Nhờ quyết liệt triển khai những giải pháp thi công, tiến độ Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã có những tín hiệu rất khả quan.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã có những “điểm sáng” do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng Ban Quản lý dự án và Tổng thầu LILAMA tích cực thắp lên, trong bối cảnh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức…
Quyết tâm đưa dự án về đích sớm
Có vào công trường Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) những ngày này mới thấy tiến độ công việc ở đây được triển khai gấp rút như thế nào.
Chúng tôi tham quan công trường đúng vào ngày trời mưa rỉ rả, đây cũng là kiểu thời tiết thường xuyên ở miền Tây vào mùa mưa, thế nhưng điều đó không làm giảm đi sức nóng trên công trường của dự án.
Tiếng xe nâng, xe cẩu đang vận hành, tiếng máy hàn, máy cắt, tiếng sắt thép va vào nhau lúc vận chuyển, lắp đặt cứ vang lên rộn ràng ở khắp mọi ngóc ngách trong công trường.
Anh Hồ Xuân Hiền, Trưởng Ban Quản lý Dự án cho biết, Ban Quản lý Dự án và Tổng thầu - Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) đang phối hợp và tập trung huy động mọi nguồn lực từ con người, đến máy móc thiết bị để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa dự án về đích an toàn, chất lượng và hiệu quả.
Hiện tại, tiến độ chính của toàn bộ Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đang phụ thuộc gần như hoàn toàn vào gói thầu FGD (hệ thống khử lưu huỳnh), vốn bị chậm so với các hạng mục khác.
Lý do là bởi quá trình lựa chọn, phê duyệt, chấp thuận nhà thầu thực hiện gói FGD kéo dài, và dù hợp đồng gói thầu này được ký vào ngày 24/7/2017, nhưng sau đó đã bị tạm dừng để chờ cấp thẩm quyền xem xét chỉ đạo vì xảy ra tranh chấp giữa các nhà thầu phụ.
Đến tháng 4/2018, sau khi xác minh và làm rõ sự việc, Bộ Công Thương mới có văn bản chỉ đạo PVN, Ban Quản lý Dự án phối hợp với LILAMA tiếp tục triển khai hạng mục này với nhà thầu phụ Hamon (Bỉ).
Hiện tại, Ban Quản lý Dự án cùng LILAMA, Hamon đang tập trung rà soát từ công tác thiết kế, thi công đến chế tạo; nghiên cứu, tính toán các phương án để rút ngắn tiến độ của gói thầu này.
Gói FGD hoàn thành sớm ngày nào thì dự án sẽ hoàn thành sớm ngày đấy!
Để đạt mục tiêu đó, LILAMA đã tập trung một số đơn vị mạnh của mình tại dự án.
Họ dựng những khu nhà xưởng đặt ngay tại các khu công nghiệp gần công trường dự án để gia công, chế tạo các kết cấu cho hệ thống FGD.
Phương án này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thi công, vận chuyển rất lớn.
Chỉ những kết cấu đòi hỏi tính phức tạp cao mới được thi công ở xưởng chính của LILAMA ở Bình Dương, sau đó đưa về công trường lắp đặt.
Bên cạnh đó, phía nhà thầu phụ Hamon đã huy động đội ngũ thiết kế giỏi từ Đức sang ở tại công trường để có thể phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Ban Quản lý Dự án, Tổng thầu giải quyết ngay những vấn đề phát sinh.
Công tác chạy thử nghiệm cũng đang được Ban Quản lý Dự án và nhà thầu gấp rút chuẩn bị, lên kế hoạch chi tiết, sẵn sàng về mọi mặt.
Với kinh nghiệm thi công những dự án tương tự như Sông Hậu 1 của nhà thầu Dusan (Hàn Quốc), Ban Quản lý Dự án tin rằng, công tác chạy thử nghiệm sẽ được rút ngắn thời gian, từ đó góp phần rút ngắn tiến độ của dự án.
Nhờ quyết liệt triển khai những giải pháp thi công, tiến độ Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã có những tín hiệu rất khả quan.
Cụ thể, tính đến tháng 6/2018, tiến độ dự án đạt khoảng 60% kế hoạch. Trong đó, công tác thiết kế hoàn thành trên 90%; công tác mua sắm, chế tạo thiết bị đạt trên 80%; đối với khu vực nhà máy chính:
Công tác lắp đặt đạt 86% khối lượng tổng thể của lò hơi số 1; ở lò hơi số 2 thì công tác lắp đặt đạt khoảng 66% khối lượng tổng thể.
Trong 6 tháng cuối năm, Ban Quản lý Dự án Sông Hậu 1 đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thành thiết kế, thi công các hạng mục cảng như cảng nhập đá vôi, cảng xuất thạch cao, bến phao neo;
Lũy kế hoàn thành lò hơi, tuabin máy phát, máy biến áp chính, ống khói;
Hoàn thành phụ trợ BOP tổ máy 1, đạt 94% BOP tổ máy 2, đạt 95% FGD tổ máy 1; đạt 90% FGD tổ máy 2…
Trưởng Ban Quản lý Dự án Hồ Xuân Hiền chia sẻ, mục tiêu đến cuối năm 2020 sẽ đưa tổ máy 1 vào vận hành thương mại, hòa lưới điện quốc gia, kịp thời đáp ứng nhu cầu điện ở miền Nam.
Tổ máy 2 sẽ hoàn thành và vận hành thương mại vào giữa năm 2021.
Vì sao chậm tiến độ?
Như vậy, nếu so sánh tiến độ này với tiến độ trước đó Hội đồng thành viên PVN đã ký Quyết định phê duyệt dự án vào tháng 4/2011 là đưa vào vận hành tổ máy 1 vào tháng 4/2015, tổ máy 2 vào tháng 10/2015 thì thấy bị chậm khá nhiều.
Tuy nhiên, việc triển khai chậm trễ này là do những nguyên nhân khách quan, theo các quyết định điều chỉnh của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, trong quá trình triển khai dự án, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 (QHĐ VII) điều chỉnh tiến độ đưa các tổ máy vào vận hành năm 2017-2018.
Tiếp đó, trên cơ sở tính toán cân bằng cung - cầu điện năng trên từng miền Bắc, Trung, Nam và toàn quốc và để đồng bộ với hệ thống lưới điện truyền tải, bảo đảm dự án được huy động tối đa công suất và đạt hiệu quả đề ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 (Quy hoạch VII điều chỉnh) điều chỉnh tiến độ đưa các tổ máy vào vận hành năm 2018-2019.
Như vậy, so với tiến độ điều chỉnh của Thủ tướng Chính phủ thì tiến độ của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 có thể sẽ chậm khoảng hơn 1 năm, tương đương với khoảng thời gian chậm so với tiến độ Hợp đồng EPC đã ký.
Nhưng theo một số ý kiến của các nhà thầu thì đối với một dự án lớn như Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, tiến độ như thế là bình thường, nếu không nói là “tốt lắm rồi”!
Đặc biệt nhất là trong bối cảnh dự án bị chậm trễ vì những sự cố khách quan không thể lường trước được liên quan đến gói thầu FGD.
Đó là chưa kể, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 là dự án đầu tiên áp dụng cơ chế đặc thù của Quyết định 2414/QĐ-TTg.
Cơ chế này cho phép áp dụng phương thức điều chỉnh giá nêu trong điều khoản Hợp đồng EPC đối với công tác thi công xây dựng, lắp đặt và gia công chế tạo trong nước khi thị trường có biến động về tỷ giá, đơn giá nhân công và giá nguyên vật liệu đầu vào, tạo điều kiện để tổng thầu/nhà thầu phụ có đủ chi phí thực tế khi thi công dự án.
Tuy nhiên, theo Ban Quản lý Dự ánvà Tổng thầu EPC LILAMA chia sẻ trong buổi trò chuyện với chúng tôi thì trong quá trình thực hiện theo cơ chế này, đôi bên đã gặp rất nhiều khó khăn do các bộ định mức chuyên ngành không phù hợp với dự án, nên không phản ánh đúng chi phí thực tế mà các nhà thầu phải có đủ để thực hiện công việc.
Ví dụ như đơn giá nhân công, định mức ngày công hiện nay dao động từ 166.000 đồng/ngày (đối với lao động phổ thông) và 231.000 đồng/ngày (đối với thợ bậc cao) (Theo Thông tư 01/2015/TT-BXD ngày 20/3/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí nhân công).
Nhưng trong thực tế, chi phí ngày công cho nhân công cao hơn thế nhiều, ở mức trên 300.000 đồng/ngày (đối với lao động phổ thông) đến 800.000 đồng/ngày công (đối với thợ bậc cao).
Vì vậy, các nhà thầu đều rất khó huy động được nhân sự, có thời gian họ làm cầm chừng để chờ đợi đơn giá được điều chỉnh...
Chính điều này cũng khiến tiến độ triển khai dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Từ khi triển khai dự án theo Hợp đồng EPC đã ký vào tháng 4/2015 đến nay, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 không bị đội vốn một đồng nào…
Khi được chúng tôi hỏi về chuyện điều chỉnh tổng vốn đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Trưởng Ban Quản lý Dự án Hồ Xuân Hiền đã khẳng định ngay những thông tin như thế này:
Thứ nhất, theo Hợp đồng EPC đã ký vào tháng 4/2015 với tổng vốn đầu tư khoảng 43 nghìn tỷ đồng thì từ khi triển khai dự án cho đến nay, hoàn toàn không bị đội vốn một đồng nào.
Hiện tại, mọi chi phí đầu tư đều nằm trong kiểm soát, trong giới hạn theo hợp đồng, chỉ có một vài phát sinh khách quan theo yêu cầu, quy định mới của Nhà nước liên quan công tác kiểm soát môi trường nhưng không đáng kể.
Thứ hai, tổng vốn đầu tư theo Hợp đồng EPC hiện tại so với dự tính tổng vốn đầu tư được phê duyệt ở thời điểm đầu tháng 5/2011 là có điều chỉnh cao hơn khoảng 10 nghìn tỷ đồng, điều này dễ dẫn đến việc hiểu lầm rằng: dự án chậm triển khai nên bị đội vốn!
Song, vì sao dự án triển khai trễ so với dự tính ban đầu đã được đề cập ở trên, mà nguyên nhân khách quan chủ yếu là theo kế hoạch điều chỉnh của Thủ tướng Chính phủ.
Còn về mức tổng vốn đầu tư có điều chỉnh so với thời điểm đầu năm 2011, có lẽ cũng rất dễ hiểu khi đặt nó bên cạnh vấn đề trượt giá.
Cụ thể, tổng mức đầu tư PVN phê duyệt cho Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 tại Quyết định số 2824/QĐ-DKVN ngày 5/4/2011 là theo mặt bằng giá tháng 11/2010, với phương án đấu nối vào Hệ thống điện quốc gia tại cấp điện áp 220kV.
Theo đó, tiến độ phát điện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 được phê duyệt trong dự án đầu tư là: Tổ máy 01 vận hành tháng 4/2015 và Tổ máy 02 vận hành tháng 10/2015.
Tuy nhiên, theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì tiến độ Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 được điều chỉnh là: Tổ máy 01 vận hành năm 2018 và Tổ máy 02 vận hành năm 2019.
Mặt khác, ngày 23/8/2012, Bộ Công Thương đã có Công văn số 7790/BCT-TCNL về việc quy hoạch phương án đấu nối Trung tâm điện lực Sông Hậu vào Hệ thống điện quốc gia, trong đó Trung tâm điện lực Sông Hậu và Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 được đấu nối vào Hệ thống điện quốc gia tại cấp điện áp 500kV.
Việc điều chỉnh tiến độ và phương án đấu nối Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đã làm tăng tổng mức đầu tư của dự án đã được phê duyệt vào tháng 4/2011.
Trong đó, nguyên nhân cụ thể là do trượt giá và tăng chi phí phục vụ đấu nối do giá thành thiết bị đấu nối vào hệ thống điện 500kV cao hơn nhiều so với thiết bị 220kV.
Ngoài ra là do thay đổi giá nguyên, nhiên vật liệu; thay đổi về chính sách tiền lương của Nhà nước và do tỷ giá ngoại tệ tăng.
“Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án phù hợp với tiến độ dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cập nhật chi phí phát sinh do thay đổi phương án đấu nối là cần thiết nhằm bảo đảm cho chủ đầu tư có đủ kinh phí để hoàn thành dự án theo đúng yêu cầu tiến độ và chất lượng đề ra”, Trưởng Ban Quản lý Dự ánHồ Xuân Hiền nói.
Và tất nhiên, việc điều chỉnh này đã được Hội đồng thẩm định Tổng mức đầu tư PVN thẩm định và trình duyệt các cấp thẩm quyền theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật.
Như vậy có thể khẳng định lại rằng, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 triển khai muộn hơn so với tiến độ ban đầu cũng như chậm so với tiến độ Hợp đồng EPC là hoàn toàn do những yếu tố khách quan, dự án không bị đội vốn so với Hợp đồng EPC đã ký mà chỉ là điều chỉnh tổng vốn đầu tư cho phù hợp hơn so với dự tính ban đầu - thời điểm cách Hợp đồng EPC hiện tại khoảng 5 năm về trước…
Dù Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng không thể phủ nhận những điểm sáng mà PVN, Ban Quản lý Dự án và Tổng thầu LILAMA đã tích cực thắp lên.
Đó là những khó khăn vướng mắc nhất đã dần được tháo gỡ và nhịp độ công việc đang được đẩy lên cao để bù lại tiến độ bị mất; đó là các tiêu chí về an toàn, chất lượng, môi trường… của dự án luôn được giám sát chặt chẽ và đảm bảo...
Với tinh thần quyết tâm cao độ, không lý do gì không tin rằng những thách thức hiện tại sẽ sớm ở phía sau và đích đến thành công của dự án sẽ được kéo gần về trước mắt!
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã có những “điểm sáng” do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng Ban Quản lý dự án và Tổng thầu LILAMA tích cực thắp lên, trong bối cảnh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức…
Quyết tâm đưa dự án về đích sớm
Có vào công trường Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) những ngày này mới thấy tiến độ công việc ở đây được triển khai gấp rút như thế nào.
Chúng tôi tham quan công trường đúng vào ngày trời mưa rỉ rả, đây cũng là kiểu thời tiết thường xuyên ở miền Tây vào mùa mưa, thế nhưng điều đó không làm giảm đi sức nóng trên công trường của dự án.
Tiếng xe nâng, xe cẩu đang vận hành, tiếng máy hàn, máy cắt, tiếng sắt thép va vào nhau lúc vận chuyển, lắp đặt cứ vang lên rộn ràng ở khắp mọi ngóc ngách trong công trường.
Anh Hồ Xuân Hiền, Trưởng Ban Quản lý Dự án cho biết, Ban Quản lý Dự án và Tổng thầu - Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) đang phối hợp và tập trung huy động mọi nguồn lực từ con người, đến máy móc thiết bị để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa dự án về đích an toàn, chất lượng và hiệu quả.
Hiện tại, tiến độ chính của toàn bộ Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đang phụ thuộc gần như hoàn toàn vào gói thầu FGD (hệ thống khử lưu huỳnh), vốn bị chậm so với các hạng mục khác.
Lý do là bởi quá trình lựa chọn, phê duyệt, chấp thuận nhà thầu thực hiện gói FGD kéo dài, và dù hợp đồng gói thầu này được ký vào ngày 24/7/2017, nhưng sau đó đã bị tạm dừng để chờ cấp thẩm quyền xem xét chỉ đạo vì xảy ra tranh chấp giữa các nhà thầu phụ.
Đến tháng 4/2018, sau khi xác minh và làm rõ sự việc, Bộ Công Thương mới có văn bản chỉ đạo PVN, Ban Quản lý Dự án phối hợp với LILAMA tiếp tục triển khai hạng mục này với nhà thầu phụ Hamon (Bỉ).
Hiện tại, Ban Quản lý Dự án cùng LILAMA, Hamon đang tập trung rà soát từ công tác thiết kế, thi công đến chế tạo; nghiên cứu, tính toán các phương án để rút ngắn tiến độ của gói thầu này.
Gói FGD hoàn thành sớm ngày nào thì dự án sẽ hoàn thành sớm ngày đấy!
Để đạt mục tiêu đó, LILAMA đã tập trung một số đơn vị mạnh của mình tại dự án.
Họ dựng những khu nhà xưởng đặt ngay tại các khu công nghiệp gần công trường dự án để gia công, chế tạo các kết cấu cho hệ thống FGD.
Phương án này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thi công, vận chuyển rất lớn.
Chỉ những kết cấu đòi hỏi tính phức tạp cao mới được thi công ở xưởng chính của LILAMA ở Bình Dương, sau đó đưa về công trường lắp đặt.
Bên cạnh đó, phía nhà thầu phụ Hamon đã huy động đội ngũ thiết kế giỏi từ Đức sang ở tại công trường để có thể phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Ban Quản lý Dự án, Tổng thầu giải quyết ngay những vấn đề phát sinh.
Công tác chạy thử nghiệm cũng đang được Ban Quản lý Dự án và nhà thầu gấp rút chuẩn bị, lên kế hoạch chi tiết, sẵn sàng về mọi mặt.
Với kinh nghiệm thi công những dự án tương tự như Sông Hậu 1 của nhà thầu Dusan (Hàn Quốc), Ban Quản lý Dự án tin rằng, công tác chạy thử nghiệm sẽ được rút ngắn thời gian, từ đó góp phần rút ngắn tiến độ của dự án.
Nhờ quyết liệt triển khai những giải pháp thi công, tiến độ Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã có những tín hiệu rất khả quan.
Cụ thể, tính đến tháng 6/2018, tiến độ dự án đạt khoảng 60% kế hoạch. Trong đó, công tác thiết kế hoàn thành trên 90%; công tác mua sắm, chế tạo thiết bị đạt trên 80%; đối với khu vực nhà máy chính:
Công tác lắp đặt đạt 86% khối lượng tổng thể của lò hơi số 1; ở lò hơi số 2 thì công tác lắp đặt đạt khoảng 66% khối lượng tổng thể.
Trong 6 tháng cuối năm, Ban Quản lý Dự án Sông Hậu 1 đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thành thiết kế, thi công các hạng mục cảng như cảng nhập đá vôi, cảng xuất thạch cao, bến phao neo;
Lũy kế hoàn thành lò hơi, tuabin máy phát, máy biến áp chính, ống khói;
Hoàn thành phụ trợ BOP tổ máy 1, đạt 94% BOP tổ máy 2, đạt 95% FGD tổ máy 1; đạt 90% FGD tổ máy 2…
Trưởng Ban Quản lý Dự án Hồ Xuân Hiền chia sẻ, mục tiêu đến cuối năm 2020 sẽ đưa tổ máy 1 vào vận hành thương mại, hòa lưới điện quốc gia, kịp thời đáp ứng nhu cầu điện ở miền Nam.
Tổ máy 2 sẽ hoàn thành và vận hành thương mại vào giữa năm 2021.
Vì sao chậm tiến độ?
Như vậy, nếu so sánh tiến độ này với tiến độ trước đó Hội đồng thành viên PVN đã ký Quyết định phê duyệt dự án vào tháng 4/2011 là đưa vào vận hành tổ máy 1 vào tháng 4/2015, tổ máy 2 vào tháng 10/2015 thì thấy bị chậm khá nhiều.
Tuy nhiên, việc triển khai chậm trễ này là do những nguyên nhân khách quan, theo các quyết định điều chỉnh của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, trong quá trình triển khai dự án, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 (QHĐ VII) điều chỉnh tiến độ đưa các tổ máy vào vận hành năm 2017-2018.
Tiếp đó, trên cơ sở tính toán cân bằng cung - cầu điện năng trên từng miền Bắc, Trung, Nam và toàn quốc và để đồng bộ với hệ thống lưới điện truyền tải, bảo đảm dự án được huy động tối đa công suất và đạt hiệu quả đề ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 (Quy hoạch VII điều chỉnh) điều chỉnh tiến độ đưa các tổ máy vào vận hành năm 2018-2019.
Như vậy, so với tiến độ điều chỉnh của Thủ tướng Chính phủ thì tiến độ của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 có thể sẽ chậm khoảng hơn 1 năm, tương đương với khoảng thời gian chậm so với tiến độ Hợp đồng EPC đã ký.
Nhưng theo một số ý kiến của các nhà thầu thì đối với một dự án lớn như Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, tiến độ như thế là bình thường, nếu không nói là “tốt lắm rồi”!
Đặc biệt nhất là trong bối cảnh dự án bị chậm trễ vì những sự cố khách quan không thể lường trước được liên quan đến gói thầu FGD.
Đó là chưa kể, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 là dự án đầu tiên áp dụng cơ chế đặc thù của Quyết định 2414/QĐ-TTg.
Cơ chế này cho phép áp dụng phương thức điều chỉnh giá nêu trong điều khoản Hợp đồng EPC đối với công tác thi công xây dựng, lắp đặt và gia công chế tạo trong nước khi thị trường có biến động về tỷ giá, đơn giá nhân công và giá nguyên vật liệu đầu vào, tạo điều kiện để tổng thầu/nhà thầu phụ có đủ chi phí thực tế khi thi công dự án.
Tuy nhiên, theo Ban Quản lý Dự ánvà Tổng thầu EPC LILAMA chia sẻ trong buổi trò chuyện với chúng tôi thì trong quá trình thực hiện theo cơ chế này, đôi bên đã gặp rất nhiều khó khăn do các bộ định mức chuyên ngành không phù hợp với dự án, nên không phản ánh đúng chi phí thực tế mà các nhà thầu phải có đủ để thực hiện công việc.
Ví dụ như đơn giá nhân công, định mức ngày công hiện nay dao động từ 166.000 đồng/ngày (đối với lao động phổ thông) và 231.000 đồng/ngày (đối với thợ bậc cao) (Theo Thông tư 01/2015/TT-BXD ngày 20/3/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí nhân công).
Nhưng trong thực tế, chi phí ngày công cho nhân công cao hơn thế nhiều, ở mức trên 300.000 đồng/ngày (đối với lao động phổ thông) đến 800.000 đồng/ngày công (đối với thợ bậc cao).
Vì vậy, các nhà thầu đều rất khó huy động được nhân sự, có thời gian họ làm cầm chừng để chờ đợi đơn giá được điều chỉnh...
Chính điều này cũng khiến tiến độ triển khai dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Từ khi triển khai dự án theo Hợp đồng EPC đã ký vào tháng 4/2015 đến nay, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 không bị đội vốn một đồng nào…
Khi được chúng tôi hỏi về chuyện điều chỉnh tổng vốn đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Trưởng Ban Quản lý Dự án Hồ Xuân Hiền đã khẳng định ngay những thông tin như thế này:
Thứ nhất, theo Hợp đồng EPC đã ký vào tháng 4/2015 với tổng vốn đầu tư khoảng 43 nghìn tỷ đồng thì từ khi triển khai dự án cho đến nay, hoàn toàn không bị đội vốn một đồng nào.
Hiện tại, mọi chi phí đầu tư đều nằm trong kiểm soát, trong giới hạn theo hợp đồng, chỉ có một vài phát sinh khách quan theo yêu cầu, quy định mới của Nhà nước liên quan công tác kiểm soát môi trường nhưng không đáng kể.
Thứ hai, tổng vốn đầu tư theo Hợp đồng EPC hiện tại so với dự tính tổng vốn đầu tư được phê duyệt ở thời điểm đầu tháng 5/2011 là có điều chỉnh cao hơn khoảng 10 nghìn tỷ đồng, điều này dễ dẫn đến việc hiểu lầm rằng: dự án chậm triển khai nên bị đội vốn!
Song, vì sao dự án triển khai trễ so với dự tính ban đầu đã được đề cập ở trên, mà nguyên nhân khách quan chủ yếu là theo kế hoạch điều chỉnh của Thủ tướng Chính phủ.
Còn về mức tổng vốn đầu tư có điều chỉnh so với thời điểm đầu năm 2011, có lẽ cũng rất dễ hiểu khi đặt nó bên cạnh vấn đề trượt giá.
Cụ thể, tổng mức đầu tư PVN phê duyệt cho Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 tại Quyết định số 2824/QĐ-DKVN ngày 5/4/2011 là theo mặt bằng giá tháng 11/2010, với phương án đấu nối vào Hệ thống điện quốc gia tại cấp điện áp 220kV.
Theo đó, tiến độ phát điện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 được phê duyệt trong dự án đầu tư là: Tổ máy 01 vận hành tháng 4/2015 và Tổ máy 02 vận hành tháng 10/2015.
Tuy nhiên, theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì tiến độ Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 được điều chỉnh là: Tổ máy 01 vận hành năm 2018 và Tổ máy 02 vận hành năm 2019.
Mặt khác, ngày 23/8/2012, Bộ Công Thương đã có Công văn số 7790/BCT-TCNL về việc quy hoạch phương án đấu nối Trung tâm điện lực Sông Hậu vào Hệ thống điện quốc gia, trong đó Trung tâm điện lực Sông Hậu và Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 được đấu nối vào Hệ thống điện quốc gia tại cấp điện áp 500kV.
Việc điều chỉnh tiến độ và phương án đấu nối Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đã làm tăng tổng mức đầu tư của dự án đã được phê duyệt vào tháng 4/2011.
Trong đó, nguyên nhân cụ thể là do trượt giá và tăng chi phí phục vụ đấu nối do giá thành thiết bị đấu nối vào hệ thống điện 500kV cao hơn nhiều so với thiết bị 220kV.
Ngoài ra là do thay đổi giá nguyên, nhiên vật liệu; thay đổi về chính sách tiền lương của Nhà nước và do tỷ giá ngoại tệ tăng.
“Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án phù hợp với tiến độ dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cập nhật chi phí phát sinh do thay đổi phương án đấu nối là cần thiết nhằm bảo đảm cho chủ đầu tư có đủ kinh phí để hoàn thành dự án theo đúng yêu cầu tiến độ và chất lượng đề ra”, Trưởng Ban Quản lý Dự ánHồ Xuân Hiền nói.
Và tất nhiên, việc điều chỉnh này đã được Hội đồng thẩm định Tổng mức đầu tư PVN thẩm định và trình duyệt các cấp thẩm quyền theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật.
Như vậy có thể khẳng định lại rằng, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 triển khai muộn hơn so với tiến độ ban đầu cũng như chậm so với tiến độ Hợp đồng EPC là hoàn toàn do những yếu tố khách quan, dự án không bị đội vốn so với Hợp đồng EPC đã ký mà chỉ là điều chỉnh tổng vốn đầu tư cho phù hợp hơn so với dự tính ban đầu - thời điểm cách Hợp đồng EPC hiện tại khoảng 5 năm về trước…
Dù Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng không thể phủ nhận những điểm sáng mà PVN, Ban Quản lý Dự án và Tổng thầu LILAMA đã tích cực thắp lên.
Đó là những khó khăn vướng mắc nhất đã dần được tháo gỡ và nhịp độ công việc đang được đẩy lên cao để bù lại tiến độ bị mất; đó là các tiêu chí về an toàn, chất lượng, môi trường… của dự án luôn được giám sát chặt chẽ và đảm bảo...
Với tinh thần quyết tâm cao độ, không lý do gì không tin rằng những thách thức hiện tại sẽ sớm ở phía sau và đích đến thành công của dự án sẽ được kéo gần về trước mắt!
Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 thuộc Trung tâm Điện lực Sông Hậu đặt tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, có tổng công suất 1.200 MW gồm 2 tổ máy (2x600MW).
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 43.000 tỷ đồng, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) làm Tổng thầu EPC.
Đây là một trong các dự án trọng điểm quốc gia thuộc Quy hoạch điện VII, đồng thời cũng là 1 trong 3 nhà máy nhiệt điện của Trung tâm Điện lực Sông Hậu với tổng công suất 5.200 MW.
Dự kiến sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành, nhà máy sẽ cung cấp vào lưới điện quốc gia khoảng 7,8 tỷ kWh/năm, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng.
Relate Threads