PVN tìm giải pháp để triển khai các dự án điện

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn, Nguyễn Quốc Khánh, PVN sẽ tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ từ các Bộ, cơ quan Nhà nước để có các hướng dẫn cụ thể.

Ngày 18/10, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết, để quản lý, triển khai các dự án điện và thiết kế, xây lắp các công trình dầu khí tốt‎, các đơn vị thuộc Tập đoàn tập trung vào các giải pháp cần thiết khắc nhằm phục khó khăn để hoàn thành đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện đang triển khai là: Thái Bình 2, Long Phú 1, Sông Hậu 1… theo đúng tiến độ.

Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn, Nguyễn Quốc Khánh, PVN sẽ tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ từ các Bộ, cơ quan Nhà nước để có các hướng dẫn cụ thể. Các Ban Quản lý dự án giám sát quản lý chi phí, đảm bảo phê duyệt khối lượng công việc, đơn giá nhanh, chính xác và phù hợp quy định.

Ban Quản lý dự án và các nhà thầu EPC chuẩn bị các điều kiện để chạy thử các nhà máy điện than sắp hoàn thành, lưu ý đến xử lý môi trường của bãi xỉ than.

‎Đồng thời, về thiết kế và xây lắp công trình dầu khí, Tập đoàn tập trung dịch vụ cho các dự án, công trình của ngành, như các dự án lọc hóa dầu, vận chuyển chế biến khí và nhà máy điện.

Cụ thể, các đơn vị cải tiến mô hình quản lý triển khai các hợp đồng EPC, đặc biệt trong quản lý chi phí và quản trị doanh nghiệp xây lắp, quản lý tổ chức thực hiện dự án. Từng bước làm chủ các khâu thiết kế chi tiết cho tất cả các loại công trình để có thể chủ động triển khai mua sắm vật tư, thiết bị trực tiếp từ nhà cung cấp, nhằm tiết kiệm thời gian và không phụ thuộc vào các nhà cung cấp trung gian, thầu phụ.

Tập đoàn cũng phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu từ thiết kế, mua sắm, vận chuyển và thi công lắp đặt trên công trường, giảm bớt thời gian chờ đợi giữa từng khâu, hạng mục của dự án, tránh phát sinh chi phí; nâng cao chất lượng dịch vụ bằng việc xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp tham gia thi công xây lắp, nhằm giảm bớt các khối lượng công việc phải giao cho nhà thầu phụ. Đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật thi công, chỉ huy công trường có trình độ chuyên môn cao để từng bước đảm nhiệm được các công việc chạy thử các hệ thống, nhà máy đơn giản.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, mảng điện của PVN tuy ra đời sau nhưng cũng đóng góp đáng kể vào nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng đất nước khi chiếm đến 11% công suất phát điện quốc gia và đã phát trên 124 tỷ kWh.

191006_105237-dien-luc-viet-nam1.jpg

Trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, giá dầu giảm sâu gây áp lực lên toàn bộ các ngành nghề, lĩnh vực của ngành công nghiệp dầu khí. Trong đó, công tác xây lắp dầu khí đang đứng trước những thách thức không nhỏ, khi công việc truyền thống ngoài biển không nhiều các đơn vị xây lắp của PVN phải hướng đến thị trường trên bờ, cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp mạnh trong và ngoài nước.

Việc triển khai các dự án điện cũng có những khó khăn, do có đặc thù là quy mô lớn, công nghệ phức tạp, tiến độ cấp bách trong khi các nhà thầu Việt Nam được giao làm tổng thầu lại chưa có nhiều kinh nghiệm về thiết kế, quản lý giao diện, mua sắm và thi công xây lắp.

Để tìm kiếm những giải pháp vượt qua khó khăn, thách thức này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng chỉ đạo, trong thời gian tới, PVN cần tập trung dịch vụ cho các dự án, công trình như dự án lọc hóa dầu, vận chuyển chế biến khí và nhà máy điện….

Đối với việc quản lý, triển khai các dự án điện, việc xử lý tro xỉ, cụ thể tại các dự án điện ở Long Phú, Sông Hậu, Bộ Xây dựng đã có hướng xử lý như dùng làm vật liệu xây dựng, gạch không nung, dùng để san lấp mặt bằng, nền đường, nguyên liệu sản xuất xi măng… đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Để tạo tiền đề phát triển trong thời gian tới, các đơn vị xây lắp, dự án điện cần phải thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tự nâng mình lên để không ngừng phát triển, cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước./.

Đức Dũng/BNEWS/TTXVN​
 

Việc làm nổi bật

Top