Họ là những kỹ sư làm việc trên Bình Minh 02 - tàu khảo sát địa chấn đầu tiên của Việt Nam, con tàu nổi danh với sự kiện từng bị tàu Trung Quốc cắt cáp cách đây hơn 5 năm, 26-5-2011.
Bình Minh 02 là tàu khảo sát địa chấn đầu tiên của dầu khí Việt Nam, thuộc Công ty Dịch vụ khảo sát công trình ngầm (thuộc Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam).
Nhiệm vụ của tàu là khảo sát địa chất, khảo sát nghiên cứu địa vật lý, khảo sát nghiên cứu công trình ngầm bằng robot lặn và các khảo sát đặc biệt khác để tìm nguồn tài nguyên cho đất nước.
Tất bật trên con tàu triệu USD
12g trưa.
Trên tàu, các kỹ sư trong đội khảo sát địa chấn vẫn chăm chú theo dõi hàng chục màn hình đang hiển thị hình ảnh và các tham số của quá trình thu xung động nổ đang được truyền về từ hệ thống cáp thu địa chấn đang dò tìm dưới lòng biển.
Thu nổ địa chấn là một phần quan trọng trong công tác tìm kiếm, thăm dò và đánh giá tiềm năng dầu khí.
Trong khi đó, hệ thống ghi nhận số liệu liên tục thể hiện số liệu của từng điểm nổ, mức độ nhiễu, biên độ của tín hiệu...
Hàng chục kỹ sư người Việt và cả kỹ sư trưởng người nước ngoài dường như không để ý đến thời gian chuẩn bị bàn giao ca. Căn phòng rộng lớn chỉ có thanh âm của máy móc và tiếng click chuột liên tục.
Lúc này, các kỹ sư của bộ phận thu nhận dữ liệu - những người làm việc trực tiếp với cáp địa chấn - đang cẩn thận theo dõi tất cả những gì xảy ra trên cáp (đã thả xuống biển) và lấy tín hiệu ghi vào băng.
Tiếp đó, các kỹ sư xử lý tín hiệu xử lý sơ bộ tín hiệu ghi trong băng từ. Nhóm kỹ sư trong bộ phận định vị đánh dấu tọa độ của từng tuyến trong dự án, trao đổi với bộ phận hàng hải, đảm bảo cho con tàu đi đúng tuyến khi thu nổ.
Thỉnh thoảng, đội trưởng đội khảo sát địa chấn (party chief) người Canada gốc Việt - kỹ sư Khôi Phạm trao đổi gì đó với các kỹ sư.
Ông là người đứng đầu bộ phận địa chấn - bộ phận quan trọng nhất trên tàu Bình Minh 02, trực tiếp làm công việc thăm dò khảo sát dầu khí.
“Một tuyến thả cáp có thể dài mấy chục kilômet. Xong một tuyến đó tàu tiếp tục quay đổi tuyến khác. Trong thời gian đổi tuyến, anh em bộ phận vận hành nguồn nổ rất vất vả vì phải kéo giàn súng hơi lên, bảo trì súng” - đội trưởng đội khảo sát Khôi Phạm cho hay.
Những tín hiệu phản hồi từ lòng biển trở về tàu sẽ được các kỹ sư phân tích sơ bộ dữ liệu trước khi lưu vào băng từ và lưu trữ trong một phòng đặc biệt. Băng từ là sản phẩm cuối cùng của công việc khảo sát thăm dò địa chấn trên biển.
Sau khi được khách hàng hoặc người giám sát chấp nhận, dữ liệu này sẽ được gửi về trung tâm in giải địa chấn trên bờ, nơi có những chuyên gia đầu ngành phân tích và cho biết kết quả thăm dò cụ thể hơn.
“Mỗi chuyến đi đều có khách hàng là người đại diện của công ty dầu khí thuê tàu làm dự án để kiểm soát dữ liệu theo hợp đồng hoặc có lúc gặp sự cố, họ phải quyết định cho tiếp tục thu nổ hay không...” - ông Khôi Phạm giải thích.
Dữ liệu thu được khi được chuyển về trung tâm in giải địa chấn sẽ được chạy lại, đưa ra khu vực có khả năng có dầu, khảo sát lại rồi lấy mẫu đưa về bờ phân tích.
Tổ quốc trên biển xa
Trên tàu Bình Minh 02, các kỹ sư địa chấn thay nhau làm việc 24/24 và cáp thu địa chấn luôn được thả dưới hàng ngàn mét nước. Mỗi ca làm việc của các kỹ sư kéo dài 12 giờ.
Ca ngày làm từ 12g trưa đến 12g đêm, ca đêm bắt đầu từ 12g khuya hôm nay đến 12g trưa hôm sau.
Với những người làm nghề “đọc đáy biển” này, phải đối mặt với những con sóng cao 4-5m là bình thường.
“Say sóng, mệt, ói ngay tại chỗ làm nhưng vẫn không được nghỉ, không được nằm mà vẫn phải tiếp tục làm việc. Ráng ép, rèn cho mình sự chịu đựng và thích nghi, dần dần cũng quen. Chúng tôi ý thức ý nghĩa công việc của mình, đặc biệt là uy tín quốc gia khi làm dự án cho nước ngoài nên luôn cố gắng làm thật tốt, không để xảy ra sai sót” - kỹ sư trưởng Mai Văn Phương nói.
34 tuổi, kỹ sư trưởng Mai Văn Phương là một trong bốn thủ lĩnh của bộ phận địa chấn. Anh trở thành chief gun (kỹ sư trưởng bộ phận vận hành nguồn nổ) khi 30 tuổi, là người Việt đầu tiên thay thế được người nước ngoài ở vị trí này.
Có thể nói Phương đã trở thành người tiên phong, là động lực lớn để nhiều kỹ sư người Việt khác phấn đấu và có niềm tin mạnh mẽ rằng: người Việt Nam có thể làm tốt công việc này như kỹ sư nước ngoài dù nó còn quá mới mẻ.
Trong khi đó, bộ phận xử lý tín hiệu cũng vừa có một kỹ sư trưởng người Việt thay thế chuyên gia người nước ngoài, đó là kỹ sư Dương Hoài Thanh, 33 tuổi.
Đội trưởng Khôi Phạm không giấu được niềm tự hào khi nói về đội khảo sát địa chấn mà anh đang quản lý: “Họ là những kỹ sư đầu tiên được tuyển chọn rất kỹ trong cả nước để làm việc trên tàu địa chấn đầu tiên của Việt Nam nên rất giỏi.
Đội khảo sát địa chấn của tàu Bình Minh 02 làm có tiếng trong thị trường khảo sát địa chấn trên thế giới, chinh phục được cả những khách hàng khó tính. Nhiều công ty trên thế giới cũng biết tiếng”.
Nhiệm vụ của tàu là khảo sát địa chất, khảo sát nghiên cứu địa vật lý, khảo sát nghiên cứu công trình ngầm bằng robot lặn và các khảo sát đặc biệt khác để tìm nguồn tài nguyên cho đất nước.
Tất bật trên con tàu triệu USD
12g trưa.
Trên tàu, các kỹ sư trong đội khảo sát địa chấn vẫn chăm chú theo dõi hàng chục màn hình đang hiển thị hình ảnh và các tham số của quá trình thu xung động nổ đang được truyền về từ hệ thống cáp thu địa chấn đang dò tìm dưới lòng biển.
Thu nổ địa chấn là một phần quan trọng trong công tác tìm kiếm, thăm dò và đánh giá tiềm năng dầu khí.
Trong khi đó, hệ thống ghi nhận số liệu liên tục thể hiện số liệu của từng điểm nổ, mức độ nhiễu, biên độ của tín hiệu...
Hàng chục kỹ sư người Việt và cả kỹ sư trưởng người nước ngoài dường như không để ý đến thời gian chuẩn bị bàn giao ca. Căn phòng rộng lớn chỉ có thanh âm của máy móc và tiếng click chuột liên tục.
Lúc này, các kỹ sư của bộ phận thu nhận dữ liệu - những người làm việc trực tiếp với cáp địa chấn - đang cẩn thận theo dõi tất cả những gì xảy ra trên cáp (đã thả xuống biển) và lấy tín hiệu ghi vào băng.
Tiếp đó, các kỹ sư xử lý tín hiệu xử lý sơ bộ tín hiệu ghi trong băng từ. Nhóm kỹ sư trong bộ phận định vị đánh dấu tọa độ của từng tuyến trong dự án, trao đổi với bộ phận hàng hải, đảm bảo cho con tàu đi đúng tuyến khi thu nổ.
Thỉnh thoảng, đội trưởng đội khảo sát địa chấn (party chief) người Canada gốc Việt - kỹ sư Khôi Phạm trao đổi gì đó với các kỹ sư.
Ông là người đứng đầu bộ phận địa chấn - bộ phận quan trọng nhất trên tàu Bình Minh 02, trực tiếp làm công việc thăm dò khảo sát dầu khí.
“Một tuyến thả cáp có thể dài mấy chục kilômet. Xong một tuyến đó tàu tiếp tục quay đổi tuyến khác. Trong thời gian đổi tuyến, anh em bộ phận vận hành nguồn nổ rất vất vả vì phải kéo giàn súng hơi lên, bảo trì súng” - đội trưởng đội khảo sát Khôi Phạm cho hay.
Những tín hiệu phản hồi từ lòng biển trở về tàu sẽ được các kỹ sư phân tích sơ bộ dữ liệu trước khi lưu vào băng từ và lưu trữ trong một phòng đặc biệt. Băng từ là sản phẩm cuối cùng của công việc khảo sát thăm dò địa chấn trên biển.
Sau khi được khách hàng hoặc người giám sát chấp nhận, dữ liệu này sẽ được gửi về trung tâm in giải địa chấn trên bờ, nơi có những chuyên gia đầu ngành phân tích và cho biết kết quả thăm dò cụ thể hơn.
“Mỗi chuyến đi đều có khách hàng là người đại diện của công ty dầu khí thuê tàu làm dự án để kiểm soát dữ liệu theo hợp đồng hoặc có lúc gặp sự cố, họ phải quyết định cho tiếp tục thu nổ hay không...” - ông Khôi Phạm giải thích.
Dữ liệu thu được khi được chuyển về trung tâm in giải địa chấn sẽ được chạy lại, đưa ra khu vực có khả năng có dầu, khảo sát lại rồi lấy mẫu đưa về bờ phân tích.
Tổ quốc trên biển xa
Trên tàu Bình Minh 02, các kỹ sư địa chấn thay nhau làm việc 24/24 và cáp thu địa chấn luôn được thả dưới hàng ngàn mét nước. Mỗi ca làm việc của các kỹ sư kéo dài 12 giờ.
Ca ngày làm từ 12g trưa đến 12g đêm, ca đêm bắt đầu từ 12g khuya hôm nay đến 12g trưa hôm sau.
Với những người làm nghề “đọc đáy biển” này, phải đối mặt với những con sóng cao 4-5m là bình thường.
“Say sóng, mệt, ói ngay tại chỗ làm nhưng vẫn không được nghỉ, không được nằm mà vẫn phải tiếp tục làm việc. Ráng ép, rèn cho mình sự chịu đựng và thích nghi, dần dần cũng quen. Chúng tôi ý thức ý nghĩa công việc của mình, đặc biệt là uy tín quốc gia khi làm dự án cho nước ngoài nên luôn cố gắng làm thật tốt, không để xảy ra sai sót” - kỹ sư trưởng Mai Văn Phương nói.
34 tuổi, kỹ sư trưởng Mai Văn Phương là một trong bốn thủ lĩnh của bộ phận địa chấn. Anh trở thành chief gun (kỹ sư trưởng bộ phận vận hành nguồn nổ) khi 30 tuổi, là người Việt đầu tiên thay thế được người nước ngoài ở vị trí này.
Có thể nói Phương đã trở thành người tiên phong, là động lực lớn để nhiều kỹ sư người Việt khác phấn đấu và có niềm tin mạnh mẽ rằng: người Việt Nam có thể làm tốt công việc này như kỹ sư nước ngoài dù nó còn quá mới mẻ.
Trong khi đó, bộ phận xử lý tín hiệu cũng vừa có một kỹ sư trưởng người Việt thay thế chuyên gia người nước ngoài, đó là kỹ sư Dương Hoài Thanh, 33 tuổi.
Đội trưởng Khôi Phạm không giấu được niềm tự hào khi nói về đội khảo sát địa chấn mà anh đang quản lý: “Họ là những kỹ sư đầu tiên được tuyển chọn rất kỹ trong cả nước để làm việc trên tàu địa chấn đầu tiên của Việt Nam nên rất giỏi.
Đội khảo sát địa chấn của tàu Bình Minh 02 làm có tiếng trong thị trường khảo sát địa chấn trên thế giới, chinh phục được cả những khách hàng khó tính. Nhiều công ty trên thế giới cũng biết tiếng”.
Con tàu danh giá
Bình Minh 02 là con tàu đã thực hiện thành công nhiều dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các khách hàng lớn trên thế giới như Murphy Oil, Exxon Mobile (Mỹ), Origin Energy (Úc), Petronas (Malaysia) và nhiều khách hàng từ Nhật, Nga...
Hơn 5 năm nay, Bình Minh 02 đã và đang được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ thuê làm dịch vụ khảo sát dầu khí như: Malaysia, Singapore, Indonesia, Ấn Độ, Đông Timor, Bangladesh, Đài Loan và mới đây nhất là Philippines.
Báo Tuổi Trẻ
Relate Threads