Sáng ngày 20/12, một ngư dân đang làm việc trên tàu cá tại vùng biển gần mỏ Sông Đốc bất ngờ bị tai nạn lao động nghiêm trọng, đã may mắn được cứu sống nhờ hoạt động ứng cứu khẩn cấp của Công ty Điều hành Thăm dò Khai thác Dầu khí trong nước (PVEP POC) – đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí.
Khoảng 23h30 ngày 19/12/2016, anh Nguyễn Bá Mộng (SN 1987, cư trú tại ấp An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đang làm việc trên tàu cá số hiệu KG 90361TS thì bất ngờ bị cuốn áo vào dây Cu Roa (V-Belts) của máy phát điện. Nạn nhân bị chấn thương nặng vùng bụng trái với vết rách lớn khoảng 10cm, sâu khoảng 2-3cm, bầm dập nặng.
Đến 6h ngày 20/12, tàu dịch vụ Bình Minh trực tại mỏ Sông Đốc (Lô 46-13) nhận được thông tin cần trợ giúp y tế từ tàu cá. Được sự điều động của Mỏ, ngay lập tức, tàu Bình Minh đã tiếp cận tàu cá, tiếp nhận nạn nhân lên tàu để thăm khám, đánh giá tình trạng sơ bộ. Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vết thương, nạn nhân đã được vận chuyển lên tàu FPSO MV19 của mỏ Sông Đốc - có bác sĩ và trang thiết bị tiên tiến để cấp cứu và chẩn đoán.
Qua đánh giá tình trạng của nạn nhân với vết thương sâu, dài ở phía bụng dưới, bụng và xung quanh vùng bị thương của bệnh nhân có dấu hiệu dập nát, mất nhiều máu, lo ngại có thể tổn thương nội tạng. Kết quả khám của Bác sỹ trực tại tàu FPSO cho thấy bệnh nhân cần được đưa vào đất liền để can thiệp y tế sớm nhất. Nhận định tình hình không thể dùng tàu cá hay tàu dịch vụ đưa nạn nhân về bờ, vì sẽ mất thời gian khoảng 24h, qua trao đổi, thống nhất, Ban An toàn Sức khỏe Môi trường - PVEP đã thống nhất với PVEP POC yêu cầu Nhà thầu MODEC – đơn vị quản lý tàu FPSO tiến hành thông báo và xác nhận dịch vụ cứu hộ y tế (MEDIVAC) bằng trực thăng do tổ chức SOS quốc tế tại Việt Nam thực hiện, với mục tiêu thời gian tiến hành nhanh nhất, đảm bảo an toàn tính mạng cho ngư dân bị tai nạn. Mọi chi phí liên quan đến chuyến bay MEDIVAC và các dịch vụ y tế cứu hộ đều do PVEP POC chi trả.
Đến 16h ngày 20/12, máy bay trực thăng cứu hộ đã có mặt. Ngư dân bị tai nạn đã được vận chuyển bằng cáng lên máy bay và về đến sân bay Vũng tàu vào lúc 18h cùng ngày. Tại sân bay, PVEP POC đã đặt xe cấp cứu để sẵn sàng đưa người bị thương về Bệnh viện Lê Lợi – Tp. Vũng Tàu, đồng thời thông báo và liên hệ với chủ tàu và người nhà nạn nhân đến đón tại Sân bay Vũng Tàu.
Theo thông tin mới nhất, sau khi được phẫu thuật tại Bệnh viện Lê Lợi, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định và được chuyển về Bệnh viện tỉnh Kiên Giang trong đêm 21/12 để tiếp tục chăm sóc theo yêu cầu của gia đình.
Đây là trường hợp cứu hộ tàu cá/ngư dân thứ 3 liên tiếp của PVEP và các đơn vị thành viên/liên doanh trong nửa năm gần đây. Trước đó là một trường hợp ngư dân bị đau ruột thừa, được mổ cấp cứu thành công trên Giàn Đại Hùng; một trường hợp tàu trực mỏ của Lam Sơn JOC tiếp cận và cứu hộ tàu cá nguy cơ bị chìm cùng các ngư dân, sau bàn giao cho tàu Cảnh sát biển.
Là một trong những đơn vị chủ lực của Ngành Dầu khí, hiện đang triển khai 43 dự án thăm dò khai thác ở trong nước và 11 dự án tại nhiều nước trên thế giới, PVEP đã sớm thành lập Ban Chỉ đạo Ứng cứu Khẩn cấp và triển khai Quy trình Ứng cứu khẩn cấp với hiệu lực triển khai trên toàn cầu, thông qua hợp tác và tham gia làm thành viên của SOS Quốc tế và các hiệp hội, tổ chức liên quan khác. Các trường hợp tham gia cứu hộ, cứu nạn thành công của PVEP cùng các đơn vị thành viên và các nhà thầu dịch vụ tại các mỏ dầu khí đã thể hiện được tính chuyên nghiệp, sự phối hợp hành động nhanh chóng, hiệu quả giữa các đơn vị. Và trên tất cả, những hành động, nghĩa cử ấy đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm rất cao, giàu tính nhân văn của cán bộ nhân viên cũng như các đơn vị của Ngành Dầu khí, luôn đặt tính mạng con người là trên hết, luôn sẵn sàng đùm bọc, sát cánh cùng ngư dân để cùng làm chủ vùng biển và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
Công ty Điều hành Thăm dò Khai thác Dầu khí trong nước (PVEP POC) hiện đang quản lý 08 Hợp đồng Dầu khí, gồm Lô 05-1(a), Lô 46/13, Lô 09-2/09, Lô 01/10&02/10, Lô 09-2/10, Lô 15-1/15, Lô 42 và Lô 04-1, trong đó có việc điều hành hoạt động khai thác dầu khí tại 02 mỏ Đại Hùng và Sông Đốc. Năm 2016, PVEP POC đã vận hành tuyệt đối an toàn hai mỏ này với tổng sản lượng khai thác đạt 0,63 triệu tấn dầu và 152 triệu m3 khí và đã về đích trước chỉ tiêu sản lượng khai thác 31 ngày.
Mỏ Đại Hùng - Lô 05/1(a) và mỏ Sông Đốc - Lô 46/13 được biết đến là các mỏ dầu khí đặc biệt của PVEP và PVEP-POC với điều kiện địa chất phức tạp, là mỏ cận biên, xa bờ. Đây cũng là 02 mỏ hiện hoàn toàn do đội ngũ nhân sự là người Việt Nam vận hành và quản lý.
Khoảng 23h30 ngày 19/12/2016, anh Nguyễn Bá Mộng (SN 1987, cư trú tại ấp An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đang làm việc trên tàu cá số hiệu KG 90361TS thì bất ngờ bị cuốn áo vào dây Cu Roa (V-Belts) của máy phát điện. Nạn nhân bị chấn thương nặng vùng bụng trái với vết rách lớn khoảng 10cm, sâu khoảng 2-3cm, bầm dập nặng.
Qua đánh giá tình trạng của nạn nhân với vết thương sâu, dài ở phía bụng dưới, bụng và xung quanh vùng bị thương của bệnh nhân có dấu hiệu dập nát, mất nhiều máu, lo ngại có thể tổn thương nội tạng. Kết quả khám của Bác sỹ trực tại tàu FPSO cho thấy bệnh nhân cần được đưa vào đất liền để can thiệp y tế sớm nhất. Nhận định tình hình không thể dùng tàu cá hay tàu dịch vụ đưa nạn nhân về bờ, vì sẽ mất thời gian khoảng 24h, qua trao đổi, thống nhất, Ban An toàn Sức khỏe Môi trường - PVEP đã thống nhất với PVEP POC yêu cầu Nhà thầu MODEC – đơn vị quản lý tàu FPSO tiến hành thông báo và xác nhận dịch vụ cứu hộ y tế (MEDIVAC) bằng trực thăng do tổ chức SOS quốc tế tại Việt Nam thực hiện, với mục tiêu thời gian tiến hành nhanh nhất, đảm bảo an toàn tính mạng cho ngư dân bị tai nạn. Mọi chi phí liên quan đến chuyến bay MEDIVAC và các dịch vụ y tế cứu hộ đều do PVEP POC chi trả.
Đến 16h ngày 20/12, máy bay trực thăng cứu hộ đã có mặt. Ngư dân bị tai nạn đã được vận chuyển bằng cáng lên máy bay và về đến sân bay Vũng tàu vào lúc 18h cùng ngày. Tại sân bay, PVEP POC đã đặt xe cấp cứu để sẵn sàng đưa người bị thương về Bệnh viện Lê Lợi – Tp. Vũng Tàu, đồng thời thông báo và liên hệ với chủ tàu và người nhà nạn nhân đến đón tại Sân bay Vũng Tàu.
Theo thông tin mới nhất, sau khi được phẫu thuật tại Bệnh viện Lê Lợi, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định và được chuyển về Bệnh viện tỉnh Kiên Giang trong đêm 21/12 để tiếp tục chăm sóc theo yêu cầu của gia đình.
Là một trong những đơn vị chủ lực của Ngành Dầu khí, hiện đang triển khai 43 dự án thăm dò khai thác ở trong nước và 11 dự án tại nhiều nước trên thế giới, PVEP đã sớm thành lập Ban Chỉ đạo Ứng cứu Khẩn cấp và triển khai Quy trình Ứng cứu khẩn cấp với hiệu lực triển khai trên toàn cầu, thông qua hợp tác và tham gia làm thành viên của SOS Quốc tế và các hiệp hội, tổ chức liên quan khác. Các trường hợp tham gia cứu hộ, cứu nạn thành công của PVEP cùng các đơn vị thành viên và các nhà thầu dịch vụ tại các mỏ dầu khí đã thể hiện được tính chuyên nghiệp, sự phối hợp hành động nhanh chóng, hiệu quả giữa các đơn vị. Và trên tất cả, những hành động, nghĩa cử ấy đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm rất cao, giàu tính nhân văn của cán bộ nhân viên cũng như các đơn vị của Ngành Dầu khí, luôn đặt tính mạng con người là trên hết, luôn sẵn sàng đùm bọc, sát cánh cùng ngư dân để cùng làm chủ vùng biển và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
Công ty Điều hành Thăm dò Khai thác Dầu khí trong nước (PVEP POC) hiện đang quản lý 08 Hợp đồng Dầu khí, gồm Lô 05-1(a), Lô 46/13, Lô 09-2/09, Lô 01/10&02/10, Lô 09-2/10, Lô 15-1/15, Lô 42 và Lô 04-1, trong đó có việc điều hành hoạt động khai thác dầu khí tại 02 mỏ Đại Hùng và Sông Đốc. Năm 2016, PVEP POC đã vận hành tuyệt đối an toàn hai mỏ này với tổng sản lượng khai thác đạt 0,63 triệu tấn dầu và 152 triệu m3 khí và đã về đích trước chỉ tiêu sản lượng khai thác 31 ngày.
Mỏ Đại Hùng - Lô 05/1(a) và mỏ Sông Đốc - Lô 46/13 được biết đến là các mỏ dầu khí đặc biệt của PVEP và PVEP-POC với điều kiện địa chất phức tạp, là mỏ cận biên, xa bờ. Đây cũng là 02 mỏ hiện hoàn toàn do đội ngũ nhân sự là người Việt Nam vận hành và quản lý.
PVN
Relate Threads