Ngày 24/3, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thăm, làm việc tại Ban Quản lý Dự án Điện lực Dầu khí Long Phú 1 (tỉnh Sóc Trăng).
Khảo sát tại công trường xây dựng của Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng quan tâm đến tiến độ thực hiện, chất lượng công trình, vấn đề an toàn, vệ sinh cũng như những khó khăn vướng mắc mà công trình, dự án thực hiện đang gặp phải.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Quản lý Dự án cần phối hợp với nhà thầu thi công, liên danh nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nâng cao chất lượng công trình; tuyệt đối đảm bảo an toàn, an ninh trong thi công, nghiêm ngặt thực hiện theo thiết kế, kỹ thuật.
Ban Quản lý Dự án quan tâm đến đời sống, sức khỏe cán bộ công nhân thi công tại công trường… phấn đấu tăng nhanh tiến độ hơn nữa vì hiện vẫn còn khá chậm so với tiến độ yêu cầu.
Theo ông Nguyễn Doãn Toàn, Trưởng ban Quản lý Dự án Điện lực Dầu khí Long Phú 1, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 là công trình dự án hợp tác liên chính phủ giữa Việt Nam và Liên bang Nga, được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Liên danh tổng thầu Power Machines – PTS.
Đến nay, theo ước tính của liên danh tổng thầu, tổng khối lượng hoàn thành EPC đạt 53,05%, so với kế hoạch là 61,56% (chậm khoảng 8,50%). Trong đó, công tác mua sắm chậm 3,72%, thi công xây lắp chậm 4,52% và thiết kế chậm 0,26%. Hiện Ban Quản lý đã làm việc với Tổng thầu Power Machines và PTSC để thống nhất đẩy nhanh tiến độ.
Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Bộ Công Thương và lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng, Ban Quản lý dự án đã đề ra quyết tâm phấn đấu hoàn thành các tổ máy đúng như kế hoạch cuối năm 2018 sẽ phát điện Tổ máy số 1 và cuối năm 2019 phát điện Tổ máy số 2 như kế hoạch ban đầu.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 có công suất 1.200MW nằm trong Trung tâm Điện lực Long Phú (gồm 3 Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1, 2, 3 với tổng công suất 4.400MW). Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 gồm hai tổ máy được xây dựng tại xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thực hiện. Đây là một trong các công trình trọng điểm quốc gia nằm trong Quy hoạch Điện 7 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2007.
Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, Nhà máy không những góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và của khu vực Tây Nam bộ nói chung.
Khảo sát tại công trường xây dựng của Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng quan tâm đến tiến độ thực hiện, chất lượng công trình, vấn đề an toàn, vệ sinh cũng như những khó khăn vướng mắc mà công trình, dự án thực hiện đang gặp phải.
Ban Quản lý Dự án quan tâm đến đời sống, sức khỏe cán bộ công nhân thi công tại công trường… phấn đấu tăng nhanh tiến độ hơn nữa vì hiện vẫn còn khá chậm so với tiến độ yêu cầu.
Theo ông Nguyễn Doãn Toàn, Trưởng ban Quản lý Dự án Điện lực Dầu khí Long Phú 1, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 là công trình dự án hợp tác liên chính phủ giữa Việt Nam và Liên bang Nga, được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Liên danh tổng thầu Power Machines – PTS.
Đến nay, theo ước tính của liên danh tổng thầu, tổng khối lượng hoàn thành EPC đạt 53,05%, so với kế hoạch là 61,56% (chậm khoảng 8,50%). Trong đó, công tác mua sắm chậm 3,72%, thi công xây lắp chậm 4,52% và thiết kế chậm 0,26%. Hiện Ban Quản lý đã làm việc với Tổng thầu Power Machines và PTSC để thống nhất đẩy nhanh tiến độ.
Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Bộ Công Thương và lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng, Ban Quản lý dự án đã đề ra quyết tâm phấn đấu hoàn thành các tổ máy đúng như kế hoạch cuối năm 2018 sẽ phát điện Tổ máy số 1 và cuối năm 2019 phát điện Tổ máy số 2 như kế hoạch ban đầu.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 có công suất 1.200MW nằm trong Trung tâm Điện lực Long Phú (gồm 3 Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1, 2, 3 với tổng công suất 4.400MW). Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 gồm hai tổ máy được xây dựng tại xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thực hiện. Đây là một trong các công trình trọng điểm quốc gia nằm trong Quy hoạch Điện 7 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2007.
Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, Nhà máy không những góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và của khu vực Tây Nam bộ nói chung.
Trung Hiếu (TTXVN)
Relate Threads