Có thời kỳ giá dầu thế giới liên tục giảm các đầu mối khác không nhập khẩu, ngừng kinh doanh do lỗ... nhưng Tập đoàn vẫn có những chính sách kinh doanh phù hợp, đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống; khẳng định vai trò dẫn dắt, điều tiết thị trường xăng dầu, đảm bảo luôn cung ứng đủ cho sản xuất và sinh hoạt.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đây là thông tin được báo cáo tại Hội nghị tổng kết năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam sáng 12/1 tại Hà Nội.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tham dự sự kiện.
Trong năm qua, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, tập thể cán bộ lãnh đạo và đội ngũ công nhân, người lao động của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã đoàn kết, nỗ lực, vượt qua khó khăn để tập trung thực hiện nhiệm vụ và đã đạt được nhiều kết quả tích cực:
Petrolimex đã đi đầu trong việc triển khai các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực xăng dầu của Nhà nước, khẳng định vai trò dẫn dắt, điều tiết thị trường xăng dầu.
Tập đoàn hiện nắm vai trò chi phối, với thị phần nội địa hiện chiếm gần 50%, với khoảng 30% thị phần của Tổng Công ty Dầu Việt Nam PVoil và khoảng 10% của Công ty Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh Saigon Petro…
Hiện tại, nhà nước hiện nắm giữ 75% cổ phần tại Petrolimex và sắp tới, tỉ lệ này sẽ giảm, nhưng vẫn ở mức chi phối (51%). Trong số 29 đầu mối về kinh doanh xăng dầu của cả nước, Petrolimex là doanh nghiệp duy nhất mà Nhà nước xác định sẽ tiếp tục nắm giữ 51% vốn điều lệ sau khi thoái vốn.
Với vai trò của mình, Petrolimex đã thực hiện tốt nhiệm vụ đáp ứng kịp thời xăng dầu cho nhu cầu tiêu dùng trong nước ở mọi thời điểm, thậm chí có thời kỳ giá dầu thế giới liên tục giảm, các đầu mối khác không nhập khẩu, ngừng kinh doanh do lỗ... nhưng Tập đoàn vẫn có những chính sách kinh doanh phù hợp, đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống, khẳng định vai trò là công cụ điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực xăng dầu.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cũng đã phối hợp tốt với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong việc thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn giúp bảo đảm hiệu quả của các công trình trọng điểm quốc gia này, góp phần vào sự phát triển chung ngành Dầu khí Việt Nam.
Năm 2018 là năm thứ tư liên tiếp Petrolimex hoàn toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Sản lượng xuất bán gần 13 triệu m3 (bao gồm 9,1 triệu m3 bán nội địa và gần 4 triệu m3 phục vụ nhiên liệu bay và sản lượng bán của 2 công ty ở Lào và Singapore); Doanh thu 190 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 38,8 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận trên 05 nghìn tỷ đồng.
Các lĩnh vực vận tải, hoá dầu, bảo hiểm, ngân hàng… đạt nhiều kết quả tích cực, hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh xăng dầu, đồng thời cung cấp các sản phẩm hoá dầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội (đặc biệt là dầu -mỡ nhờn).
Hai năm liên tiếp (2016, 2017), Tập đoàn chia cổ tức trên 30% và năm 2018 cũng dự kiến trên 30%.
Sau hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Petrolimex đã xây dựng, phát triển và vận hành có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật lớn nhất cả nước về kinh doanh xăng dầu với hơn 2,2 triệu m3 kho bể; 20 cảng biển, 22 cảng sông tại các khu vực trọng yếu của đất nước; hơn 620km đường ống. Hệ thống cửa hàng bán lẻ với gần 2.600 cửa hàng khắp 63 tỉnh thành trong cả nước, cung ứng kịp thời xăng dầu cho sản xuất và đời sống nhân dân, kể cả vùng sâu, vùng xa, góp phần vào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Gần đây, Tập đoàn đã tiến hành tái cơ cấu, hoàn thiện hệ thống quản trị tiên tiến, xây dựng chuỗi giá trị, dịch vụ về hạ nguồn với 6 lĩnh vực kinh doanh gồm xăng dầu; vận tải và dịch vụ xăng dầu; hóa dầu; gas; xây lắp thương mại; và bảo hiểm ngân hàng, trong đó kinh doanh xăng dầu là nòng cốt.
Tập đoàn hoàn thành công tác cổ phần hóa và chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán từ tháng 4/2017, trở thành Công ty đại chúng niêm yết có doanh thu lớn nhất trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với giá trị vốn hóa thị trường có thời điểm lên đến gần 100 nghìn tỷ đồng.
Petrolimex cũng là doanh nghiệp đi đầu, dẫn dắt thị trường kinh doanh xăng sinh học E5, các sản phẩm xăng dầu với tiêu chuẩn khí thải cao, qua đó góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ về giảm khí thải độc hại, bảo vệ môi trường. Đến nay, 100% xăng khoáng RON 92 đã được thay thế bằng xăng E5. Petrolimex là đầu mối duy nhất, tiên phong đưa vào lưu thông mặt hàng dầu diesel đạt mức tiêu chuẩn EURO 5 bán tại hơn 1700 trạm xăng.
Tập đoàn cũng đã đặc biệt chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy, vận hành an toàn hệ thống đường ống, mạng lưới phân phối…, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh xăng – dầu.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Tập đoàn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong sản xuất, kinh doanh.
Mạng lưới kinh doanh chưa đồng bộ. Hệ thống trạm xăng dầu quá tập trung tại các tuyến đường cũ, còn thiếu trên hệ thống đường cao tốc, đường tránh đô thị là những nơi lưu lượng phương tiện lớn. Trong khi đó còn nhiều hạn chế tại vùng sâu, vùng xa.
Tập đoàn cũng chưa ứng dụng rộng rãi, có chất lượng công nghệ tự động hoá các khâu (đo lường, kiểm định, xuất-nhập, bán lẻ…) để đảm bảo an toàn, chống gian lận…
Hạ tầng xăng dầu chiến lược (đường ống, hệ thống kho bãi) tuy đã được tập trung đầu tư phát triển nhưng còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Ở phía Nam chưa có tuyến ống truyền dẫn, vẫn phải vận chuyển, phân phối qua đường biển, đường thủy và các tổng kho,..).
Việc kinh doanh xăng sinh học E5 còn gặp nhiều vướng mắc về giá, thuế, tâm lý tiêu dùng, hệ thống phân phối,….
Trước áp lực cạnh tranh ngày càng lớn của doanh nghiệp bán lẻ trong nước, quốc tế (ví dụ như sự tham gia thị trường Việt Nam của các cây xăng Nhật Bản), trong khi đó phương pháp, phong cách, chất lượng dịch vụ của hệ thống thuộc Petrolimex còn chậm được đổi mới.
Năm 2019, Petrolimex đặt mục tiêu đảm bảo an toàn tuyệt đối, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực ngành hàng, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng thì cần thiết phải tổ chức cơ cấu lại từng lĩnh vực kinh doanh, từng đối tượng khách hàng để phát triển bền vững; ưu tiên nguồn lực để phát triển hệ thống theo cả chiều sâu và chiều rộng, đặt nền tảng phát triển cho giai đoạn tiếp theo của Tập đoàn.
Cụ thể, sản lượng xăng dầu xuất bán hợp nhất khoảng 12,38 triệu m3/tấn. Tổng doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn khoảng 195 ngàn tỷ đồng. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 5.250 tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước 38.600 tỷ.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đây là thông tin được báo cáo tại Hội nghị tổng kết năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam sáng 12/1 tại Hà Nội.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tham dự sự kiện.
Trong năm qua, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, tập thể cán bộ lãnh đạo và đội ngũ công nhân, người lao động của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã đoàn kết, nỗ lực, vượt qua khó khăn để tập trung thực hiện nhiệm vụ và đã đạt được nhiều kết quả tích cực:
Petrolimex đã đi đầu trong việc triển khai các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực xăng dầu của Nhà nước, khẳng định vai trò dẫn dắt, điều tiết thị trường xăng dầu.
Tập đoàn hiện nắm vai trò chi phối, với thị phần nội địa hiện chiếm gần 50%, với khoảng 30% thị phần của Tổng Công ty Dầu Việt Nam PVoil và khoảng 10% của Công ty Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh Saigon Petro…
Hiện tại, nhà nước hiện nắm giữ 75% cổ phần tại Petrolimex và sắp tới, tỉ lệ này sẽ giảm, nhưng vẫn ở mức chi phối (51%). Trong số 29 đầu mối về kinh doanh xăng dầu của cả nước, Petrolimex là doanh nghiệp duy nhất mà Nhà nước xác định sẽ tiếp tục nắm giữ 51% vốn điều lệ sau khi thoái vốn.
Với vai trò của mình, Petrolimex đã thực hiện tốt nhiệm vụ đáp ứng kịp thời xăng dầu cho nhu cầu tiêu dùng trong nước ở mọi thời điểm, thậm chí có thời kỳ giá dầu thế giới liên tục giảm, các đầu mối khác không nhập khẩu, ngừng kinh doanh do lỗ... nhưng Tập đoàn vẫn có những chính sách kinh doanh phù hợp, đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống, khẳng định vai trò là công cụ điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực xăng dầu.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cũng đã phối hợp tốt với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong việc thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn giúp bảo đảm hiệu quả của các công trình trọng điểm quốc gia này, góp phần vào sự phát triển chung ngành Dầu khí Việt Nam.
Năm 2018 là năm thứ tư liên tiếp Petrolimex hoàn toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Sản lượng xuất bán gần 13 triệu m3 (bao gồm 9,1 triệu m3 bán nội địa và gần 4 triệu m3 phục vụ nhiên liệu bay và sản lượng bán của 2 công ty ở Lào và Singapore); Doanh thu 190 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 38,8 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận trên 05 nghìn tỷ đồng.
Các lĩnh vực vận tải, hoá dầu, bảo hiểm, ngân hàng… đạt nhiều kết quả tích cực, hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh xăng dầu, đồng thời cung cấp các sản phẩm hoá dầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội (đặc biệt là dầu -mỡ nhờn).
Hai năm liên tiếp (2016, 2017), Tập đoàn chia cổ tức trên 30% và năm 2018 cũng dự kiến trên 30%.
Sau hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Petrolimex đã xây dựng, phát triển và vận hành có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật lớn nhất cả nước về kinh doanh xăng dầu với hơn 2,2 triệu m3 kho bể; 20 cảng biển, 22 cảng sông tại các khu vực trọng yếu của đất nước; hơn 620km đường ống. Hệ thống cửa hàng bán lẻ với gần 2.600 cửa hàng khắp 63 tỉnh thành trong cả nước, cung ứng kịp thời xăng dầu cho sản xuất và đời sống nhân dân, kể cả vùng sâu, vùng xa, góp phần vào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Gần đây, Tập đoàn đã tiến hành tái cơ cấu, hoàn thiện hệ thống quản trị tiên tiến, xây dựng chuỗi giá trị, dịch vụ về hạ nguồn với 6 lĩnh vực kinh doanh gồm xăng dầu; vận tải và dịch vụ xăng dầu; hóa dầu; gas; xây lắp thương mại; và bảo hiểm ngân hàng, trong đó kinh doanh xăng dầu là nòng cốt.
Tập đoàn hoàn thành công tác cổ phần hóa và chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán từ tháng 4/2017, trở thành Công ty đại chúng niêm yết có doanh thu lớn nhất trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với giá trị vốn hóa thị trường có thời điểm lên đến gần 100 nghìn tỷ đồng.
Petrolimex cũng là doanh nghiệp đi đầu, dẫn dắt thị trường kinh doanh xăng sinh học E5, các sản phẩm xăng dầu với tiêu chuẩn khí thải cao, qua đó góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ về giảm khí thải độc hại, bảo vệ môi trường. Đến nay, 100% xăng khoáng RON 92 đã được thay thế bằng xăng E5. Petrolimex là đầu mối duy nhất, tiên phong đưa vào lưu thông mặt hàng dầu diesel đạt mức tiêu chuẩn EURO 5 bán tại hơn 1700 trạm xăng.
Tập đoàn cũng đã đặc biệt chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy, vận hành an toàn hệ thống đường ống, mạng lưới phân phối…, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh xăng – dầu.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Tập đoàn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong sản xuất, kinh doanh.
Mạng lưới kinh doanh chưa đồng bộ. Hệ thống trạm xăng dầu quá tập trung tại các tuyến đường cũ, còn thiếu trên hệ thống đường cao tốc, đường tránh đô thị là những nơi lưu lượng phương tiện lớn. Trong khi đó còn nhiều hạn chế tại vùng sâu, vùng xa.
Tập đoàn cũng chưa ứng dụng rộng rãi, có chất lượng công nghệ tự động hoá các khâu (đo lường, kiểm định, xuất-nhập, bán lẻ…) để đảm bảo an toàn, chống gian lận…
Hạ tầng xăng dầu chiến lược (đường ống, hệ thống kho bãi) tuy đã được tập trung đầu tư phát triển nhưng còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Ở phía Nam chưa có tuyến ống truyền dẫn, vẫn phải vận chuyển, phân phối qua đường biển, đường thủy và các tổng kho,..).
Việc kinh doanh xăng sinh học E5 còn gặp nhiều vướng mắc về giá, thuế, tâm lý tiêu dùng, hệ thống phân phối,….
Trước áp lực cạnh tranh ngày càng lớn của doanh nghiệp bán lẻ trong nước, quốc tế (ví dụ như sự tham gia thị trường Việt Nam của các cây xăng Nhật Bản), trong khi đó phương pháp, phong cách, chất lượng dịch vụ của hệ thống thuộc Petrolimex còn chậm được đổi mới.
Năm 2019, Petrolimex đặt mục tiêu đảm bảo an toàn tuyệt đối, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực ngành hàng, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng thì cần thiết phải tổ chức cơ cấu lại từng lĩnh vực kinh doanh, từng đối tượng khách hàng để phát triển bền vững; ưu tiên nguồn lực để phát triển hệ thống theo cả chiều sâu và chiều rộng, đặt nền tảng phát triển cho giai đoạn tiếp theo của Tập đoàn.
Cụ thể, sản lượng xăng dầu xuất bán hợp nhất khoảng 12,38 triệu m3/tấn. Tổng doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn khoảng 195 ngàn tỷ đồng. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 5.250 tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước 38.600 tỷ.
Xuân Tuyến
http://baochinhphu.vn
http://baochinhphu.vn
Relate Threads