Sẽ không có nhà máy điện hạt nhân 2,4 GW ở Việt Nam. Nhưng có nhà máy thủy điện như thế

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Như vậy, Việt Nam đã ngừng chương trình điện hạt nhân. Tại tỉnh Ninh Thuận sẽ không xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Nga, cũng như của Nhật Bản. Theo dự kiến, mỗi một nhà máy điện hạt nhân trong số đó có công suất 2,4 GW – bằng đúng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà.

Ngay từ cuối thế kỷ trước, các chuyên gia của Viện "Hydroproject" Moskva đã phát triển kế hoạch xây dựng một loạt đập tràn thủy điện trên dòng sông này. Đầu tiên là Nhà máy thủy điện Hòa Bình, đã tháo gỡ vấn đề lũ lụt và cung cấp một phần năng lượng cho khu vực phía Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, ngay sau đó không lâu, chính quyền nhận thấy rằng công suất của nhà máy này là không đủ. Kỹ sư trưởng Viện "Hydroproject" Moskva Alexander Volynchikov cho biết:

"Ngay từ năm 1987, chúng tôi đã đề xuất xây dựng nhà máy thủy điện thứ hai tại Sơn La. Năm 2003, các chuyên gia của chúng tôi cùng với các đồng nghiệp Hà Nội đã hoàn tất dự thảo cuối cùng của kế hoach này. Dự án đã qua kiểm định và bắt đầu thi công trên hiện trường từ năm 2004."

2640904.jpg

Tất cả các bản thiết kế và tính khả thi kinh tế — kỹ thuật của nhà máy thủy điện đã được thực hiện tại Viện "Hydroproject" Moskva. Nhưng dự án kỹ thuật thì các nhân viên của Viện đã hoàn thành tại Hà Nội. Đó là điều kiện của phía Việt Nam, để chuyên gia địa phương có thể học hỏi từ kinh nghiệm của các đồng nghiệp Nga, đồng thời trực tiếp tham gia vào việc lập dự án. Người đối thoại với Sputnik từng là lãnh đạo dự án này.

Trước đó, ông làm việc bốn năm tại công trường xây dựng thủy điện Hòa Bình, sau đó làm ba năm ở thủy điện Sơn La. Ông Alexander Volynchikov đưa ra sự so sánh sau đây: "Nếu Hòa Bình được xây dựng với sự tham gia của 40 000 người Việt và khoảng 1000 chuyên gia Nga, thì đến nhà máy thủy điện thứ hai, tỷ lệ này đã hoàn toàn thay đổi: số người Việt là 70 000 trong khi chỉ có 30 người Nga. Khi xây dựng Hòa Bình đã tập trung nhấn mạnh vào tính an toàn trong điều kiện có thể nối lại chiến sự. Do đó, tổ hợp năng lượng đã được xây ngầm dưới long đất, ẩn sâu trong các tầng đá.

Còn ở Sơn La thì các chuyên gia tập trung xây dựng với tốc độ nhanh nhất để đưa nhà máy thủy điện vào hoạt động, tất nhiên, với mức độ tin cậy tuyệt đối khi vận hành. Đây chỉ là nhà máy điện thông thường xây dựng trên mặt đất. Từ khi bắt đầu thiết kế cho đến khi vận hành tổ máy đầu tiên chỉ mất sáu năm. Và chỉ hai năm sau đã đưa vào hoạt động tất cả năm đơn vị còn lại.

Như vậy, công việc tại Sơn La chỉ mất một nửa thời gian so với Hòa Bình." Sơn La đã trở thành công trình thuỷ lợi lớn nhất ở Việt Nam, một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất ở Đông Nam Á. Công suất của nó là 2400 MW, lớn hơn 25% so với nhà máy thủy điện Hòa Bình. 2400 MW chính là công suất của các nhà máy điện hạt nhân dự tính xây dựng tại Ninh Thuận mà Việt Nam gần đây đã dừng lại. Theo ông Alexander Volynchikov, đập thủy điện ở Sơn La cũng lớn hơn ở Hòa Bình.

"Nó không chỉ là lớn hơn, mà còn thiết kế theo tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt hơn. Nhà máy thủy điện cũng được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế hiện đại. Tham gia đấu thầu cung cấp thiết bị có sự tham gia của các nhà sản xuất lớn nhất thế giới, và đã chọn trong số đó các thiết bị tốt nhất."

Vì dự án nhà máy thủy điện Sơn La được thực hiện rất thành công, chính phủ Việt Nam quyết định xây dựng tiếp công trình Lai Châu ở thượng nguồn xa nhất phía bắc sông Đà. Lai Châu tuy nhỏ hơn, nhưng là bản sao của thủy điện Sơn La. Ông Volynchikov Alexander ghi nhận tốc độ thi công tại nhà máy thủy điện thứ ba. Ông nói rằng ngay cả ở Trung Quốc, nơi ông cũng đã từng làm việc, tốc độ xây dựng cũng chậm hơn. Gần đây, cả bốn khối của nhà máy thủy điện Lai Châu đã hoạt động hết công suất — 1.600 MW. Các chuyên gia thủy điện Nga chân thành chúc mừng các đồng nghiệp Việt Nam với việc hoàn thành công trình xây dựng bậc thang thuỷ điện trên sông Đà.

sputniknews.com​
 

Việc làm nổi bật

Top