Với tình hình tài chính yếu ớt, năng lực ký kết các hợp đồng mới để tạo ra doanh thu trong thời gian tới đang là một vấn đề lớn với PV Shipyard.
Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2017 với khoản lỗ gần 36 tỷ đồng, giảm mạnh so với khoản lỗ 369 tỷ đồng cùng kỳ năm 2016.
Với việc giảm lỗ trong quý III/2016 thì con số lỗ trong 9 tháng đầu năm của Công ty này đã giảm xuống còn 73,3 tỷ đồng với con số 320 tỷ đồng cùng kỳ năm trước đó.
Dù vậy, việc giảm lỗ của PV Shipyard không đến từ việc cải thiện hoạt động kinh doanh mà chủ yếu do sự co cụm của hoạt động kinh doanh. Doanh số của PV Shipyard sụt giảm mạnh so với mức thực hiện được cùng kỳ năm trước, chủ yếu là những hợp đồng có giá trị thấp có giá trị chỉ 51 tỷ đồng.
Được biết, PV Shipyard được thành lập năm 2007 với chủ trương trở thành đơn vị tiên phong trong việc phát triển lớn mạnh ngành cơ khí chế tạo dầu khí tại Việt Nam.
Hoạt động chính của Công ty là đóng mới, sửa chữa, hoán cải các loại giàn khoan, giàn khai thác dầu khí, phương tiện nổi và kinh doanh các nguyên vật liệu, thiết bị có liên quan.
Tuy nhiên, hoạt động của Công ty này đã liên tục gặp nhiều khó khăn đặc biệt là kể từ khi giá dầu sụt giảm mạnh trong năm 2016 khiến công ty thua lỗ lớn.
Cùng với khoản lỗ trong 9 tháng đầu năm nay, PV Shipyard đã ghi nhận mức lỗ lũy kế lên đến 655 tỷ đồng, vượt 60 tỷ đồng so với vốn điều lệ 595 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/9, PV Shipyard có vốn chủ sở hữu âm 27,7 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn của công ty cũng giảm xuống còn 1.230 tỷ đồng. Trong kỳ này, PV Shipyard cũng đã có sự cơ cấu lại nguồn vốn qua việc giảm các khoản phải thu và tồn khó, giúp các khoản nợ vay giảm khá mạnh so với cùng kỳ.
Dù vậy, với việc nợ phải trả vượt tổng nguồn vốn, đặc biệt là nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn cùng với việc doanh số trong kỳ này sụt giảm mạnh cũng đặt ra nghi ngại về khả năng hoạt động của Công ty. Với tình hình tài chính yếu ớt, năng lực ký kết các hợp đồng mới để tạo ra doanh thu trong thời gian tới cũng là một vấn đề không đơn giản với PV Shipyard.
Hiện nay, cổ đông lớn nhất của Công ty là Tổng Công ty Cổ phần Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) sở hữu 28,75% vốn tương ứng 17,1 triệu cổ phần PV Shipyard.
Ngoài ra, các cổ đông khác bao gồm Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam nắm giữ 7,53% cổ phần, Ngân hàng BIDV nắm giữ 4,03% cổ phần, Tổng Cty Lắp máy Việt Nam (Lilama) nắm 4,03%, Liên Doanh dầu khí Việt – Nga (Vietsovpetro) nắm 3,63%. Các cổ đông khác sở hữu 52% còn lại.
BCTC quý III/2017 PV Shipyard
Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2017 với khoản lỗ gần 36 tỷ đồng, giảm mạnh so với khoản lỗ 369 tỷ đồng cùng kỳ năm 2016.
Dù vậy, việc giảm lỗ của PV Shipyard không đến từ việc cải thiện hoạt động kinh doanh mà chủ yếu do sự co cụm của hoạt động kinh doanh. Doanh số của PV Shipyard sụt giảm mạnh so với mức thực hiện được cùng kỳ năm trước, chủ yếu là những hợp đồng có giá trị thấp có giá trị chỉ 51 tỷ đồng.
Được biết, PV Shipyard được thành lập năm 2007 với chủ trương trở thành đơn vị tiên phong trong việc phát triển lớn mạnh ngành cơ khí chế tạo dầu khí tại Việt Nam.
Hoạt động chính của Công ty là đóng mới, sửa chữa, hoán cải các loại giàn khoan, giàn khai thác dầu khí, phương tiện nổi và kinh doanh các nguyên vật liệu, thiết bị có liên quan.
Tuy nhiên, hoạt động của Công ty này đã liên tục gặp nhiều khó khăn đặc biệt là kể từ khi giá dầu sụt giảm mạnh trong năm 2016 khiến công ty thua lỗ lớn.
Cùng với khoản lỗ trong 9 tháng đầu năm nay, PV Shipyard đã ghi nhận mức lỗ lũy kế lên đến 655 tỷ đồng, vượt 60 tỷ đồng so với vốn điều lệ 595 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/9, PV Shipyard có vốn chủ sở hữu âm 27,7 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn của công ty cũng giảm xuống còn 1.230 tỷ đồng. Trong kỳ này, PV Shipyard cũng đã có sự cơ cấu lại nguồn vốn qua việc giảm các khoản phải thu và tồn khó, giúp các khoản nợ vay giảm khá mạnh so với cùng kỳ.
Dù vậy, với việc nợ phải trả vượt tổng nguồn vốn, đặc biệt là nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn cùng với việc doanh số trong kỳ này sụt giảm mạnh cũng đặt ra nghi ngại về khả năng hoạt động của Công ty. Với tình hình tài chính yếu ớt, năng lực ký kết các hợp đồng mới để tạo ra doanh thu trong thời gian tới cũng là một vấn đề không đơn giản với PV Shipyard.
Hiện nay, cổ đông lớn nhất của Công ty là Tổng Công ty Cổ phần Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) sở hữu 28,75% vốn tương ứng 17,1 triệu cổ phần PV Shipyard.
Ngoài ra, các cổ đông khác bao gồm Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam nắm giữ 7,53% cổ phần, Ngân hàng BIDV nắm giữ 4,03% cổ phần, Tổng Cty Lắp máy Việt Nam (Lilama) nắm 4,03%, Liên Doanh dầu khí Việt – Nga (Vietsovpetro) nắm 3,63%. Các cổ đông khác sở hữu 52% còn lại.
BCTC quý III/2017 PV Shipyard
Huy Nguyên
Theo Trí thức trẻ
Theo Trí thức trẻ
Relate Threads