Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết sẽ tiếp tục huy động tối đa nguồn điện than, điện khí, khai thác hợp lý thủy điện và tiếp tục tải điện từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam.
Theo thông tin từ EVN hôm nay, 13-5, trong tháng 4 vừa qua ngành điện tiếp tục truyền tải điện hướng Bắc – Trung vào Nam với công suất truyền tải thời điểm cao nhất trên đường dây 500 kV Bắc – Trung gần 2.360 MW và tuyến Trung – Nam hơn 2.000 MW.
Theo nhận định của EVN, tháng 4 vừa qua khô hạn vẫn diễn ra gay gắt ở miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, nên EVN phải khai thác tối đa các nguồn nhiệt điện than, khí, huy động các nguồn nhiệt điện dầu, kết hợp vận hành hợp lý các nhà máy thủy điện để đảm bảo ổn định sản xuất, sinh hoạt, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt ở hạ du.
Với nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng cao trong tháng 5, tháng 6 tới, EVN cho biết sẽ tính toán, cân bằng cung – cầu, đáp ứng đủ công suất cho nhu cầu phụ tải lên mức khoảng 539 triệu kWh/ngày.
Trong tháng 5 này EVN sẽ đầu tư thêm các nguồn điện, hoàn thành thả rotor tổ máy 2 Thủy điện Sông Bung 2, lắp đặt thiết bị phát điện tổ máy 2 Thủy điện Lai Châu, thủy điện Huội Quảng trong tháng 6-2016, vận hành ổn định hai tổ máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và hai tổ máy Nhiệt điện Duyên Hải 1.
Về lưới điện, EVN sẽ lắp máy biến áp 500kV Pleiku 2, đóng điện đường dây 500 kV Duyên Hải - Mỹ Tho, thi công các dự án cấp điện cho thành phố Hà Nội như đường dây 500/220 kV Hiệp Hoà - Đông Anh - Bắc Ninh 2, đường dây 220 kV Hoà Bình - Tây Hà Nội...
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn trung ương, mực nước ở hầu hết các hồ chứa thủy điện trong 10 ngày đầu tháng 5 ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên thấp hơn mực nước dâng bình thường từ 1 – 9 mét, một số hồ thấp hơn từ 11 – 18 mét như thủy điện Bản Vẽ, Kanak, Yaly, Buôn Tua Srah, Đơn Dương, Hàm Thuận, Đại Ninh và Thác Mơ. Một số hồ xấp xỉ mực nước chết như hồ Ba Hạ, hồ An Khê, hồ Sê San 4A, hồ Buôn Kuop...
Tình trạng khô hạn thiếu nước nghiêm trọng đã xảy ra ở các tỉnh như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk.
Theo thông tin từ EVN hôm nay, 13-5, trong tháng 4 vừa qua ngành điện tiếp tục truyền tải điện hướng Bắc – Trung vào Nam với công suất truyền tải thời điểm cao nhất trên đường dây 500 kV Bắc – Trung gần 2.360 MW và tuyến Trung – Nam hơn 2.000 MW.
Theo nhận định của EVN, tháng 4 vừa qua khô hạn vẫn diễn ra gay gắt ở miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, nên EVN phải khai thác tối đa các nguồn nhiệt điện than, khí, huy động các nguồn nhiệt điện dầu, kết hợp vận hành hợp lý các nhà máy thủy điện để đảm bảo ổn định sản xuất, sinh hoạt, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt ở hạ du.
Với nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng cao trong tháng 5, tháng 6 tới, EVN cho biết sẽ tính toán, cân bằng cung – cầu, đáp ứng đủ công suất cho nhu cầu phụ tải lên mức khoảng 539 triệu kWh/ngày.
Trong tháng 5 này EVN sẽ đầu tư thêm các nguồn điện, hoàn thành thả rotor tổ máy 2 Thủy điện Sông Bung 2, lắp đặt thiết bị phát điện tổ máy 2 Thủy điện Lai Châu, thủy điện Huội Quảng trong tháng 6-2016, vận hành ổn định hai tổ máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và hai tổ máy Nhiệt điện Duyên Hải 1.
Về lưới điện, EVN sẽ lắp máy biến áp 500kV Pleiku 2, đóng điện đường dây 500 kV Duyên Hải - Mỹ Tho, thi công các dự án cấp điện cho thành phố Hà Nội như đường dây 500/220 kV Hiệp Hoà - Đông Anh - Bắc Ninh 2, đường dây 220 kV Hoà Bình - Tây Hà Nội...
Tình trạng khô hạn thiếu nước nghiêm trọng đã xảy ra ở các tỉnh như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk.
Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads