước khi hoàn tất thủ tục thu xếp vốn...
Về công nghệ, dự kiến sử dụng công nghệ siêu tới hạn, các hệ thống vận hành chính của nhà máy sẽ được mời thầu quốc tế, sử dụng sản phẩm của những nước G7 hoặc sản phẩm ủy quyền thiết kế chế tạo của nước đó. Đồng thời, đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của Chính phủ về công nghệ và bảo vệ môi trường, cũng như tuân thủ chặt chẽ yêu cầu pháp lý của một dự án đầu tư.
Cần sớm tháo gỡ
Trước tình hình trên, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng và Tập đoàn TKV khẩn trương báo cáo về phương án góp vốn thực hiện Dự án NMNĐ Quỳnh Lập I, song đến nay một số đơn vị vẫn chưa có báo cáo. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ không đáp ứng được tiến độ dự án.
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: “Việc huy động vốn xã hội, nguồn vốn đầu tư rất quan trọng. Nếu Chính phủ không cần bảo lãnh cho các doanh nghiệp mà họ tự bỏ vốn ra thì đó là việc rất tốt. Việc doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các dự án mà Nhà nước đã nghiên cứu, quyết định cần thiết phải đầu tư, đặc biệt là dự án lớn, dự án trọng điểm, dự án có lợi cho nền kinh tế quốc dân là hết sức quan trọng cần phải khuyến khích”.
Theo chiến lược phát triển ngành điện, đến năm 2020 phải nâng công suất lên 43.000MW, đến năm 2030 là 60.000MW. Với công suất như vậy, cần phải huy động được 40 tỷ USD vào năm 2020 và lên tới 148 tỷ USD vào năm 2030. Trong bối cảnh Chính phủ sẽ không thể tiếp tục bảo lãnh cho các dự án tương tự, việc huy động các nguồn vốn xã hội hóa là rất cần thiết, góp phần giảm gánh nặng cho doanh nghiệp Nhà nước, mặt khác tạo cơ chế thu hút vốn tư nhân, vốn nước ngoài để phát triển kinh tế.
VŨ QUANG THÁI
qdnd.vn
qdnd.vn
Relate Threads