Cùng với việc quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, an toàn hệ thống máy móc, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, sự có mặt của các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trên biển đã góp phần giữ gìn an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo quốc gia, tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn ngư dân.
Những công trình an toàn, sạch đẹp
Hiện nay, tại nhiều đơn vị thành viên PVN, mô hình “5S” (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) đang được triển khai đồng bộ. Qua thời gian thực hiện, mô hình này đã chứng tỏ tính khả thi và ưu việt. Điều đó được thể hiện ở sự ngăn nắp, sạch sẽ, an toàn tại các công ty, nhà máy, kho cảng của tập đoàn. Một trong những đơn vị điển hình về công tác bảo đảm an toàn là Công ty Chế biến khí Vũng Tàu (KVT). Với nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý nguồn khí ẩm, vận chuyển, cất chứa một lượng lớn khí hóa lỏng LPG, khí ngưng tụ condensate… nhưng nhiều năm nay KVT không để xảy ra cháy, nổ, mất an toàn. Chứng kiến hoạt động của Kho cảng PV Gas Vũng Tàu-đơn vị thành viên của KVT, chúng tôi nhận thấy, mặc dù đơn vị có khá nhiều kho chứa với dung tích lớn, xe bồn hoạt động thường xuyên, nhưng rất chính quy, ngăn nắp, bố trí khoa học, hợp lý và được kiểm tra an toàn trong từng khâu. Anh Trần Huy Thực, Quản đốc Kho cảng PV Gas Vũng Tàu giới thiệu: “Mô hình “5S” được đơn vị thực hiện gần một năm nay. Đây là mô hình vận dụng từ Nhật Bản; trước hết là sàng lọc những gì không còn sử dụng được thì bỏ đi, sau đó sắp xếp thật gọn gàng, quy củ, dọn dẹp sạch sẽ, săn sóc chu đáo cả về con người và phương tiện kỹ thuật để tất cả luôn trong trạng thái sẵn sàng làm việc tốt nhất. Tuân thủ quy trình “5S” chính là đã bảo đảm an toàn nhất, hiệu quả nhất cho công trình”.
Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 cũng là đơn vị tiêu biểu về an toàn, sạch đẹp. Trong suốt thời gian thi công xây dựng và triển khai hoạt động (từ năm 2007 đến nay), công ty chưa hề xảy ra sự cố mất an toàn, được đánh giá là đơn vị an toàn nhất và có đủ diện tích mảng xanh. Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Uông Ngọc Hải cho biết: Định kỳ chúng tôi tổ chức tập huấn công tác an toàn cho công nhân, lực lượng chuyên trách; bố trí thiết bị phát hiện sớm dấu hiệu mất an toàn để kịp thời xử lý. Chúng tôi coi trọng giáo dục cho người lao động thói quen tự giác, ý thức tập thể, không tùy tiện bật, ấn, vặn bất cứ thứ gì khi không có phận sự, không hiểu rõ chức năng của nó. Cho nên, công ty không xảy ra sự cố mất an toàn đáng tiếc.
Ngoài ra, công tác diễn tập xử lý sự cố cháy, nổ, tràn dầu, bức xạ… được các tổng công ty, nhà máy của PVN thường xuyên tiến hành để rèn luyện khả năng ứng phó với các tình huống mất an toàn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thương hiệu của tập đoàn trong nhiều năm qua.
Kiên cường bám trụ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo
“Những đơn vị lao động dầu khí trên biển không chỉ sản xuất, kinh doanh mà còn có trách nhiệm khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển”-đó là nhận định của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong một lần đến thăm PVN năm 2011. Lời khẳng định ấy được đúc kết từ hoạt động thực tiễn của tập đoàn trong suốt chặng đường phát triển.
Cách đây mấy năm, mặc dù 2 lần bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp (tháng 5-2011 và tháng 12-2012) nhưng cán bộ, nhân viên, thủy thủ tàu Bình Minh 02 vẫn kiên trì bám biển không chịu lùi bước bất chấp sự đe dọa, tấn công bằng những hành vi bạo ngược. Không chỉ tàu Bình Minh 02, các đội tàu của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) cũng tích cực tham gia phối hợp với lực lượng Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư bảo vệ chủ quyền biển, đảo, trực an ninh tại các lô, mỏ dầu khí và tìm kiếm, cứu nạn trên biển. Ông Trương Vũ Hạnh, Phó giám đốc Công ty Tàu dịch vụ Dầu khí (PTSC Marine-đơn vị thành viên của PTSC) kể: “Năm 2015, khi tàu của nước ngoài hoạt động gần khu vực giàn khoan Ocean Apex của khách hàngExxonMobil, công ty đã huy động 3 tàu phối hợp với Kiểm ngư, Cảnh sát biển giải quyết sự cố vi phạm chủ quyền an ninh dầu khí. Cũng năm đó, tàu Phong Lan trong quá trình vận tải hàng hóa đã cứu được 1 ngư dân tàu cá KH 96598 TS gặp nạn rơi xuống biển; tàu PTSC Hạ Long trợ giúp sơ cứu thuyền viên tàu cá Hoàng Yến 64 bị nạn trong cơn bão số 1… Trung bình mỗi năm, các tàu của PTSC Marine tham gia cứu hộ khoảng 10-15 trường hợp tàu cá gặp nạn, bảo đảm an toàn cho ngư dân vươn khơi bám biển".
Không trực tiếp làm nhiệm vụ trên biển nhưng Trường Cao đẳng Nghề dầu khí đã phối hợp đào tạo 3 khóa thợ lặn bậc cao cho các đơn vị Hải quân, Đặc công nước. Nhà trường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng phục vụ công tác quân sự-quốc phòng. Nói về hiệu quả công tác phối hợp, Đại tá Nguyễn Ngọc Lân, Phó tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 nhấn mạnh: "Sự có mặt của các giàn khoan, tàu khảo sát, dịch vụ dầu khí tại những vùng biển xa xôi đã góp phần khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Trong những trường hợp cần thiết, các đơn vị này luôn tích cực hỗ trợ lực lượng chức năng, tạo thành thế trận liên hoàn bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo quốc gia".
(Tiếp theo và hết)
Bài và ảnh: HOÀNG THÀNH - Quân Đội Nhân Dân
Những công trình an toàn, sạch đẹp
Hiện nay, tại nhiều đơn vị thành viên PVN, mô hình “5S” (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) đang được triển khai đồng bộ. Qua thời gian thực hiện, mô hình này đã chứng tỏ tính khả thi và ưu việt. Điều đó được thể hiện ở sự ngăn nắp, sạch sẽ, an toàn tại các công ty, nhà máy, kho cảng của tập đoàn. Một trong những đơn vị điển hình về công tác bảo đảm an toàn là Công ty Chế biến khí Vũng Tàu (KVT). Với nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý nguồn khí ẩm, vận chuyển, cất chứa một lượng lớn khí hóa lỏng LPG, khí ngưng tụ condensate… nhưng nhiều năm nay KVT không để xảy ra cháy, nổ, mất an toàn. Chứng kiến hoạt động của Kho cảng PV Gas Vũng Tàu-đơn vị thành viên của KVT, chúng tôi nhận thấy, mặc dù đơn vị có khá nhiều kho chứa với dung tích lớn, xe bồn hoạt động thường xuyên, nhưng rất chính quy, ngăn nắp, bố trí khoa học, hợp lý và được kiểm tra an toàn trong từng khâu. Anh Trần Huy Thực, Quản đốc Kho cảng PV Gas Vũng Tàu giới thiệu: “Mô hình “5S” được đơn vị thực hiện gần một năm nay. Đây là mô hình vận dụng từ Nhật Bản; trước hết là sàng lọc những gì không còn sử dụng được thì bỏ đi, sau đó sắp xếp thật gọn gàng, quy củ, dọn dẹp sạch sẽ, săn sóc chu đáo cả về con người và phương tiện kỹ thuật để tất cả luôn trong trạng thái sẵn sàng làm việc tốt nhất. Tuân thủ quy trình “5S” chính là đã bảo đảm an toàn nhất, hiệu quả nhất cho công trình”.
Ngoài ra, công tác diễn tập xử lý sự cố cháy, nổ, tràn dầu, bức xạ… được các tổng công ty, nhà máy của PVN thường xuyên tiến hành để rèn luyện khả năng ứng phó với các tình huống mất an toàn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thương hiệu của tập đoàn trong nhiều năm qua.
Kiên cường bám trụ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo
“Những đơn vị lao động dầu khí trên biển không chỉ sản xuất, kinh doanh mà còn có trách nhiệm khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển”-đó là nhận định của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong một lần đến thăm PVN năm 2011. Lời khẳng định ấy được đúc kết từ hoạt động thực tiễn của tập đoàn trong suốt chặng đường phát triển.
Cách đây mấy năm, mặc dù 2 lần bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp (tháng 5-2011 và tháng 12-2012) nhưng cán bộ, nhân viên, thủy thủ tàu Bình Minh 02 vẫn kiên trì bám biển không chịu lùi bước bất chấp sự đe dọa, tấn công bằng những hành vi bạo ngược. Không chỉ tàu Bình Minh 02, các đội tàu của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) cũng tích cực tham gia phối hợp với lực lượng Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư bảo vệ chủ quyền biển, đảo, trực an ninh tại các lô, mỏ dầu khí và tìm kiếm, cứu nạn trên biển. Ông Trương Vũ Hạnh, Phó giám đốc Công ty Tàu dịch vụ Dầu khí (PTSC Marine-đơn vị thành viên của PTSC) kể: “Năm 2015, khi tàu của nước ngoài hoạt động gần khu vực giàn khoan Ocean Apex của khách hàngExxonMobil, công ty đã huy động 3 tàu phối hợp với Kiểm ngư, Cảnh sát biển giải quyết sự cố vi phạm chủ quyền an ninh dầu khí. Cũng năm đó, tàu Phong Lan trong quá trình vận tải hàng hóa đã cứu được 1 ngư dân tàu cá KH 96598 TS gặp nạn rơi xuống biển; tàu PTSC Hạ Long trợ giúp sơ cứu thuyền viên tàu cá Hoàng Yến 64 bị nạn trong cơn bão số 1… Trung bình mỗi năm, các tàu của PTSC Marine tham gia cứu hộ khoảng 10-15 trường hợp tàu cá gặp nạn, bảo đảm an toàn cho ngư dân vươn khơi bám biển".
Không trực tiếp làm nhiệm vụ trên biển nhưng Trường Cao đẳng Nghề dầu khí đã phối hợp đào tạo 3 khóa thợ lặn bậc cao cho các đơn vị Hải quân, Đặc công nước. Nhà trường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng phục vụ công tác quân sự-quốc phòng. Nói về hiệu quả công tác phối hợp, Đại tá Nguyễn Ngọc Lân, Phó tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 nhấn mạnh: "Sự có mặt của các giàn khoan, tàu khảo sát, dịch vụ dầu khí tại những vùng biển xa xôi đã góp phần khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Trong những trường hợp cần thiết, các đơn vị này luôn tích cực hỗ trợ lực lượng chức năng, tạo thành thế trận liên hoàn bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo quốc gia".
(Tiếp theo và hết)
Bài và ảnh: HOÀNG THÀNH - Quân Đội Nhân Dân
Relate Threads