Kiệt quệ bởi sự tụt dốc của giá dầu trong 17 tháng qua, một số công ty khai thác dầu đá phiến tại Mỹ đang cố bám víu lấy sự sống, trong khi giá dầu đã “lảo đảo” rời xa mức mà họ có thể kiếm lời từ việc khoan thêm những giếng dầu mới và mang về đủ tiền mặt để duy trì hoạt động kinh doanh.
Cuộc khủng hoảng giá dầu đã tạo ra hàng tá “thây ma” trong ngành công nghiệp dầu khí – một từ mà các luật sư và nhà tư vấn tái cấu trúc dùng để mô tả các công ty chỉ còn đủ tiền để trả lãi suất cho các khoản nợ chất cao như núi, nhưng không còn đủ tiền để khoan đủ số giếng khoan mới nhằm thay thế những giếng khoan cũ đang cạn dần.
Dù không có một định nghĩa cụ thể như thế nào là một thây ma, hầu hết các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích khi được hãng tin Reuters hỏi đều nói rằng những công ty đó thường có các khoản nợ cao bất thường và đang đối mặt với tình trạng cạn dần lượng dầu dự trữ.
Có khoảng hơn 20 công ty dầu khí hiện đang phù hợp với miêu tả này. Trong đó, những cái tên nổi bật được các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích đề cập đến là công ty như SandRidge Energy Inc., Comstock Resources và Goodrich Petroleum Co.
Để sống sót, những công ty “thây ma” đó đã phải hạn chế những mũi khoan tốn kém và sử dụng doanh thu từ hoạt động sản xuất có sẵn để chi trả cho lãi suất và các khoản chi khác. Một hành động mà một số nhà đầu tư cũng như chuyên gia phân tích miêu tả là “thanh lý một cách từ từ.”
Các chuyên gia cho rằng với những công ty này, viễn cảnh của những vụ phá sản và vỡ nợ đang lờ mờ hiện ra trước mắt, bởi vì dừng không khoan mới nữa sẽ đẩy họ vào sâu trong vòng luẩn quẩn của việc giảm lượng dầu dự trữ, giảm doanh thu và mất dần khả năng tiếp cận các khoản vay.
Nếu như giá dầu tiếp tục ở dưới mức 50 USD một thùng, số lượng những “thây ma” kể trên còn tăng hơn nữa.
Ông Thomas Califano – Phó chủ tịch mảng tái cấu trúc tại công ty luật DLA Piper cho biết: nhiều ngân hàng đã phải nới lỏng điều khoản cho vay để tránh cho khách hàng vỡ nợ. Nhưng các ngân hàng cũng chỉ có thể cho phép các công ty đó hoãn ngày thanh toán nợ.
“Những công ty đó chỉ có thể là những thây ma. Họ có thể trả tiền lãi suất, không có sự tăng trưởng nào cả và họ đang làm thịt chính tài sản của họ” – ông Thomas nói.
Ví dụ như SandRidge, công ty này là một trong ít nhất 25 công ty khai thác và sản xuất ở Mỹ bị Moody đánh giá tín nhiệm ở mức tiêu cực B3 hoặc thấp hơn. Đây là mức dành cho các khoản đầu tư đầu cơ với rủi ro về tín dụng khá lớn.
“SandRidge là một ví dụ cho thấy họ có đủ tiền mặt trong bảng cân đối tài chính để trả lãi trong vòng ba năm tới và dường như không thể tăng tài sản của họ lên trong bối cảnh giá dầu như hiện nay” – ông Michael Roberts, một lãnh đạo của Carlyle Group – công ty chuyên đầu tư vào các công ty năng lượng – nói tại một cuộc hội thảo mới được tổ chức tại Houston.
Hiện tại SandRidge đang nỗ lực làm việc để giảm các khoản trả lãi và gần đây đã dùng 190 triệu USD để bổ sung cho hoạt động khai thác và dự trữ. Một phát ngôn viên của Sandridge đã từ chối đưa ra lời bình luận về chủ đề này.
Cuối quý 3 vừa qua, SandRidge có 790 triệu USD tiền mặt, dựa trên khoản tiền phải trả lãi vừa qua cho thấy công ty này còn đủ tiền mặt để trả lãi thêm 10 quý nữa. Nhưng không đủ để tiến hành thêm nhiều mũi khoan mới.
Bằng thước đo chung dành cho các công ty dầu đá phiến, có thể thấy khoản tiền trả lãi của SandRidge trong quý 3 tương đương với 2/3 dòng tiền mặt của công ty này. Vào thời điểm giá dầu cao, khoan thêm giếng dầu mới sẽ mang lại nguồn thu khá lớn cho các công ty dầu đá phiến.
Ngân hàng CapitalOne thì dự đoán công ty Goodrich sẽ rơi vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán bằng tiền mặt vào cuối năm 2017. Còn các chuyên gia phân tích tại Baird thì cho rằng khoản dự trữ dầu của công ty Comstocks còn ít giá trị hơn khoản nợ của công ty này.
Bị dồn ép, các công ty đang mang dao nạo vào hoạt động của mình. Goodrich cho biết trong bản báo cáo quý 3 rằng công ty này đã giữ nguyên mức lương và cắt giảm 30% số công nhân.
Còn đối với SandRidge, để có thêm tiền mặt, tháng Năm vừa qua công ty đã rao bán tòa nhà cao 30 tầng, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được người mua. Trước đó, vào tháng Tư, SandRidge đã cho thôi việc ít nhất 130 người làm công, tương đương 20% tổng số nhân viên của công ty.
Để tiết kiệm từng xu, SandRidge thậm chí còn dừng hẳn việc cung cấp nước soda miễn phí tại các phòng nghỉ – một nhân viên của công ty tiết lộ.
Trong khi đó, một số công ty đã tạm dừng hoạt động khoan mới và cảnh báo rằng sản lượng của họ có thể giảm. Điều này sẽ khiến vấn đề tiền mặt thậm chí còn khó khăn hơn và làm cho sự sụt giảm lượng dầu dự trữ đang được chờ đợi của Mỹ diễn ra nhanh hơn.
Ngưng khoan mới sẽ rủi ro hơn, bởi các giếng dầu đá phiến sẽ giảm nhanh hơn các giếng dầu truyền thống. Chẳng hạn như Comstock hiện chỉ có duy nhất một giàn khoan đang hoạt động tại mỏ Eagle Ford Shale tại Texas. Goodrich thì báo cáo rằng 37% sản lượng của công ty đã mất đi sau khi công ty bán các tài sản khai thác tại Eagle Ford để huy động tiền mặt.
Theo công ty đánh giá tín nhiệm Fitch, tình trạng vỡ nợ của các công ty dầu khí đã ở mức cao nhất kể từ năm 1999. Từ đầu quý 3 tới nay, có ít nhất 12 công ty dầu khí đã bị vỡ nợ.
Hiện tại, các “thây ma” đang hi vọng rằng bằng cách chuyển sang trạng thái duy trì sự sống, họ có thể kéo dài đến lúc giá dầu phục hồi, nhưng viễn cảnh lại rất đáng lo ngại.
Khi giá dầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua, khi chạm mức 37 USD một thùng, có nhiều dự đoán cho rằng giá dầu thô sẽ không trở lại mức 50 USD một thùng cho đến đầu năm 2018. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng: “Bạn sẽ sống sót được bao lâu mà không có thêm những giếng dầu mới?” – ông Deborah Wolliamson, một luật sư về tái cấu trúc tại San Antonio nói.
Cuộc khủng hoảng giá dầu đã tạo ra hàng tá “thây ma” trong ngành công nghiệp dầu khí – một từ mà các luật sư và nhà tư vấn tái cấu trúc dùng để mô tả các công ty chỉ còn đủ tiền để trả lãi suất cho các khoản nợ chất cao như núi, nhưng không còn đủ tiền để khoan đủ số giếng khoan mới nhằm thay thế những giếng khoan cũ đang cạn dần.
Dù không có một định nghĩa cụ thể như thế nào là một thây ma, hầu hết các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích khi được hãng tin Reuters hỏi đều nói rằng những công ty đó thường có các khoản nợ cao bất thường và đang đối mặt với tình trạng cạn dần lượng dầu dự trữ.
Có khoảng hơn 20 công ty dầu khí hiện đang phù hợp với miêu tả này. Trong đó, những cái tên nổi bật được các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích đề cập đến là công ty như SandRidge Energy Inc., Comstock Resources và Goodrich Petroleum Co.
Để sống sót, những công ty “thây ma” đó đã phải hạn chế những mũi khoan tốn kém và sử dụng doanh thu từ hoạt động sản xuất có sẵn để chi trả cho lãi suất và các khoản chi khác. Một hành động mà một số nhà đầu tư cũng như chuyên gia phân tích miêu tả là “thanh lý một cách từ từ.”
Các chuyên gia cho rằng với những công ty này, viễn cảnh của những vụ phá sản và vỡ nợ đang lờ mờ hiện ra trước mắt, bởi vì dừng không khoan mới nữa sẽ đẩy họ vào sâu trong vòng luẩn quẩn của việc giảm lượng dầu dự trữ, giảm doanh thu và mất dần khả năng tiếp cận các khoản vay.
Nếu như giá dầu tiếp tục ở dưới mức 50 USD một thùng, số lượng những “thây ma” kể trên còn tăng hơn nữa.
Ông Thomas Califano – Phó chủ tịch mảng tái cấu trúc tại công ty luật DLA Piper cho biết: nhiều ngân hàng đã phải nới lỏng điều khoản cho vay để tránh cho khách hàng vỡ nợ. Nhưng các ngân hàng cũng chỉ có thể cho phép các công ty đó hoãn ngày thanh toán nợ.
“Những công ty đó chỉ có thể là những thây ma. Họ có thể trả tiền lãi suất, không có sự tăng trưởng nào cả và họ đang làm thịt chính tài sản của họ” – ông Thomas nói.
Ví dụ như SandRidge, công ty này là một trong ít nhất 25 công ty khai thác và sản xuất ở Mỹ bị Moody đánh giá tín nhiệm ở mức tiêu cực B3 hoặc thấp hơn. Đây là mức dành cho các khoản đầu tư đầu cơ với rủi ro về tín dụng khá lớn.
“SandRidge là một ví dụ cho thấy họ có đủ tiền mặt trong bảng cân đối tài chính để trả lãi trong vòng ba năm tới và dường như không thể tăng tài sản của họ lên trong bối cảnh giá dầu như hiện nay” – ông Michael Roberts, một lãnh đạo của Carlyle Group – công ty chuyên đầu tư vào các công ty năng lượng – nói tại một cuộc hội thảo mới được tổ chức tại Houston.
Hiện tại SandRidge đang nỗ lực làm việc để giảm các khoản trả lãi và gần đây đã dùng 190 triệu USD để bổ sung cho hoạt động khai thác và dự trữ. Một phát ngôn viên của Sandridge đã từ chối đưa ra lời bình luận về chủ đề này.
Cuối quý 3 vừa qua, SandRidge có 790 triệu USD tiền mặt, dựa trên khoản tiền phải trả lãi vừa qua cho thấy công ty này còn đủ tiền mặt để trả lãi thêm 10 quý nữa. Nhưng không đủ để tiến hành thêm nhiều mũi khoan mới.
Bằng thước đo chung dành cho các công ty dầu đá phiến, có thể thấy khoản tiền trả lãi của SandRidge trong quý 3 tương đương với 2/3 dòng tiền mặt của công ty này. Vào thời điểm giá dầu cao, khoan thêm giếng dầu mới sẽ mang lại nguồn thu khá lớn cho các công ty dầu đá phiến.
Ngân hàng CapitalOne thì dự đoán công ty Goodrich sẽ rơi vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán bằng tiền mặt vào cuối năm 2017. Còn các chuyên gia phân tích tại Baird thì cho rằng khoản dự trữ dầu của công ty Comstocks còn ít giá trị hơn khoản nợ của công ty này.
Bị dồn ép, các công ty đang mang dao nạo vào hoạt động của mình. Goodrich cho biết trong bản báo cáo quý 3 rằng công ty này đã giữ nguyên mức lương và cắt giảm 30% số công nhân.
Còn đối với SandRidge, để có thêm tiền mặt, tháng Năm vừa qua công ty đã rao bán tòa nhà cao 30 tầng, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được người mua. Trước đó, vào tháng Tư, SandRidge đã cho thôi việc ít nhất 130 người làm công, tương đương 20% tổng số nhân viên của công ty.
Để tiết kiệm từng xu, SandRidge thậm chí còn dừng hẳn việc cung cấp nước soda miễn phí tại các phòng nghỉ – một nhân viên của công ty tiết lộ.
Trong khi đó, một số công ty đã tạm dừng hoạt động khoan mới và cảnh báo rằng sản lượng của họ có thể giảm. Điều này sẽ khiến vấn đề tiền mặt thậm chí còn khó khăn hơn và làm cho sự sụt giảm lượng dầu dự trữ đang được chờ đợi của Mỹ diễn ra nhanh hơn.
Ngưng khoan mới sẽ rủi ro hơn, bởi các giếng dầu đá phiến sẽ giảm nhanh hơn các giếng dầu truyền thống. Chẳng hạn như Comstock hiện chỉ có duy nhất một giàn khoan đang hoạt động tại mỏ Eagle Ford Shale tại Texas. Goodrich thì báo cáo rằng 37% sản lượng của công ty đã mất đi sau khi công ty bán các tài sản khai thác tại Eagle Ford để huy động tiền mặt.
Theo công ty đánh giá tín nhiệm Fitch, tình trạng vỡ nợ của các công ty dầu khí đã ở mức cao nhất kể từ năm 1999. Từ đầu quý 3 tới nay, có ít nhất 12 công ty dầu khí đã bị vỡ nợ.
Hiện tại, các “thây ma” đang hi vọng rằng bằng cách chuyển sang trạng thái duy trì sự sống, họ có thể kéo dài đến lúc giá dầu phục hồi, nhưng viễn cảnh lại rất đáng lo ngại.
Khi giá dầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua, khi chạm mức 37 USD một thùng, có nhiều dự đoán cho rằng giá dầu thô sẽ không trở lại mức 50 USD một thùng cho đến đầu năm 2018. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng: “Bạn sẽ sống sót được bao lâu mà không có thêm những giếng dầu mới?” – ông Deborah Wolliamson, một luật sư về tái cấu trúc tại San Antonio nói.
Theo: Enternews.vn
Relate Threads