Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tạm dừng hoạt động để bảo dưỡng và Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn có thể đi vào hoạt động trễ sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của PVT trong dài hạn.
Nửa đầu 2017, doanh thu và lợi nhuận của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (HOSE: PVT) đều giảm so với cùng kỳ 2016 do việc bảo dưỡng nhà máy Dung Quất trong quý II/2017, dẫn đến khối lượng công việc cho PVT giảm.
Cụ thể, doanh thu của PVT trong nửa đầu năm giảm 7,5% so với cùng kỳ, đạt 3.022 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm theo SSI Research phần lớn do doanh thu thương mại giảm 19% so với cùng kỳ. Phân khúc này chiếm 36% doanh thu của PVT, nhưng hầu như không tạo ra lợi nhuận.
Tại mảng kinh doanh chính là vận chuyển, doanh thu quý II/2017 giảm mạnh 21% so với cùng kỳ do việc bảo dưỡng nhà máy Dung Quất. Biên lợi nhuận gộp trong 6 tháng đầu 2017 của PVT giảm xuống 12% từ mức 15% của năm ngoái, do doanh thu từ đội tàu giảm.
Doanh thu và lợi nhuận gộp từ dịch vụ FSO / FPSO không thay đổi so với năm ngoái, đạt tương ứng 379 tỷ đồng và 119 tỷ đồng, và tỷ suất lợi nhuận gộp ở mức 31%. Do giá dầu chưa vượt ngưỡng 60 USD / thùng nên FPSO Đại Hùng Queen vẫn duy trì mức giá dịch vụ thấp từ năm 2016.
Vào tháng 6/2017, PVT nhận một tàu LPG 13K DWT mới (PVT Saturn) theo đúng một phần trong kế hoạch làm mới đội tàu. Chi phí đầu tư ở mức 11 triệu USD, trong đó vốn vay ngân hàng là 8 triệu USD. Tàu đã được đưa vào hoạt động ngay sau khi giao hàng.
Hiện tại, giá tàu đã giảm đáng kể so với cách đây vài năm, nên việc đầu tư cho đội tàu trong thời điểm này là hợp lý. Bằng cách giảm chi phí đầu tư cố định, PVT có thể giành được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong tương lai khi có thể cung cấp một mức giá thấp nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận.
Trong ngành công nghiệp vận chuyển, thời gian đầu tư tàu có tầm quan trọng rất lớn vì sự khác biệt trong chi phí đầu tư giữa chu kỳ đỉnh và đáy là rất lớn.
Do khoản vay ngân hàng tăng thêm 8 triệu USD, chi phí lãi vay tăng thêm 14 tỷ đồng. Hiện tại, tổng các khoản vay bằng ngoại tệ khoảng 108 triệu USD.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận trước thuế đạt 241 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng sau thuế đạt 189 tỷ đồng, giảm 23,7%; trong đó lợi nhuận ròng công ty mẹ đạt 152 tỷ đồng, tương đương 80% kế hoạch năm.
SSI Research dự báo, năm 2017, PVT đạt lãi trước thuế 506 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ.
Gần đây, giá thị trường đã giảm sau khi đạt 15.200 đồng/cp. Sự sụt giảm này phản ánh kết quả kinh doanh kém khả quan trong quý II/2017 và việc nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (NSR) đi vào hoạt động bị trễ do các vấn đề về kỹ thuật. Ban đầu, dự án dự kiến bắt đầu từ quý III/2017. PVT cho biết có thể sẽ phải tiếp tục trì hoãn đến quý I/2018.
Năm 2018, lợi nhuận trước thuế PVT có thể đạt 689 tỷ đồng
Theo quan điểm của SSI Research, trong năm 2018, doanh thu từ hoạt động vận tải sẽ tăng 160% và tỷ trọng lợi nhuận tạo ra bởi NSR cao hơn. Dự báo lợi nhuận trước thuế sẽ tăng 36%, đạt 689 tỷ đồng. EPS 2017 và 2018 ước đạt tương ứng 1.139 đồng và 1.551 đồng.
Hiện tại, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang quay trở lại sản xuất với hiệu suất sử dụng công suất 110% để bù đắp cho thời gian nghỉ hoạt động, do đó PVT đã trở lại hoạt động bình thường.
Nửa đầu 2017, doanh thu và lợi nhuận của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (HOSE: PVT) đều giảm so với cùng kỳ 2016 do việc bảo dưỡng nhà máy Dung Quất trong quý II/2017, dẫn đến khối lượng công việc cho PVT giảm.
Cụ thể, doanh thu của PVT trong nửa đầu năm giảm 7,5% so với cùng kỳ, đạt 3.022 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm theo SSI Research phần lớn do doanh thu thương mại giảm 19% so với cùng kỳ. Phân khúc này chiếm 36% doanh thu của PVT, nhưng hầu như không tạo ra lợi nhuận.
Tại mảng kinh doanh chính là vận chuyển, doanh thu quý II/2017 giảm mạnh 21% so với cùng kỳ do việc bảo dưỡng nhà máy Dung Quất. Biên lợi nhuận gộp trong 6 tháng đầu 2017 của PVT giảm xuống 12% từ mức 15% của năm ngoái, do doanh thu từ đội tàu giảm.
Doanh thu và lợi nhuận gộp từ dịch vụ FSO / FPSO không thay đổi so với năm ngoái, đạt tương ứng 379 tỷ đồng và 119 tỷ đồng, và tỷ suất lợi nhuận gộp ở mức 31%. Do giá dầu chưa vượt ngưỡng 60 USD / thùng nên FPSO Đại Hùng Queen vẫn duy trì mức giá dịch vụ thấp từ năm 2016.
Vào tháng 6/2017, PVT nhận một tàu LPG 13K DWT mới (PVT Saturn) theo đúng một phần trong kế hoạch làm mới đội tàu. Chi phí đầu tư ở mức 11 triệu USD, trong đó vốn vay ngân hàng là 8 triệu USD. Tàu đã được đưa vào hoạt động ngay sau khi giao hàng.
Hiện tại, giá tàu đã giảm đáng kể so với cách đây vài năm, nên việc đầu tư cho đội tàu trong thời điểm này là hợp lý. Bằng cách giảm chi phí đầu tư cố định, PVT có thể giành được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong tương lai khi có thể cung cấp một mức giá thấp nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận.
Trong ngành công nghiệp vận chuyển, thời gian đầu tư tàu có tầm quan trọng rất lớn vì sự khác biệt trong chi phí đầu tư giữa chu kỳ đỉnh và đáy là rất lớn.
Do khoản vay ngân hàng tăng thêm 8 triệu USD, chi phí lãi vay tăng thêm 14 tỷ đồng. Hiện tại, tổng các khoản vay bằng ngoại tệ khoảng 108 triệu USD.
SSI Research dự báo, năm 2017, PVT đạt lãi trước thuế 506 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ.
Gần đây, giá thị trường đã giảm sau khi đạt 15.200 đồng/cp. Sự sụt giảm này phản ánh kết quả kinh doanh kém khả quan trong quý II/2017 và việc nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (NSR) đi vào hoạt động bị trễ do các vấn đề về kỹ thuật. Ban đầu, dự án dự kiến bắt đầu từ quý III/2017. PVT cho biết có thể sẽ phải tiếp tục trì hoãn đến quý I/2018.
Năm 2018, lợi nhuận trước thuế PVT có thể đạt 689 tỷ đồng
Theo quan điểm của SSI Research, trong năm 2018, doanh thu từ hoạt động vận tải sẽ tăng 160% và tỷ trọng lợi nhuận tạo ra bởi NSR cao hơn. Dự báo lợi nhuận trước thuế sẽ tăng 36%, đạt 689 tỷ đồng. EPS 2017 và 2018 ước đạt tương ứng 1.139 đồng và 1.551 đồng.
Hiện tại, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang quay trở lại sản xuất với hiệu suất sử dụng công suất 110% để bù đắp cho thời gian nghỉ hoạt động, do đó PVT đã trở lại hoạt động bình thường.
NDH.vn
Relate Threads