Phát triển các nhà máy nhiệt điện (NMNÐ) than là nhu cầu thực tiễn, bảo đảm cung cấp đủ nguồn điện ổn định và an toàn cho hệ thống. Cùng với sự phát triển này, việc cấp bách hiện nay là tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát và bảo đảm các giải pháp công nghệ để bảo vệ môi trường (BVMT), tránh nguy cơ gây ô nhiễm do khói thải và tro, xỉ của NMNÐ đốt than.
Nỗ lực xử lý tro, xỉ
Việt Nam hiện có 20 NMNÐ than đang hoạt động với tổng công suất lắp đặt khoảng 13.110MW. Tất cả các NMNÐ đang xây dựng và đã đi vào vận hành đều có Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ÐTM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt. Khối lượng tro, xỉ phát sinh của NMNÐ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng than, với than cám an-tra-xít nội địa tỷ lệ tro chiếm tới 30% lượng than sử dụng, trong khi đó với hầu hết than nhập khẩu, tỷ lệ này dưới 10% lượng than sử dụng. Với 20 NMNÐ than đang vận hành, lượng nhiên liệu tiêu thụ khoảng 40 triệu tấn than/năm sẽ phát sinh khoảng 15,5 triệu tấn tro xỉ/năm (trong đó khoảng 80%-85% tro bay và 15% - 20% xỉ đáy lò) sử dụng tổng diện tích bãi thải xỉ khoảng 700 ha. Dự báo đến năm 2020, có thêm 12 dự án nhiệt điện khác với tổng công suất tăng thêm 12 nghìn MW đi vào hoạt động, tiêu thụ thêm 30 triệu tấn than/năm. Tổng lượng tro bay, xỉ đáy lò phát sinh từ các NMNÐ đến năm 2020 ước khoảng hơn 30 triệu tấn/năm.
Biện pháp xử lý tro, xỉ phổ biến hiện nay là lưu trữ ổn định trong các bãi chứa có quy mô lớn, được phê duyệt trong ÐTM. Thực hiện Quyết định số 1696/QÐ-TTg ngày 23-9-2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các NMNÐ, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD), các NMNÐ đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp xử lý, tiêu thụ tro xỉ phát sinh. Với hơn 15 triệu tấn tro, xỉ nhiệt điện phát sinh hiện nay và con số này là khoảng 30 triệu tấn/năm vào năm 2020, ưu tiên hàng đầu hiện nay của các NMNÐ đốt than là tìm đầu ra tiêu thụ lượng tro, xỉ này. Tháo gỡ rào cản pháp lý là nút thắt quan trọng, đột phá để giải quyết vấn đề tro, xỉ. Hiện, tro bay của các NMNÐ thuộc đối tượng nghi ngờ (có khả năng) là chất thải nguy hại (Thông tư 36/2015/TT-BTNMT), là rào cản pháp lý, cũng là rào cản tâm lý ứng xử của cơ quan quản lý và của người dân đối với tro, xỉ nhiệt điện. Qua việc lấy mẫu và phân tích mẫu tro, xỉ phát sinh của tất cả các NMNÐ đốt than hiện nay của cơ quan chức năng, kết quả chứng minh tro, xỉ của các nhà máy này không phải chất thải nguy hại (nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại). Có thực trạng là nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất xi-măng, gạch không nung và nhiều cơ sở sản xuất VLXD khác có khả năng sử dụng tro, xỉ của NMNÐ làm nguyên liệu sản xuất, nhưng lại không đủ điều kiện tiếp nhận tro, xỉ theo quy định của Nghị định số 38/2015/NÐ-CP ngày 24-4-2015 (không có Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu BVMT trước khi chính thức hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo Khoản 5 Ðiều 32 Nghị định số 38/2015/NÐ-CP); thiếu các Quy chuẩn kỹ thuật đối với tro xỉ làm VLXD, vật liệu san nền. Do đó, vấn đề xử lý, tiêu thụ tro, xỉ tại các NMNÐ sẽ được giải quyết nếu các cơ quan chức năng sớm ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về tro, xỉ làm VLXD và sử dụng trong công trình xây dựng, cũng như những chính sách đặc thù về quản lý tro, xỉ (tránh việc đánh đồng với những quy định về quản lý, xử lý các loại chất thải rắn khác). Thiếu quy định về hạch toán chi phí giá thành xử lý tro, xỉ của các NMNÐ tính vào giá điện làm cho các NMNÐ không thể tự mình đầu tư dây chuyền sản xuất VLXD từ tro, xỉ.
Thủ tướng Chính phủ ngày 12-4-2017 vừa qua đã ban hành Quyết định Số 452/QÐ-TTg phê duyệt đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của NMNÐ, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất VLXD và trong các công trình xây dựng. Theo đó, trong thời gian tới, để đẩy nhanh tiến độ xử lý, tiêu thụ tro, xỉ, Bộ Công thương sẽ yêu cầu các NMNÐ đốt than đang hoạt động phải lập Ðề án xử lý, tiêu thụ tro, xỉ trình bộ phê duyệt trước ngày 31-12-2018.
Tích cực xử lý khí thải
Hiện nay, vấn đề khí thải của các NMNÐ được dư luận hết sức quan tâm. Việt Nam áp dụng Quy chuẩn QCVN 22:2009/BTNMT để tính ngưỡng phát thải cho các NMNÐ. Với trình độ công nghệ và thiết bị hiện nay, việc xử lý khí thải của các NMNÐ hoàn toàn có thể đáp ứng được. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) đã lắp đặt ở tất cả các nhà máy đang hoạt động với hiệu suất dao động từ 99,7% đến 99,8%. Với đặc thù công nghệ của nhiệt điện đốt than, khi khởi động lò hơi hoặc khi công suất lò thấp, các nhà máy phải đốt kèm dầu FO, HFO hoặc DO. Lúc này, hệ thống ESP không hoạt động được do nguy cơ cháy nổ, và người dân sẽ quan sát thấy hiện tượng khói đen tại miệng ống khói. Ðể khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Công thương đã chỉ đạo các NMNÐ đốt than chủ động đầu tư cải tiến thiết bị, công nghệ để đưa hệ thống ESP vào vận hành ngay khi khởi động lò, thay thế nhiên liệu đốt lò phụ từ dầu FO sang dầu DO. Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đôn đốc các NMNÐ cải tạo hệ thống đốt khởi động lò, để có thể đưa hệ thống ESP vào ngay khi bắt đầu khởi động. Ðối với các dự án nhiệt điện đang triển khai cần thay đổi thiết kế hệ thống ESP để đáp ứng yêu cầu đưa hệ thống này vào hoạt động ngay khi khởi động lò và hoàn thành việc cải tiến trước khi đưa dự án vào hoạt động chính thức. Ðến nay, đã có một số nhà máy hoàn thành việc cải tiến hệ thống ESP, có thể đưa hệ thống lọc bụi tĩnh điện vào hoạt động ngay khi khởi động lò như NMNÐ Duyên Hải 1, Vĩnh Tân 2…
Thực thi hiệu quả, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật của nhà máy và quản lý, giám sát (quan trắc môi trường, thanh tra, kiểm tra) của các cơ quan quản lý đóng vai trò quyết định trong việc kiểm soát chặt chẽ việc BVMT của NMNÐ. Việc áp dụng công nghệ siêu tới hạn tại một số dự án đang đầu tư xây dựng mới đã cải thiện tới mức cao nhất hiệu suất năng lượng, giảm thấp nhất lượng khí thải và chất thải rắn phát sinh trên 1kW điện. Cùng với đó, Bộ Công thương đã yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty phải tăng cường truyền thông để các cấp quản lý và cộng đồng dân cư hiểu rõ hơn về vai trò của nhiệt điện đốt than, thực trạng công nghệ và BVMT của các nhà máy. Từ cuối năm 2016 đến nay, đã có nhiều hội thảo về môi trường ngành nhiệt điện than được Bộ Công thương, EVN tổ chức tại cả ba miền bắc, trung, nam. NMNÐ Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 đã xây dựng Phòng truyền thông cộng đồng với đầy đủ thiết bị truyền tín hiệu, hình ảnh trực tiếp về hoạt động BVMT của nhà máy để phục vụ cộng đồng dân cư, cơ quan quản lý và cơ quan báo chí đến tham quan, tìm hiểu.
Nỗ lực xử lý tro, xỉ
Việt Nam hiện có 20 NMNÐ than đang hoạt động với tổng công suất lắp đặt khoảng 13.110MW. Tất cả các NMNÐ đang xây dựng và đã đi vào vận hành đều có Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ÐTM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt. Khối lượng tro, xỉ phát sinh của NMNÐ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng than, với than cám an-tra-xít nội địa tỷ lệ tro chiếm tới 30% lượng than sử dụng, trong khi đó với hầu hết than nhập khẩu, tỷ lệ này dưới 10% lượng than sử dụng. Với 20 NMNÐ than đang vận hành, lượng nhiên liệu tiêu thụ khoảng 40 triệu tấn than/năm sẽ phát sinh khoảng 15,5 triệu tấn tro xỉ/năm (trong đó khoảng 80%-85% tro bay và 15% - 20% xỉ đáy lò) sử dụng tổng diện tích bãi thải xỉ khoảng 700 ha. Dự báo đến năm 2020, có thêm 12 dự án nhiệt điện khác với tổng công suất tăng thêm 12 nghìn MW đi vào hoạt động, tiêu thụ thêm 30 triệu tấn than/năm. Tổng lượng tro bay, xỉ đáy lò phát sinh từ các NMNÐ đến năm 2020 ước khoảng hơn 30 triệu tấn/năm.
Thủ tướng Chính phủ ngày 12-4-2017 vừa qua đã ban hành Quyết định Số 452/QÐ-TTg phê duyệt đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của NMNÐ, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất VLXD và trong các công trình xây dựng. Theo đó, trong thời gian tới, để đẩy nhanh tiến độ xử lý, tiêu thụ tro, xỉ, Bộ Công thương sẽ yêu cầu các NMNÐ đốt than đang hoạt động phải lập Ðề án xử lý, tiêu thụ tro, xỉ trình bộ phê duyệt trước ngày 31-12-2018.
Tích cực xử lý khí thải
Hiện nay, vấn đề khí thải của các NMNÐ được dư luận hết sức quan tâm. Việt Nam áp dụng Quy chuẩn QCVN 22:2009/BTNMT để tính ngưỡng phát thải cho các NMNÐ. Với trình độ công nghệ và thiết bị hiện nay, việc xử lý khí thải của các NMNÐ hoàn toàn có thể đáp ứng được. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) đã lắp đặt ở tất cả các nhà máy đang hoạt động với hiệu suất dao động từ 99,7% đến 99,8%. Với đặc thù công nghệ của nhiệt điện đốt than, khi khởi động lò hơi hoặc khi công suất lò thấp, các nhà máy phải đốt kèm dầu FO, HFO hoặc DO. Lúc này, hệ thống ESP không hoạt động được do nguy cơ cháy nổ, và người dân sẽ quan sát thấy hiện tượng khói đen tại miệng ống khói. Ðể khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Công thương đã chỉ đạo các NMNÐ đốt than chủ động đầu tư cải tiến thiết bị, công nghệ để đưa hệ thống ESP vào vận hành ngay khi khởi động lò, thay thế nhiên liệu đốt lò phụ từ dầu FO sang dầu DO. Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đôn đốc các NMNÐ cải tạo hệ thống đốt khởi động lò, để có thể đưa hệ thống ESP vào ngay khi bắt đầu khởi động. Ðối với các dự án nhiệt điện đang triển khai cần thay đổi thiết kế hệ thống ESP để đáp ứng yêu cầu đưa hệ thống này vào hoạt động ngay khi khởi động lò và hoàn thành việc cải tiến trước khi đưa dự án vào hoạt động chính thức. Ðến nay, đã có một số nhà máy hoàn thành việc cải tiến hệ thống ESP, có thể đưa hệ thống lọc bụi tĩnh điện vào hoạt động ngay khi khởi động lò như NMNÐ Duyên Hải 1, Vĩnh Tân 2…
Thực thi hiệu quả, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật của nhà máy và quản lý, giám sát (quan trắc môi trường, thanh tra, kiểm tra) của các cơ quan quản lý đóng vai trò quyết định trong việc kiểm soát chặt chẽ việc BVMT của NMNÐ. Việc áp dụng công nghệ siêu tới hạn tại một số dự án đang đầu tư xây dựng mới đã cải thiện tới mức cao nhất hiệu suất năng lượng, giảm thấp nhất lượng khí thải và chất thải rắn phát sinh trên 1kW điện. Cùng với đó, Bộ Công thương đã yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty phải tăng cường truyền thông để các cấp quản lý và cộng đồng dân cư hiểu rõ hơn về vai trò của nhiệt điện đốt than, thực trạng công nghệ và BVMT của các nhà máy. Từ cuối năm 2016 đến nay, đã có nhiều hội thảo về môi trường ngành nhiệt điện than được Bộ Công thương, EVN tổ chức tại cả ba miền bắc, trung, nam. NMNÐ Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 đã xây dựng Phòng truyền thông cộng đồng với đầy đủ thiết bị truyền tín hiệu, hình ảnh trực tiếp về hoạt động BVMT của nhà máy để phục vụ cộng đồng dân cư, cơ quan quản lý và cơ quan báo chí đến tham quan, tìm hiểu.
Theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/QÐ-TTg ngày 18-3-2016, nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2030 bình quân khoảng 9 - 10%/năm. Xét về công suất lắp đặt cũng như sản lượng hằng năm, nhiệt điện than chiếm tỷ lệ 49% về công suất và 55% về sản lượng (đến năm 2025); chiếm tỷ lệ 43% về công suất và 53% về sản lượng (đến năm 2030).
VĂN LƯỢNG và SINH THÀNH/Báo Nhân Dân
Relate Threads