Tăng trưởng 3 năm liên tiếp, đây là doanh nghiệp duy nhất của hiếm hoi của ngành dầu khi làm ăn tốt trong bối cảnh khó khăn chung của ngành.
Trong khi Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) năm 2016 đạt 59.209 tỷ đồng doanh thu thuần – giảm 8% và lợi nhuận sau thuế đạt 7.237 tỷ đồng – giảm 18% so với năm trước. Đó là còn do quý 4 GAS ghi nhận khoản chênh lệch cước phí vận chuyển đường ống Phú Mỹ - Tp.HCM giai đoạn từ 01/01/2012 đến 31/12/2015 hơn 85 triệu USD (tương đướng 1.937 tỷ đồng) vào doanh thu làm cho doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng một khoản tương ứng.
Kết quả kinh doanh của PVD còn thảm hại hơn khi công bố doanh thu thuần đạt 5.360 tỷ đồng, chỉ bằng 36% doanh thu đạt được năm 2015, và LNST sau thuế 174,45 tỷ đồng, chỉ bằng 1/10 lợi nhuận đạt được năm 2015..
Trái lại, Tổng Công ty Vận tải dầu khi (HOSE: PVT) nổi lên như một điểm sáng duy nhất trong họ dầu khí khi doanh thu cả năm 2016 đạt 6.780 tỷ (tăng 17,7%), LNST đạt 480 tỷ (tăng 11%) so với năm 2015.
BCTC hợp nhất tại 31/12/2016, PVT có hơn 1.636 tỷ tiền gửi tiết kiệm và 1.262 tỷ tiền và tương đương tiền, nợ vay ngân hàng ngắn hạn giảm từ 902 tỷ xuống 503 tỷ (tương đương giảm 44%), nợ ngắn hạn giảm gần 300 tỷ so với đầu năm.
Theo thông tin từ VCBS, PVT mới thực hiện mua lại 51% cổ phần sở hữu CTCP Vận tải Nhật Việt – NV-Trans (sở hữu 3 tàu vận tải LPG là Aquamarine Gas – 1.670 DWT, Apollo Pacific – 2.996 DWT và Oceanus 09 – 5.054 DWT) từ công ty con GSP. Đội tàu của hai công ty có tổng cộng 7 tàu (trong đó riêng của Vận tải Việt Nhật sở hữu 3 tàu) với tổng sức chở gần 21.000cbm, chiếm 55% đội tàu LPG trong nước và hiện đang nắm giữ 70% thị phần vận tải LPG. Mua lại Vận tải Việt Nhật, PVT sở hữu gần một nửa "đội tàu LPG mạnh nhất Việt Nam".
Việc mua thêm đội tàu LPG giúp PVT đón đầu các sản phẩm của Nhà máy Xử lý khí Cà Mau dự kiến đi vào hoạt động giữa năm 2017 với công suất khoảng 207.500 tấn/năm. Ngoài ra, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (công suất xử lý 10 triệu tấn dầu thô) dự kiến vận hành từ Q3.2017 (PVN nắm 25% của PVN tại NM Nghi Sơn), cùng với nhà máy nhiệt điện Thái Bình sẽ đi vào hoạt động năm 2017.
Trong khi Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) năm 2016 đạt 59.209 tỷ đồng doanh thu thuần – giảm 8% và lợi nhuận sau thuế đạt 7.237 tỷ đồng – giảm 18% so với năm trước. Đó là còn do quý 4 GAS ghi nhận khoản chênh lệch cước phí vận chuyển đường ống Phú Mỹ - Tp.HCM giai đoạn từ 01/01/2012 đến 31/12/2015 hơn 85 triệu USD (tương đướng 1.937 tỷ đồng) vào doanh thu làm cho doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng một khoản tương ứng.
Kết quả kinh doanh của PVD còn thảm hại hơn khi công bố doanh thu thuần đạt 5.360 tỷ đồng, chỉ bằng 36% doanh thu đạt được năm 2015, và LNST sau thuế 174,45 tỷ đồng, chỉ bằng 1/10 lợi nhuận đạt được năm 2015..
Trái lại, Tổng Công ty Vận tải dầu khi (HOSE: PVT) nổi lên như một điểm sáng duy nhất trong họ dầu khí khi doanh thu cả năm 2016 đạt 6.780 tỷ (tăng 17,7%), LNST đạt 480 tỷ (tăng 11%) so với năm 2015.
BCTC hợp nhất tại 31/12/2016, PVT có hơn 1.636 tỷ tiền gửi tiết kiệm và 1.262 tỷ tiền và tương đương tiền, nợ vay ngân hàng ngắn hạn giảm từ 902 tỷ xuống 503 tỷ (tương đương giảm 44%), nợ ngắn hạn giảm gần 300 tỷ so với đầu năm.
Việc mua thêm đội tàu LPG giúp PVT đón đầu các sản phẩm của Nhà máy Xử lý khí Cà Mau dự kiến đi vào hoạt động giữa năm 2017 với công suất khoảng 207.500 tấn/năm. Ngoài ra, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (công suất xử lý 10 triệu tấn dầu thô) dự kiến vận hành từ Q3.2017 (PVN nắm 25% của PVN tại NM Nghi Sơn), cùng với nhà máy nhiệt điện Thái Bình sẽ đi vào hoạt động năm 2017.
Relate Threads