Theo báo cáo, nhiều trường hợp cả Petro Vietnam (mẹ) cùng các công ty con cùng góp vốn nhưng hiện nay để thoái vốn theo Luật định là rất khó khăn...
Bộ Công Thương mới đây đã có báo cáo về việc rà soát việc thực hiện các quy định về góp vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) vào các công ty con.
Để có cơ sở trình Thủ tướng xem xét, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công an cho ý kiến về báo cáo của Petro Vietnam.
Khó thoái vốn trong các công ty cả PetroVietnam và công ty con cùng góp vốn
Petro Vietnam cùng với Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo) cùng góp vốn thành lập Công ty cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex). Petro Vietnam góp vốn thành lập PVTex vào tháng 2/2008, vốn điều lệ của PVTex thời điểm hiện nay là 2.165 tỷ đồng, trong đó Petro Vietnam góp 74,01%, PVFCCo góp 25,99%, cổ đông khác góp không đáng kể chỉ hơn 100 triệu đồng.
Petro Vietnam cùng với Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) cùng tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) Dự án đường ống khí Lô B - Ô Môn. Petro Vietnam hoàn thành nhận chuyển nhượng vốn của Chevron vào tháng 5/2015. Tập đoàn đã báo cáo Bộ Công Thương về việc tham gia góp vốn thực hiện Hợp tác kinh doanh đường ống dẫn khí Lô B- Ô Môn, theo đó tậo đoàn góp 28,699%, PVGas góp 51%.
Petro Vietnam cùng với Tổng công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PV Drilling) thực hiện hợp tác kinh doanh giàn khoan nửa nổi nửa chìm TAD. Tập đoàn và các đơn vị bắt đầu góp vốn từ năm 2007 với tổng số vốn góp khoảng 64,58 triệu USD, trong đó tập đoàn góp 23%, PV Drilling góp 62,43%, các nhà đầu tư khác góp 14,57%.
Cả công ty mẹ - con cùng góp vốn song nhiều dự án không hiệu quả, nguy cơ mất vốn, hoặc đang chìm trong khó khăn.
Chẳng hạn, với PVTex, đây là 1 trong 12 dự án ngàn tỷ đắp chiếu thuộc ngành công thương. Hiện dự án đang thực hiện tái cơ cấu theo Quyết định của Thủ tướng về việc phê duyệt: "Đề án xử lý tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương". Do đó, Petro Vietnam cho biết sẽ cập nhật định kỳ về tình hình dự án báo cáo hàng tuần với Bộ Công Thương.
Với Dự án đường ống khí Lô B- Ô Môn, tập đoàn đề xuất mua lại 51% vốn góp của PVGas.
Đối với dự án hợp tác kinh doanh giàn khoan nửa nổi nửa chìm TAD với PV Drilling, tập đoàn cho biết trước năm 2015 giá thuê giàn khoan là 205.000 USD/ngày tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, giá dầu giảm sâu dẫn đến hoạt động khoan dầu khí suy giảm, giá thuê TAD giảm mạnh.
Với hiệu quả hoạt động của giàn khoan TAD tại thời điểm hiện nay không đạt kỳ vọng do ảnh hướng của giá dầu giảm sâu nên việc xử lý vướng mắc về đầu tư liên quan đến quy định tại Khoản 3, Điều 28 và Khoản 3 Điều 64 Luật 69/2014 là rất khó khăn.
"Petro Vietnam và PV Drilling khó tìm đối tác để chuyển nhượng vốn đã đầu tư vào TAD trong thời điểm hiện nay do hiệu quả hoạt động của giàn khoan không đạt như kỳ vọng, giàn khoan tạm ngừng hoạt động", tập đoàn cho hay.
Đặc biệt, PV Drilling là đơn vị đang trong thời kỳ khó khăn về thu xếp tài chính để nhận chuyển nhượng giá trị đầu tư của Petro Vietnam tại giàn khoan TAD sẽ rất khó được cổ đông khác của công ty chấp nhận. Cho nên việc chuyển nhượng vốn của Petro Vietnam tại giàn khoan TAD thời điểm này là khả thi.
Trường hợp bắt buộc Petro Vietnam phải chuyển nhượng vốn cho đối tác khác sẽ làm thiệt hại rất lớn về tài chính cho tập đoàn. Do đó, Petro Vietnam kiến nghị lùi thời điểm chuyển nhượng vốn để giảm thiệt hại, dự kiến sau khi giàn khoan TAD ký được hợp đồng khoan với Talisman vào năm 2019.
Theo quy định tại Điều 28 Luật số 69/2014 của Quốc hội quy định về Hợp đồng hợp tác kinh doanh và tại Điều 3, khoản 9 Luật Đầu tư số 67/2014 quy định Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Theo đó, Luật quy định Petro Vietnam không được góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh như các trường hợp trên.
Công ty mẹ - con PetroVietnam cùng góp vốn với đối tác ngoại
Hiện nay Tập đoàn và Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) cùng thực hiện một số hợp đồng dầu khí với các đối tác nước ngoài như Lô 117 - 118 - 119 (tập đoàn 25%, PVEP là 11,25%, Exxon Mobil là 63,75%), Lô B&48/95 do Phú Quốc POC điều hành (tập đoàn góp 42,38%, PVEP góp 23,5%, Moeco góp 25,62%, PTTEP góp 8,5%), Lô 07/03 do Talisman điều hành (tập đoàn góp 14,25%, PVEP góp 12,75%, Talisman Việt Nam góp 25,5%, Talisman VN - Crd góp 21,25%, Pearl góp 21,25%, PAN góp 5%), Lô 52/97 do Phú Quốc POC điều hành (tập đoàn góp 43,4%, PVEP góp 30%, Moeco góp 19,6%, PTTEP góp 7%).
Các Lô cùng hợp đồng đầu tư trên thuộc 12 hợp đồng dầu khí của tập đoàn và 42 hợp đồng của PVEP với các đối tác nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy định của Luật Dầu khí, hợp đồng dầu khí là văn bản ký kết giữa tập đoàn với các tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động dầu khí. Hợp đồng dầu khí có tính đặc thù, được thực hiện theo mẫu Chính phủ ban hành. Petro Vietnam được quyền tham gia vốn vào hợp đồng dầu khí, Luật Dầu khí không cấm công ty mẹ, công ty con cùng tham gia hợp đồng.
Tập đoàn cho biết, PVEP là công ty thành viên 100% của Petro Vietnam chuyên đầu tư vào lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí. Còn Petro Vietnam tham gia vào các hợp đồng dầu khí là thuận lợi, tận dụng được các quyền của nước chủ nhà, giảm thiểu các rủi ro về tìm kiếm thăm dò và đầu tư hiệu quả.
Do Petro Vietnam và PVEP cùng lúc phải chịu tác động của nhiều luật, để tránh báo cáo nhiều cấp có thẩm quyền, Petro Vietnam kiến nghị Bộ Công Thương có hướng dẫn về việc thực hiện Luật áp dụng cho hoạt động đầu tư trong lĩnh vực dầu khí, trình các cấp có thẩm quyền trong trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí phù hợp với luật.
Riêng với các Hợp đồng dầu khí với PVEP và tập đoàn là hợp đồng đặc thù, được thực hiện theo Luật Dầu khí và không bị vướng mắc bởi các quy định tại Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nghiệp số 69/2014.
Bộ Công Thương mới đây đã có báo cáo về việc rà soát việc thực hiện các quy định về góp vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) vào các công ty con.
Để có cơ sở trình Thủ tướng xem xét, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công an cho ý kiến về báo cáo của Petro Vietnam.
Khó thoái vốn trong các công ty cả PetroVietnam và công ty con cùng góp vốn
Petro Vietnam cùng với Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo) cùng góp vốn thành lập Công ty cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex). Petro Vietnam góp vốn thành lập PVTex vào tháng 2/2008, vốn điều lệ của PVTex thời điểm hiện nay là 2.165 tỷ đồng, trong đó Petro Vietnam góp 74,01%, PVFCCo góp 25,99%, cổ đông khác góp không đáng kể chỉ hơn 100 triệu đồng.
Petro Vietnam cùng với Tổng công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PV Drilling) thực hiện hợp tác kinh doanh giàn khoan nửa nổi nửa chìm TAD. Tập đoàn và các đơn vị bắt đầu góp vốn từ năm 2007 với tổng số vốn góp khoảng 64,58 triệu USD, trong đó tập đoàn góp 23%, PV Drilling góp 62,43%, các nhà đầu tư khác góp 14,57%.
Cả công ty mẹ - con cùng góp vốn song nhiều dự án không hiệu quả, nguy cơ mất vốn, hoặc đang chìm trong khó khăn.
Chẳng hạn, với PVTex, đây là 1 trong 12 dự án ngàn tỷ đắp chiếu thuộc ngành công thương. Hiện dự án đang thực hiện tái cơ cấu theo Quyết định của Thủ tướng về việc phê duyệt: "Đề án xử lý tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương". Do đó, Petro Vietnam cho biết sẽ cập nhật định kỳ về tình hình dự án báo cáo hàng tuần với Bộ Công Thương.
Với Dự án đường ống khí Lô B- Ô Môn, tập đoàn đề xuất mua lại 51% vốn góp của PVGas.
Đối với dự án hợp tác kinh doanh giàn khoan nửa nổi nửa chìm TAD với PV Drilling, tập đoàn cho biết trước năm 2015 giá thuê giàn khoan là 205.000 USD/ngày tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, giá dầu giảm sâu dẫn đến hoạt động khoan dầu khí suy giảm, giá thuê TAD giảm mạnh.
Với hiệu quả hoạt động của giàn khoan TAD tại thời điểm hiện nay không đạt kỳ vọng do ảnh hướng của giá dầu giảm sâu nên việc xử lý vướng mắc về đầu tư liên quan đến quy định tại Khoản 3, Điều 28 và Khoản 3 Điều 64 Luật 69/2014 là rất khó khăn.
"Petro Vietnam và PV Drilling khó tìm đối tác để chuyển nhượng vốn đã đầu tư vào TAD trong thời điểm hiện nay do hiệu quả hoạt động của giàn khoan không đạt như kỳ vọng, giàn khoan tạm ngừng hoạt động", tập đoàn cho hay.
Đặc biệt, PV Drilling là đơn vị đang trong thời kỳ khó khăn về thu xếp tài chính để nhận chuyển nhượng giá trị đầu tư của Petro Vietnam tại giàn khoan TAD sẽ rất khó được cổ đông khác của công ty chấp nhận. Cho nên việc chuyển nhượng vốn của Petro Vietnam tại giàn khoan TAD thời điểm này là khả thi.
Trường hợp bắt buộc Petro Vietnam phải chuyển nhượng vốn cho đối tác khác sẽ làm thiệt hại rất lớn về tài chính cho tập đoàn. Do đó, Petro Vietnam kiến nghị lùi thời điểm chuyển nhượng vốn để giảm thiệt hại, dự kiến sau khi giàn khoan TAD ký được hợp đồng khoan với Talisman vào năm 2019.
Theo quy định tại Điều 28 Luật số 69/2014 của Quốc hội quy định về Hợp đồng hợp tác kinh doanh và tại Điều 3, khoản 9 Luật Đầu tư số 67/2014 quy định Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Theo đó, Luật quy định Petro Vietnam không được góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh như các trường hợp trên.
Công ty mẹ - con PetroVietnam cùng góp vốn với đối tác ngoại
Hiện nay Tập đoàn và Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) cùng thực hiện một số hợp đồng dầu khí với các đối tác nước ngoài như Lô 117 - 118 - 119 (tập đoàn 25%, PVEP là 11,25%, Exxon Mobil là 63,75%), Lô B&48/95 do Phú Quốc POC điều hành (tập đoàn góp 42,38%, PVEP góp 23,5%, Moeco góp 25,62%, PTTEP góp 8,5%), Lô 07/03 do Talisman điều hành (tập đoàn góp 14,25%, PVEP góp 12,75%, Talisman Việt Nam góp 25,5%, Talisman VN - Crd góp 21,25%, Pearl góp 21,25%, PAN góp 5%), Lô 52/97 do Phú Quốc POC điều hành (tập đoàn góp 43,4%, PVEP góp 30%, Moeco góp 19,6%, PTTEP góp 7%).
Các Lô cùng hợp đồng đầu tư trên thuộc 12 hợp đồng dầu khí của tập đoàn và 42 hợp đồng của PVEP với các đối tác nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy định của Luật Dầu khí, hợp đồng dầu khí là văn bản ký kết giữa tập đoàn với các tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động dầu khí. Hợp đồng dầu khí có tính đặc thù, được thực hiện theo mẫu Chính phủ ban hành. Petro Vietnam được quyền tham gia vốn vào hợp đồng dầu khí, Luật Dầu khí không cấm công ty mẹ, công ty con cùng tham gia hợp đồng.
Tập đoàn cho biết, PVEP là công ty thành viên 100% của Petro Vietnam chuyên đầu tư vào lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí. Còn Petro Vietnam tham gia vào các hợp đồng dầu khí là thuận lợi, tận dụng được các quyền của nước chủ nhà, giảm thiểu các rủi ro về tìm kiếm thăm dò và đầu tư hiệu quả.
Do Petro Vietnam và PVEP cùng lúc phải chịu tác động của nhiều luật, để tránh báo cáo nhiều cấp có thẩm quyền, Petro Vietnam kiến nghị Bộ Công Thương có hướng dẫn về việc thực hiện Luật áp dụng cho hoạt động đầu tư trong lĩnh vực dầu khí, trình các cấp có thẩm quyền trong trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí phù hợp với luật.
Riêng với các Hợp đồng dầu khí với PVEP và tập đoàn là hợp đồng đặc thù, được thực hiện theo Luật Dầu khí và không bị vướng mắc bởi các quy định tại Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nghiệp số 69/2014.
vneconomy.vn
Sửa lần cuối:
Relate Threads