Hôm nay (6/3), cổ phiếu POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) sẽ giao dịch lần đầu tiên trên UpCOM với giá tham chiếu trong ngày đầu là 14.900 đồng/cổ phiếu.
IPO thành công
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa chấp thuận cho PV Power được đăng ký giao dịch 467.802.523 cổ phiếu trên UpCOM với mã chứng khoán POW.
Trước đó, ngày 31/1/2018, đã diễn ra phiên chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của PV Power. Có 468.374.320 cổ phần - chiếm 20% vốn điều lệ của PV Power được mang ra đấu với giá khởi điểm 14.400 đồng/cổ phần. Kết quả, toàn bộ cổ phần được bán hết với giá đấu thành công bình quân 14.938 đồng/cổ phần, thu về xấp xỉ 7.000 tỷ đồng.
PV Power cũng là doanh nghiệp phát điện đầu tiên bán hết phần vốn được đưa ra đấu giá công khai. Trước đó, năm 2015, Tổng công ty Điện lực Vinacomin chỉ bán được 1.206.300 cổ phần, tương đương 0,005% số cổ phần được chào bán và thu về 12,053 tỷ đồng. Tổng công ty Phát điện 3 (EVN Genco3) cũng cho biết, kết quả chào bán công khai với nhà đầu tư lẻ hôm 9/2/2018 khá thấp, với tổng khối lượng đặt mua hơn 7,5 triệu cổ phần, chiếm khoảng 3% lượng cổ phần chào bán.
Trong năm 2017, PV Power đạt sản lượng điện 20.581 triệu kWh, doanh thu toàn Tổng công ty 30.987 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.503 tỷ đồng. Năm 2018, PV Power phấn đấu tổng sản lượng điện 21.570 triệu kWh, doanh thu 30.951,5 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.913 tỷ đồng.
Chờ nhà đầu tư chiến lược
Sau phiên đấu giá được tổ chức thành công theo dự kiến, PV Power đang xúc tiến việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Được biết, có khoảng 30 nhà đầu tư đã làm việc với PV Power bày tỏ sự quan tâm.
Ông Nguyễn Xuân Hòa, Tổng giám đốc PV Power cho hay, sau khi tổ chức xong IPO, PV Power tiếp tục triển khai các bước trong phương án cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bao gồm việc hoàn tất các thủ tục để tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần đầu và chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM vào ngày 6/3 và phải hoàn tất việc chào bán 28,88% vốn điều lệ cho nhà đầu tư chiến lược.
Yêu cầu đặt ra với nhà đầu tư chiến lược là phải kinh doanh có lãi trong 2 năm gần nhất, không có lỗ lũy kế, đồng thời cam kết không chuyển nhượng cổ phần trong 5 năm.
Theo kế hoạch, sau cổ phần hóa, Nhà nước - thông qua Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn còn nắm giữ 51% vốn điều lệ PV Power. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể giảm xuống từ năm 2019, phụ thuộc vào quá trình tái cấu trúc các khoản nợ và đàm phán với các bên cho vay.
Nói về triển vọng của doanh nghiệp, ông Hòa cho biết, PV Power sẽ tiếp tục duy trì hoạt động như hiện nay và sẽ phát triển theo hướng lựa chọn phân khúc, dự án đầu tư mang lại hiệu quả cho cổ đông với định hướng phát triển nhiệt điện khí.
9 dự án điện khí mà PV Power có kế hoạch phát triển được đặt tại 4 trung tâm điện khí mới gồm Nhà máy Nhơn Trạch 3-4 sử dụng LNG nhập khẩu; Trung tâm khí điện ở Kiên Giang; Trung tâm Khí điện Sơn Mỹ 2 và Trung tâm Khí điện ở miền Trung sử dụng khí từ mỏ Cá voi Xanh.
Cụ thể, Dự án Nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3 - 4 đã được bổ sung vào Quy hoạch Điện quốc gia (Tổng sơ đồ điện VII) với kế hoạch vận hành lần lượt trong các năm 2020 và 2021. Bên cạnh đó, Trung tâm Điện khí ở Kiên Giang, sử dụng khí Lô B - Ô Môn, sẽ đi vào hoạt động từ khoảng năm 2021-2022, với tổng công suất lắp đặt là 1.500 MW.
Tại Trung tâm Điện lực Sơn Mỹ (Bình Thuận), sử dụng LNG nhập khẩu mà PVN được giao đầu tư, sẽ có 3 nhà máy Sơn Mỹ (gồm 2.1, 2.2 và 2.3) với công suất mỗi nhà máy là 750 MW, vận hành lần lượt bắt đầu từ năm 2023.
Ngoài ra, gần đây, PVN đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư Dự án Mỏ khí Cá Voi Xanh với Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ). Chính phủ đã giao PVN phát triển 2 dự án gắn với ký kết này và PV Power đã có biên bản ghi nhớ hợp tác với UBND tỉnh Quảng Nam để chuẩn bị điều kiện về mặt bằng, cơ sở vật chất cho 2 dự án.
Hoàng Nam
baodautu.vn
IPO thành công
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa chấp thuận cho PV Power được đăng ký giao dịch 467.802.523 cổ phiếu trên UpCOM với mã chứng khoán POW.
PV Power cũng là doanh nghiệp phát điện đầu tiên bán hết phần vốn được đưa ra đấu giá công khai. Trước đó, năm 2015, Tổng công ty Điện lực Vinacomin chỉ bán được 1.206.300 cổ phần, tương đương 0,005% số cổ phần được chào bán và thu về 12,053 tỷ đồng. Tổng công ty Phát điện 3 (EVN Genco3) cũng cho biết, kết quả chào bán công khai với nhà đầu tư lẻ hôm 9/2/2018 khá thấp, với tổng khối lượng đặt mua hơn 7,5 triệu cổ phần, chiếm khoảng 3% lượng cổ phần chào bán.
Trong năm 2017, PV Power đạt sản lượng điện 20.581 triệu kWh, doanh thu toàn Tổng công ty 30.987 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.503 tỷ đồng. Năm 2018, PV Power phấn đấu tổng sản lượng điện 21.570 triệu kWh, doanh thu 30.951,5 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.913 tỷ đồng.
Chờ nhà đầu tư chiến lược
Sau phiên đấu giá được tổ chức thành công theo dự kiến, PV Power đang xúc tiến việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Được biết, có khoảng 30 nhà đầu tư đã làm việc với PV Power bày tỏ sự quan tâm.
Ông Nguyễn Xuân Hòa, Tổng giám đốc PV Power cho hay, sau khi tổ chức xong IPO, PV Power tiếp tục triển khai các bước trong phương án cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bao gồm việc hoàn tất các thủ tục để tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần đầu và chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM vào ngày 6/3 và phải hoàn tất việc chào bán 28,88% vốn điều lệ cho nhà đầu tư chiến lược.
Yêu cầu đặt ra với nhà đầu tư chiến lược là phải kinh doanh có lãi trong 2 năm gần nhất, không có lỗ lũy kế, đồng thời cam kết không chuyển nhượng cổ phần trong 5 năm.
Theo kế hoạch, sau cổ phần hóa, Nhà nước - thông qua Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn còn nắm giữ 51% vốn điều lệ PV Power. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể giảm xuống từ năm 2019, phụ thuộc vào quá trình tái cấu trúc các khoản nợ và đàm phán với các bên cho vay.
Nói về triển vọng của doanh nghiệp, ông Hòa cho biết, PV Power sẽ tiếp tục duy trì hoạt động như hiện nay và sẽ phát triển theo hướng lựa chọn phân khúc, dự án đầu tư mang lại hiệu quả cho cổ đông với định hướng phát triển nhiệt điện khí.
9 dự án điện khí mà PV Power có kế hoạch phát triển được đặt tại 4 trung tâm điện khí mới gồm Nhà máy Nhơn Trạch 3-4 sử dụng LNG nhập khẩu; Trung tâm khí điện ở Kiên Giang; Trung tâm Khí điện Sơn Mỹ 2 và Trung tâm Khí điện ở miền Trung sử dụng khí từ mỏ Cá voi Xanh.
Cụ thể, Dự án Nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3 - 4 đã được bổ sung vào Quy hoạch Điện quốc gia (Tổng sơ đồ điện VII) với kế hoạch vận hành lần lượt trong các năm 2020 và 2021. Bên cạnh đó, Trung tâm Điện khí ở Kiên Giang, sử dụng khí Lô B - Ô Môn, sẽ đi vào hoạt động từ khoảng năm 2021-2022, với tổng công suất lắp đặt là 1.500 MW.
Tại Trung tâm Điện lực Sơn Mỹ (Bình Thuận), sử dụng LNG nhập khẩu mà PVN được giao đầu tư, sẽ có 3 nhà máy Sơn Mỹ (gồm 2.1, 2.2 và 2.3) với công suất mỗi nhà máy là 750 MW, vận hành lần lượt bắt đầu từ năm 2023.
Ngoài ra, gần đây, PVN đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư Dự án Mỏ khí Cá Voi Xanh với Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ). Chính phủ đã giao PVN phát triển 2 dự án gắn với ký kết này và PV Power đã có biên bản ghi nhớ hợp tác với UBND tỉnh Quảng Nam để chuẩn bị điều kiện về mặt bằng, cơ sở vật chất cho 2 dự án.
Hoàng Nam
baodautu.vn
Relate Threads