Vừa qua, Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PC Shipyard) đã khánh thành và bàn giao Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 cho chủ đầu tư là Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro. Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 được đánh giá là giàn khoan lớn nhất từ trước đến nay với tỷ lệ nội địa hóa 40%, có thể hoạt động trong điều kiện bão trên cấp 12.Nhân dịp này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Kỹ sư Phan Tử Giang - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard).
Những ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) nào được đưa vào quá trình chế tạo thành công giàn khoan Tam Đảo 05, thưa ông?
Kỹ sư Phan Tử Giang: Điểm đặc biệt nhất theo cách của tôi suy nghĩ là, chưa bao giờ giàn khoan này được sản xuất ở Việt Nam. Từ trước đến nay, giàn khoan đều phải nhập khẩu 100%. Chúng ta phải bỏ rất nhiều công sức từ khâu thiết kế, thi công, lắp đắt với một khối lượng đồ sộ.
Đây là giàn khoan có quy mô lớn hiện đại, công nghệ phức tạp về lắp đặt và xây dựng do các chuyên gia của Việt Nam, đó là Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí thực hiện, từ khâu thiết kế cơ sở tới thiết kế chi tiết và thi công, thực hiện thi công lắp đặt, đến nay đã hoàn thành để bàn giao cho Vietsovpetro đưa vào khai thác.
Giàn khoan Tam Đảo 05 có giá trị 230 triệu USD, được thiết kế theo mẫu JU-2000E của Friede and Goldman (Hoa Kỳ) với tổng khối lượng là 18.000 tấn; có khả năng khoan tới mỏ dầu khí với độ sâu 9000m. Giàn Tam Đảo 05 được thiết kế có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường, có thể hoạt động an toàn trong điều kiện bão cực hạn trên cấp 12. Giàn được đăng kiểm bởi đơn vị ABS (Hoa Kỳ).
Với khối thép khổng lồ nặng xấp xỉ 13.699 tấn cùng hàng tấn các thiết bị điện, điện tự động, kiến trúc nội thất, có thể nói Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 lớn nhất từ trước đến nay (nặng gấp 1,5 lần so với giàn khoan Tam Đảo 03) đã được chế tạo thành công để bàn giao cho chủ đầu tư là Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro. Đây cũng là giàn khoan tự nâng thứ 2 do PV Shipyard thực hiện sau giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03 đã được bàn giao cho Vietsovpetro đưa vào sử dụng thành công trong hơn 04 năm qua.
Ông có thể chia sẻ những lợi ích kinh tế mà Giàn khoa Tam Đảo 05 đem lại?
Kỹ sư Phan Tử Giang: Có rất nhiều lợi ích, thứ nhất về mặt kinh tế, chúng ta tiết kiệm lượng lớn ngoại tệ, ví dụ như giàn khoan này hơn 200 triệu USD, tiết kiệm được rất nhiều. Thứ hai, mang tính xã hội, tạo công ăn việc làm trong nước. Thứ 3, đặc biệt về chiến lược phát triển ngành dầu khí, chúng ta chủ động trong công tác chế tạo giàn khoan. Từ trước đến nay chúng ta phải đi thuê hoàn toàn. Một dự án như thế này, khoảng 200 triệu USD, như vậy chúng ta tiết kiệm được một lượng ngoại tệ rất lớn. Giàn khoan chúng tôi đang sản xuất, tiết kiệm thấp hơn so với các giàn khoan sản xuất trong khu vực và trên thế giới khoảng 5-7%.
Hiện nay, trong giàn khoan Tam Đảo 3 chúng tôi nội địa hóa tính ra được 34,7% bao gồm từ khâu thiết kế, mua sắm máy móc, thi công. Sau khi dự án Tam Đảo 03, dự án Tam Đảo 05, chúng tôi tăng tỷ lệ nội địa hóa lên được 40%, toàn bộ là do người Việt làm, từ khâu thiết kế, mua sắm (mua máy móc để chế tạo trong nước và thi công tại đây).
Như vậy, sự thành công của dự án Tam Đảo 05 có thể nói bước đầu tạo cơ sở để giúp xây dựng một hệ thống các ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp cơ khí biển, đóng tàu - một trong những yếu tố được đánh giá là then chốt để giúp thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng và Chính phủ. Thành công của dự án cũng khẳng định khả năng mở ra một lĩnh vực mới, tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế, tạo tiền đề để mở ra một thị trường xuất khẩu mới khi ngành chế tạo giàn khoan hội nhập toàn diện, tiến tới xuất khẩu giàn khoan ra thị trường khu vực và quốc tế.
Việc hoàn thành và chế tạo thành công giàn khoan Tam Đảo 05 đã khẳng định sự quyết tâm, ý chí bản lĩnh và đặc biệt trí tuệ của đội ngũ cơ khí của Việt Nam nói chung, của Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí nói riêng.
Bên cạnh đó, việc lắp đặt thành công giàn khoan này tiếp tục khẳng định năng lực tự chủ về máy móc thiết bị của tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong thời kì vươn ra biển khai thác thể mạnh và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Được biết, ông là đồng tác giả cụm công trình “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam” được Hội đồng cấp Nhà nước đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN lần này, ông có thể chia sẻ cảm xúc của mình?
Kỹ sư Phan Tử Giang: Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về KH&CN là hai Giải thưởng danh giá nhất đối với các nhà khoa học góp phần khuyến khích, tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ say mê nghiên cứu, đổi mới sáng tạo. Tôi rất vui mừng, tự hào cùng các tác giả khác tham gia vào công trình này và đạt được thành tích ngày hôm nay. Đặc biệt, Giải thưởng này là một sự khuyến khích những người thợ cơ khí ở Việt Nam nói chung và người thợ dầu khí nói riêng, cùng phấn đấu tiếp tục tìm kiếm, tìm tòi cách thiết kế xây dựng các công trình khác lớn hơn, phức tạp hơn và mang lại hiệu quả kinh tế hơn, cho ngành cơ khí nói riêng và cơ khí Việt Nam nói chung.
Những ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) nào được đưa vào quá trình chế tạo thành công giàn khoan Tam Đảo 05, thưa ông?
Kỹ sư Phan Tử Giang: Điểm đặc biệt nhất theo cách của tôi suy nghĩ là, chưa bao giờ giàn khoan này được sản xuất ở Việt Nam. Từ trước đến nay, giàn khoan đều phải nhập khẩu 100%. Chúng ta phải bỏ rất nhiều công sức từ khâu thiết kế, thi công, lắp đắt với một khối lượng đồ sộ.
Đây là giàn khoan có quy mô lớn hiện đại, công nghệ phức tạp về lắp đặt và xây dựng do các chuyên gia của Việt Nam, đó là Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí thực hiện, từ khâu thiết kế cơ sở tới thiết kế chi tiết và thi công, thực hiện thi công lắp đặt, đến nay đã hoàn thành để bàn giao cho Vietsovpetro đưa vào khai thác.
Giàn khoan Tam Đảo 05 có giá trị 230 triệu USD, được thiết kế theo mẫu JU-2000E của Friede and Goldman (Hoa Kỳ) với tổng khối lượng là 18.000 tấn; có khả năng khoan tới mỏ dầu khí với độ sâu 9000m. Giàn Tam Đảo 05 được thiết kế có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường, có thể hoạt động an toàn trong điều kiện bão cực hạn trên cấp 12. Giàn được đăng kiểm bởi đơn vị ABS (Hoa Kỳ).
Ông có thể chia sẻ những lợi ích kinh tế mà Giàn khoa Tam Đảo 05 đem lại?
Kỹ sư Phan Tử Giang: Có rất nhiều lợi ích, thứ nhất về mặt kinh tế, chúng ta tiết kiệm lượng lớn ngoại tệ, ví dụ như giàn khoan này hơn 200 triệu USD, tiết kiệm được rất nhiều. Thứ hai, mang tính xã hội, tạo công ăn việc làm trong nước. Thứ 3, đặc biệt về chiến lược phát triển ngành dầu khí, chúng ta chủ động trong công tác chế tạo giàn khoan. Từ trước đến nay chúng ta phải đi thuê hoàn toàn. Một dự án như thế này, khoảng 200 triệu USD, như vậy chúng ta tiết kiệm được một lượng ngoại tệ rất lớn. Giàn khoan chúng tôi đang sản xuất, tiết kiệm thấp hơn so với các giàn khoan sản xuất trong khu vực và trên thế giới khoảng 5-7%.
Hiện nay, trong giàn khoan Tam Đảo 3 chúng tôi nội địa hóa tính ra được 34,7% bao gồm từ khâu thiết kế, mua sắm máy móc, thi công. Sau khi dự án Tam Đảo 03, dự án Tam Đảo 05, chúng tôi tăng tỷ lệ nội địa hóa lên được 40%, toàn bộ là do người Việt làm, từ khâu thiết kế, mua sắm (mua máy móc để chế tạo trong nước và thi công tại đây).
Như vậy, sự thành công của dự án Tam Đảo 05 có thể nói bước đầu tạo cơ sở để giúp xây dựng một hệ thống các ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp cơ khí biển, đóng tàu - một trong những yếu tố được đánh giá là then chốt để giúp thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng và Chính phủ. Thành công của dự án cũng khẳng định khả năng mở ra một lĩnh vực mới, tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế, tạo tiền đề để mở ra một thị trường xuất khẩu mới khi ngành chế tạo giàn khoan hội nhập toàn diện, tiến tới xuất khẩu giàn khoan ra thị trường khu vực và quốc tế.
Việc hoàn thành và chế tạo thành công giàn khoan Tam Đảo 05 đã khẳng định sự quyết tâm, ý chí bản lĩnh và đặc biệt trí tuệ của đội ngũ cơ khí của Việt Nam nói chung, của Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí nói riêng.
Được biết, ông là đồng tác giả cụm công trình “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam” được Hội đồng cấp Nhà nước đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN lần này, ông có thể chia sẻ cảm xúc của mình?
Kỹ sư Phan Tử Giang: Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về KH&CN là hai Giải thưởng danh giá nhất đối với các nhà khoa học góp phần khuyến khích, tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ say mê nghiên cứu, đổi mới sáng tạo. Tôi rất vui mừng, tự hào cùng các tác giả khác tham gia vào công trình này và đạt được thành tích ngày hôm nay. Đặc biệt, Giải thưởng này là một sự khuyến khích những người thợ cơ khí ở Việt Nam nói chung và người thợ dầu khí nói riêng, cùng phấn đấu tiếp tục tìm kiếm, tìm tòi cách thiết kế xây dựng các công trình khác lớn hơn, phức tạp hơn và mang lại hiệu quả kinh tế hơn, cho ngành cơ khí nói riêng và cơ khí Việt Nam nói chung.
ÁNH TUYẾT - Tạp chí Giao Thông
Relate Threads