Giá dầu giao sau tăng nhẹ trở lại hôm thứ Ba trong bối cảnh chứng khoán và các tài sản được cho là rủi ro phục hồi một phần sau phiên lao dốc hôm đầu tuần.
Giá dầu thô Mỹ WTI kết phiên tăng 50 cent, tương đương 0,8%, lên 63,51 USD/thùng tại thị trường New York.
Tương tự, giá dầu Brent giao tháng 6 tiến 48 cent, tương đương 0,7%, lên 68,12 USD/thùng tại thị trường London.
Giá dầu hôm thứ Hai giảm về đáy 2 tuần, trong đó giá dầu Brent giảm 2,5%, sau khi Trung Quốc áp thuế lên gần 130 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ nhằm đáp trả việc Mỹ áp thuế lên nhôm và thép nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng trước.
Các chuyên gia phân tích cảnh báo rằng các hành động trả đũa như vậy có thể làm bùng phát một cuộc chiến tranh thương mại, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và kéo nhu cầu tiêu thụ dầu giảm theo.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi hôm 3/4, sự chú ý của thị trường chuyển sang phía cung.
Sản lượng dầu của Venezuela giảm và các dấu hiệu cho thấy OPEC và Nga có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung đến năm sau tạo lực đỡ cho giá dầu. Tuy nhiên, việc sản lượng Mỹ liên tục tăng lại là lực cản, theo các chuyên gia phân tích tại Tradition Energy.
Giá dầu Brent từng đóng cửa trên mốc 70 USD/thùng – gần mức đỉnh 3 năm - trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh nhờ các rủi ro địa chính trị.
Tuy nhiên, giá dầu khởi động quý II với áp lực giảm. Ngoài các lo ngại về thương mại, giá dầu đang chịu tác động từ việc Nga tăng sản lượng trong tháng 3 và có tin xác nhận sản lượng Mỹ vượt kỳ vọng trong tháng 1, các chuyên gia phân tích tại JBC Energy cho biết.
Theo số liệu từ chính phủ Nga, sản lượng dầu thô của nước này trong tháng 3 tăng thêm 20.000 thùng/ngày đạt mức 10,79 triệu thùng/ngày. Đây là tháng tăng đầu tiên kể từ tháng 12 và là mức sản lượng cao nhất trong vòng 11 tháng. Mức này vượt trần thỏa thuận với OPEC.
Giá dầu thô Mỹ WTI kết phiên tăng 50 cent, tương đương 0,8%, lên 63,51 USD/thùng tại thị trường New York.
Tương tự, giá dầu Brent giao tháng 6 tiến 48 cent, tương đương 0,7%, lên 68,12 USD/thùng tại thị trường London.
Các chuyên gia phân tích cảnh báo rằng các hành động trả đũa như vậy có thể làm bùng phát một cuộc chiến tranh thương mại, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và kéo nhu cầu tiêu thụ dầu giảm theo.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi hôm 3/4, sự chú ý của thị trường chuyển sang phía cung.
Sản lượng dầu của Venezuela giảm và các dấu hiệu cho thấy OPEC và Nga có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung đến năm sau tạo lực đỡ cho giá dầu. Tuy nhiên, việc sản lượng Mỹ liên tục tăng lại là lực cản, theo các chuyên gia phân tích tại Tradition Energy.
Giá dầu Brent từng đóng cửa trên mốc 70 USD/thùng – gần mức đỉnh 3 năm - trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh nhờ các rủi ro địa chính trị.
Tuy nhiên, giá dầu khởi động quý II với áp lực giảm. Ngoài các lo ngại về thương mại, giá dầu đang chịu tác động từ việc Nga tăng sản lượng trong tháng 3 và có tin xác nhận sản lượng Mỹ vượt kỳ vọng trong tháng 1, các chuyên gia phân tích tại JBC Energy cho biết.
Theo số liệu từ chính phủ Nga, sản lượng dầu thô của nước này trong tháng 3 tăng thêm 20.000 thùng/ngày đạt mức 10,79 triệu thùng/ngày. Đây là tháng tăng đầu tiên kể từ tháng 12 và là mức sản lượng cao nhất trong vòng 11 tháng. Mức này vượt trần thỏa thuận với OPEC.
MINH ANH
Bizlive.vn
Bizlive.vn
Relate Threads