PVT là thành viên hiếm hoi của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có kết quả kinh doanh tăng trưởng trong khi hầu hết các thành viên khác đều bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão giá dầu thấp càn quét. Việc giá dầu giảm làm tăng nhu cầu tiêu thụ dầu của nền kinh tế, qua đó, tăng nhu cầu vận chuyển và giảm chi phí đầu vào cho đội tàu, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của PVT.
Năm 2016, kết quả kinh doanh của PVT tiếp tục duy trì tốt nhờ Nhà máy Dung Quất hoạt động liên tục, giúp sản lượng đạt mức cao và giá cước trung bình được cải thiện do giá cước tàu biển (BDIY) đã phục hồi từ đầu năm.
Trong năm 2017, mặc dù doanh thu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất (chiếm tỷ trọng lớn doanh thu vận tải của PVT) sẽ bị ảnh hưởng do bảo dưỡng khoảng 52 ngày, nhưng nhờ hàng loạt dự án mới đi vào hoạt động như Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (quý III/2017), Tổ máy số 2 Nhiệt điện Vũng Áng (chạy hết công suất từ 2017), Nhiệt điện Thái Bình 2 (giữa 2017), Nhà máy GPP Cà Mau (giữa 2017)… sẽ giúp Công ty bù đắp sản lượng sụt giảm từ Nhà máy Dung Quất.
Tuy nhiên, chi phí khấu hao và lãi vay sẽ tăng mạnh do PVT dự kiến đầu tư thêm một loạt tàu và xà lan mới nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải gia tăng (các tàu của PVT đều được đầu tư theo tỷ lệ 30% vốn góp và 70% vốn vay) cùng với mảng FSO/FPSO chưa phục hồi nhiều do giá dầu còn thấp và tỷ giá biến động tăng bình quân khoảng 2 - 5% hàng năm khiến doanh thu và lợi nhuận của PVT dự báo sẽ chỉ ngang bằng hoặc tăng nhẹ so với kết quả đạt được của năm 2016.
Do đặc thù vay nợ lớn (đặc biệt là nợ ngoại tệ USD) để phục vụ cho việc mua tàu, doanh nghiệp đang chịu tác động lớn của biến động lãi vay và tỷ giá. Rủi ro này đã phần nào được hạn chế khi lãi suất có xu hướng giảm và tương đối ổn định những năm gần đây, tỷ giá có xu hướng tăng hàng năm nhưng không đột biến, đồng thời mảng FSO/FPSO đem lại nguồn thu ngoại tệ giúp doanh nghiệp giảm bớt phần nào rủi ro này.
Với mức thu nhập bình quân mỗi cổ phiếu (EPS) lũy kế 4 quý đạt 1.600 đồng, PVT đang được giao dịch tại mức PE thị trường 7x, thấp hơn so với mức PE của ngành dầu khí là 8,9, PE của ngành vận tải - cảng là 10x và mức PE của VN-Index là 16,2. PB 4 quý gần nhất đạt 0,8, thấp hơn mức PB của VN-Index là 1,9. Trong kỳ cơ cấu quý III/2016 vừa qua, Quỹ VNM ETF đã loại PVT ra khỏi danh mục và bán ra hơn 10 triệu cổ phiếu làm ảnh hưởng đáng kể đến cung - cầu và giá cổ phiếu PVT trong ngắn hạn.
Năm 2016, kết quả kinh doanh của PVT tiếp tục duy trì tốt nhờ Nhà máy Dung Quất hoạt động liên tục, giúp sản lượng đạt mức cao và giá cước trung bình được cải thiện do giá cước tàu biển (BDIY) đã phục hồi từ đầu năm.
Tuy nhiên, chi phí khấu hao và lãi vay sẽ tăng mạnh do PVT dự kiến đầu tư thêm một loạt tàu và xà lan mới nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải gia tăng (các tàu của PVT đều được đầu tư theo tỷ lệ 30% vốn góp và 70% vốn vay) cùng với mảng FSO/FPSO chưa phục hồi nhiều do giá dầu còn thấp và tỷ giá biến động tăng bình quân khoảng 2 - 5% hàng năm khiến doanh thu và lợi nhuận của PVT dự báo sẽ chỉ ngang bằng hoặc tăng nhẹ so với kết quả đạt được của năm 2016.
Do đặc thù vay nợ lớn (đặc biệt là nợ ngoại tệ USD) để phục vụ cho việc mua tàu, doanh nghiệp đang chịu tác động lớn của biến động lãi vay và tỷ giá. Rủi ro này đã phần nào được hạn chế khi lãi suất có xu hướng giảm và tương đối ổn định những năm gần đây, tỷ giá có xu hướng tăng hàng năm nhưng không đột biến, đồng thời mảng FSO/FPSO đem lại nguồn thu ngoại tệ giúp doanh nghiệp giảm bớt phần nào rủi ro này.
Với mức thu nhập bình quân mỗi cổ phiếu (EPS) lũy kế 4 quý đạt 1.600 đồng, PVT đang được giao dịch tại mức PE thị trường 7x, thấp hơn so với mức PE của ngành dầu khí là 8,9, PE của ngành vận tải - cảng là 10x và mức PE của VN-Index là 16,2. PB 4 quý gần nhất đạt 0,8, thấp hơn mức PB của VN-Index là 1,9. Trong kỳ cơ cấu quý III/2016 vừa qua, Quỹ VNM ETF đã loại PVT ra khỏi danh mục và bán ra hơn 10 triệu cổ phiếu làm ảnh hưởng đáng kể đến cung - cầu và giá cổ phiếu PVT trong ngắn hạn.
Tinnhanhchungkhoan.vn
Relate Threads