Dù lộ trình tiến tới dùng hoàn toàn xăng E5 thay cho xăng A92 sắp đến gần, nhưng nhiều doanh nghiệp xăng dầu vẫn than khó vì xăng E5 vẫn chưa thu hút được nhiều người tiêu dùng, khiến tình hình sản xuất của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Sản xuất khó khăn, ưu tiên về giá
Quyết định số 255 của Chính phủ nêu rõ, từ ngày 1.1.2018, chỉ cho phép sản xuất kinh doanh xăng E5 Ron 92 và xăng khoáng Ron 95 nhằm góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh năng lượng, giảm dần sự lệ thuộc vào xăng khoáng, cải thiện môi trường, đồng thời thực hiện tốt các cam kết của Chính phủ Việt Nam với quốc tế về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, góp phần tạo thu nhập bền vững cho khu vực nông nghiệp và thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Trên thực tế, tại Việt Nam ngay sau khi Đề án phát triển nhiên liệu sinh học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2007 và Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống được đưa ra vào năm 2012, một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn trong nước như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hay PV Oil đã bắt tay vào việc sản xuất, phối trộn, để đưa mặt hàng xăng E5 ra thị trường thành công.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài "ra mắt" người tiêu dùng, đến nay sản phẩm này vẫn chưa được đại bộ phận người dùng tiếp nhận. Trong khi đó, lộ trình sử dụng xăng E5 đang đến rất gần.
Tại buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng, dầu về lộ trình triển khai xăng E5 diễn ra hôm nay (6.7), Phó tổng giám đốc Petrolimex Phạm Đức Thắng chia sẻ, quá trình triển khai kinh doanh mặt hàng xăng E5 chưa đạt được như kỳ vọng của doanh nghiệp. Nguyên nhân chính là do cơ chế chính sách chưa quyết liệt, sản xuất gặp khó khăn.
Theo đó, ông Thắng cho rằng để có thể triển khai được vào đầu năm 2018, đối với doanh nghiệp thì cần có cơ chế, chính sách khuyến khích hơn nữa. Đối với đầu mối kinh doanh, cần đặt vấn đề giá lên hàng đầu, bởi doanh nghiệp kinh doanh chỉ nghĩ đến yếu tố hiệu quả. Đối với người tiêu dùng, mức chênh lệch giữa E5 và các loại xăng khác cần tạo ra sự hấp dẫn, để người tiêu dùng lựa chọn.
Ông Thắng tiết lộ, hiện Petrolimex đang triển khai tích cực việc nâng cấp các trạm phối trộn để đạt công suất khoảng 3-3,5 triệu m3/năm. Tuy nhiên, để đảm bảo có thể thay thế hoàn toàn xăng Ron 92 thì công suất phải được nâng lên khoảng 7,5 triệu m3/năm.
Ngoài việc kinh doanh chưa đạt được như kỳ vọng của doanh nghiệp, thì phí kinh doanh đối với mặt hàng xăng E5 hiện nay vẫn cao hơn so với xăng khoáng (khoảng 150 đồng/lít). Cùng với đó, hiện nay E100 (ethanol – nhiên liệu sinh học dùng để phối trộn) mới chỉ sản xuất được 200.000 m3/năm.
Chính vì vậy, cần ổn định nguồn nguyên liệu, điều chỉnh thuế nhập khẩu E100 để các doanh nghiệp trong nước không độc quyền; bảo đảm khi trong nước có vấn đề sẽ nhập khẩu để kinh doanh ổn định.
Trong khi đó, đại diện PV Oil cũng kiến nghị nên có cơ chế về thuế nhập khẩu. Còn về chi phí kinh doanh, do doanh nghiệp phải đầu tư vào nâng cấp hệ thống, phối trộn, khấu hao, PV Oil sẽ có kiến nghị gửi đến liên Bộ Công Thương - Tài Chính xin được điều chỉnh.
Công ty CPTM Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu nhận định để bán được hàng cho một số công ty con, doanh nghiệp phải cắt lỗ 1.000 đồng/lít mới bán được. Còn đối với các đại lý, tuy rằng doanh nghiệp bán đúng giá quy định nhưng phải cắt ngoài từ 100-150 đồng/lít.
Theo đó, đại diện công ty này đề xuất việc xem xét chính sách nhập khẩu nguyên liệu, tăng thuế môi trường cho xăng E5, nâng cao hiệu quả về mặt tuyên truyền để người tiêu dùng đồng thuận và thấy được hiệu quả của việc sử dụng xăng E5. Bên cạnh đó, giá xăng E5 phải khuyến khích người tiêu dùng sử dụng.
Dùng xăng E5 sẽ "cứu" 4 nhà máy nhiên liệu sinh học
Trước những ý kiến của doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đưa ra 3 đề nghị. Thứ nhất, 5 đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn trong nước cần nhanh chóng đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng để đến năm 2017 có đủ năng lực phối trộn xăng E5 đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thứ hai, một số đầu mối kinh doanh xăng dầu không nhất thiết phải có trạm trộn, có thể lấy xăng E5 từ các đầu mối lớn. Đây là bài toán kinh tế, cần cân nhắc giữa tự đầu tư hay mua lại. Đến cuối năm 2017 năng lực phải đảm bảo trên địa bàn cả nước.
Thứ ba, với các đầu mối nhà nước nắm cổ phần chi phối, Thứ trưởng yêu cầu không cần đợi đến thời điểm ngày 1.1.2018 mới chuyển đổi mà cây xăng nào có thể chuyển đổi thì sẽ tiến hành chuyển luôn, để làm sao từ nay cuối 2017 nâng lượng cây xăng bán E5 lên.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, Thứ trưởng đề nghị Vụ Thị trường trong nước có văn bản gửi Bộ Tài chính về cơ chế thuế: môi trường, xuất nhập khẩu E100 để khuyến khích đầu tư nhà máy sản xuất E100 trong nước; xây dựng bộ định mức về chi phí kinh doanh xăng E5 để đảm bảo chênh lệch giá đủ khuyến khích người tiêu dùng ở lại với xăng E5 thay vì dùng A95.
Đối với Vụ Khoa học và Công nghệ, Thứ trưởng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu xem có nên duy trì sản xuất xăng A92 mức 2 như hiện nay hay không?
Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, nếu đưa xăng E5 vào sản xuất sẽ tạo cơ hội cho 4 nhà máy nhiên liệu sinh học của Việt Nam quay lại sản xuất. Hơn nữa, sản xuất ra E5 dùng nhiên liệu chủ yếu là sắn. Hiện tại, Việt Nam có 500.000 ha đất cằn cỗi đang trồng sắn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho bà con nông dân ở đất hoang hóa có công ăn việc làm.
"Việc đưa vào sản xuất, kinh doanh xăng E5 có lợi ích to lớn trong việc bảo vệ môi trường. Hiện nay, yêu cầu về môi trường ngày càng khắt khe. Là thành viên trong Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21), Việt Nam là một trong những nước có cam kết cao cùng cộng đồng thế giới về bảo vệ môi trường. Đây là nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ môi trường cùng cộng đồng quốc tế", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Sản xuất khó khăn, ưu tiên về giá
Quyết định số 255 của Chính phủ nêu rõ, từ ngày 1.1.2018, chỉ cho phép sản xuất kinh doanh xăng E5 Ron 92 và xăng khoáng Ron 95 nhằm góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh năng lượng, giảm dần sự lệ thuộc vào xăng khoáng, cải thiện môi trường, đồng thời thực hiện tốt các cam kết của Chính phủ Việt Nam với quốc tế về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, góp phần tạo thu nhập bền vững cho khu vực nông nghiệp và thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài "ra mắt" người tiêu dùng, đến nay sản phẩm này vẫn chưa được đại bộ phận người dùng tiếp nhận. Trong khi đó, lộ trình sử dụng xăng E5 đang đến rất gần.
Tại buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng, dầu về lộ trình triển khai xăng E5 diễn ra hôm nay (6.7), Phó tổng giám đốc Petrolimex Phạm Đức Thắng chia sẻ, quá trình triển khai kinh doanh mặt hàng xăng E5 chưa đạt được như kỳ vọng của doanh nghiệp. Nguyên nhân chính là do cơ chế chính sách chưa quyết liệt, sản xuất gặp khó khăn.
Theo đó, ông Thắng cho rằng để có thể triển khai được vào đầu năm 2018, đối với doanh nghiệp thì cần có cơ chế, chính sách khuyến khích hơn nữa. Đối với đầu mối kinh doanh, cần đặt vấn đề giá lên hàng đầu, bởi doanh nghiệp kinh doanh chỉ nghĩ đến yếu tố hiệu quả. Đối với người tiêu dùng, mức chênh lệch giữa E5 và các loại xăng khác cần tạo ra sự hấp dẫn, để người tiêu dùng lựa chọn.
Ông Thắng tiết lộ, hiện Petrolimex đang triển khai tích cực việc nâng cấp các trạm phối trộn để đạt công suất khoảng 3-3,5 triệu m3/năm. Tuy nhiên, để đảm bảo có thể thay thế hoàn toàn xăng Ron 92 thì công suất phải được nâng lên khoảng 7,5 triệu m3/năm.
Ngoài việc kinh doanh chưa đạt được như kỳ vọng của doanh nghiệp, thì phí kinh doanh đối với mặt hàng xăng E5 hiện nay vẫn cao hơn so với xăng khoáng (khoảng 150 đồng/lít). Cùng với đó, hiện nay E100 (ethanol – nhiên liệu sinh học dùng để phối trộn) mới chỉ sản xuất được 200.000 m3/năm.
Chính vì vậy, cần ổn định nguồn nguyên liệu, điều chỉnh thuế nhập khẩu E100 để các doanh nghiệp trong nước không độc quyền; bảo đảm khi trong nước có vấn đề sẽ nhập khẩu để kinh doanh ổn định.
Trong khi đó, đại diện PV Oil cũng kiến nghị nên có cơ chế về thuế nhập khẩu. Còn về chi phí kinh doanh, do doanh nghiệp phải đầu tư vào nâng cấp hệ thống, phối trộn, khấu hao, PV Oil sẽ có kiến nghị gửi đến liên Bộ Công Thương - Tài Chính xin được điều chỉnh.
Công ty CPTM Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu nhận định để bán được hàng cho một số công ty con, doanh nghiệp phải cắt lỗ 1.000 đồng/lít mới bán được. Còn đối với các đại lý, tuy rằng doanh nghiệp bán đúng giá quy định nhưng phải cắt ngoài từ 100-150 đồng/lít.
Theo đó, đại diện công ty này đề xuất việc xem xét chính sách nhập khẩu nguyên liệu, tăng thuế môi trường cho xăng E5, nâng cao hiệu quả về mặt tuyên truyền để người tiêu dùng đồng thuận và thấy được hiệu quả của việc sử dụng xăng E5. Bên cạnh đó, giá xăng E5 phải khuyến khích người tiêu dùng sử dụng.
Dùng xăng E5 sẽ "cứu" 4 nhà máy nhiên liệu sinh học
Trước những ý kiến của doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đưa ra 3 đề nghị. Thứ nhất, 5 đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn trong nước cần nhanh chóng đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng để đến năm 2017 có đủ năng lực phối trộn xăng E5 đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thứ hai, một số đầu mối kinh doanh xăng dầu không nhất thiết phải có trạm trộn, có thể lấy xăng E5 từ các đầu mối lớn. Đây là bài toán kinh tế, cần cân nhắc giữa tự đầu tư hay mua lại. Đến cuối năm 2017 năng lực phải đảm bảo trên địa bàn cả nước.
Thứ ba, với các đầu mối nhà nước nắm cổ phần chi phối, Thứ trưởng yêu cầu không cần đợi đến thời điểm ngày 1.1.2018 mới chuyển đổi mà cây xăng nào có thể chuyển đổi thì sẽ tiến hành chuyển luôn, để làm sao từ nay cuối 2017 nâng lượng cây xăng bán E5 lên.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, Thứ trưởng đề nghị Vụ Thị trường trong nước có văn bản gửi Bộ Tài chính về cơ chế thuế: môi trường, xuất nhập khẩu E100 để khuyến khích đầu tư nhà máy sản xuất E100 trong nước; xây dựng bộ định mức về chi phí kinh doanh xăng E5 để đảm bảo chênh lệch giá đủ khuyến khích người tiêu dùng ở lại với xăng E5 thay vì dùng A95.
Đối với Vụ Khoa học và Công nghệ, Thứ trưởng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu xem có nên duy trì sản xuất xăng A92 mức 2 như hiện nay hay không?
Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, nếu đưa xăng E5 vào sản xuất sẽ tạo cơ hội cho 4 nhà máy nhiên liệu sinh học của Việt Nam quay lại sản xuất. Hơn nữa, sản xuất ra E5 dùng nhiên liệu chủ yếu là sắn. Hiện tại, Việt Nam có 500.000 ha đất cằn cỗi đang trồng sắn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho bà con nông dân ở đất hoang hóa có công ăn việc làm.
"Việc đưa vào sản xuất, kinh doanh xăng E5 có lợi ích to lớn trong việc bảo vệ môi trường. Hiện nay, yêu cầu về môi trường ngày càng khắt khe. Là thành viên trong Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21), Việt Nam là một trong những nước có cam kết cao cùng cộng đồng thế giới về bảo vệ môi trường. Đây là nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ môi trường cùng cộng đồng quốc tế", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Tuyết Nhung - Một Thế Giới
Relate Threads