Mỗi giàn khoan với đội ngũ tàu dịch vụ, tàu bảo vệ túc trực 24/24, chống chọi với gió bão và sự phá hoại của kẻ thù. Nó như những cột mốc, khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc; là nơi cứu giúp, hỗ trợ ngư dân gặp nạn trên biển.
Trụ cột cho ngư dân bám biển
Thông thường, mỗi giàn khoan dầu khí có 2 tàu dịch vụ thay nhau cung cấp lương thực, thực phẩm, thiết bị máy móc từ đất liền ra khơi; 2 tàu làm nhiệm vụ cảnh giới, bảo vệ an toàn, tránh tàu lạ tiến sát giàn khoan.
Trước khi ra khơi mỗi tàu đều có kịch bản ứng phó tình huống bị tàu lạ xâm phạm. Theo đó, khi phát hiện tàu lạ cách giàn khoan bán kính 15 hải lý, tàu bảo vệ ra tín hiệu cảnh báo. Sau cảnh báo, tàu lạ vẫn tiến sát giàn khoan, tàu bảo vệ áp dụng các biện pháp tăng dần như soi đèn pha, bắn pháo sáng, bật còi cứu hộ, đặt cờ hiệu… để cảnh báo và xua đuổi. Trường hợp tàu lạ cố tình áp sát đến bán kính 2 hải lý cạnh giàn khoan, tàu bảo vệ phải chạy song song tàu lạ; kêu gọi chi viện từ đất liền và sẵn sàng “làm bia” ngăn cản nếu tàu lạ đâm va giàn khoan.
“Tàu dịch vụ báo hiệu cho tàu cá, tàu chở hàng tránh đi sát vị trí giàn khoan để đảm bảo an toàn. Đồng thời phải luôn cảnh giác tàu lạ giả danh tàu cá cố tình áp sát, tiếp cận giàn khoan”, thuyền trưởng Thân Mạnh Hà (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết.
Theo anh Hà, gần chân giàn khoan là nơi tập trung nhiều các luồng cá nên thu hút rất nhiều tàu đánh cá của ngư dân. Tàu dịch vụ cảnh báo nhằm bảo vệ an toàn cho tàu cá và cả giàn khoan.
“Vừa làm dịch vụ, chúng tôi vừa hỗ trợ, ứng cứu khi có ngư dân bị bệnh, tai nạn hay hết nước ngọt, thực phẩm, hỏng máy...trên biển. Bệnh nhẹ, ngư dân được bác sĩ cho thuốc, điều trị. Bệnh nặng, qua hệ thống cần cẩu, chúng tôi đưa ngư dân lên sân bay trên giàn khoan, dùng trực thăng đưa về đất liền cấp cứu. Khi có thông báo tàu ngư dân gặp nạn, chúng tôi cùng kiểm ngư, biên phòng tham gia tìm kiếm, cứu nạn”, anh Hà cho biết.
Theo giới thiệu của anh Hà, chúng tôi liên lạc với ngư dân Nguyễn Văn Hải (Bình Thuận), người từng gặp nạn và được trực thăng kịp thời đưa vào đất liền chữa trị. Vừa nghe nhắc tới anh Hà, người trên tàu dịch vụ dầu khí đã hỗ trợ năm ngoái, anh Hải không giấu nỗi xúc động: “Nhờ thuỷ thủ, thuyền trưởng, tôi mới may mắn sống sót khi mắc bệnh giữa biển. Giờ chúng tôi ra khơi yên tâm lắm, xảy ra tai nạn, đã có nơi để nhờ cậy lúc hiểm nguy”, anh Hải cho biết.
Bão về, nhà sập vẫn quyết bám tàu
Chúng tôi đặt chân lên tàu dịch vụ dầu khí Tiên Phong, một trong gần 100 tàu dịch vụ và bảo vệ giàn khoan hiện nay. Tàu chủ yếu vận chuyển, cung cấp thực phẩm, dụng cụ, thiết bị máy móc cho giàn khoan; ứng cứu, bảo vệ giàn khoan trước gió bão và khi bị tàu lạ xâm phạm.
Trên tàu, hệ thống cần cẩu, lồng sắt đặt ở boong. Ra giữa đại dương, con tàu trở nên mong manh, bé nhỏ. Dựa vào điều kiện sóng gió, thuyền trưởng cho tàu cập chân giàn khoan.
Từng đợt sóng cao hơn một mét, tràn lên boong tàu, nước biển lênh láng khắp nơi. Từng thùng thực phẩm, thiết bị được thuỷ thủ bọc ni lông kín mít để tránh ngấm nước biển. Trong buồng điều khiển, kỹ sư dùng cần cẩu thả lồng sắt xuống boong. Hai thuỷ thủ dùng móc sắt, kéo từng thùng hàng từ hầm tàu ra boong xếp vào lồng sắt. Xếp hàng gần xong, bất chợt biển động. Sóng tới tấp ập vào, con tàu chao đảo, đánh bay hàng và 2 thuỷ thủ lăn trên boong.
“Sóng to, thuỷ thủ phải cố gắng đưa thực phẩm, thiết bị lên giàn khoan. Bởi giàn khoan dừng hoạt động một ngày tốn chi phí cả triệu đô la tiền thiết bị, trả lương kỹ sư, thuỷ thủ; chưa kể thất thoát từ việc không khai thác được dầu”, thuyền trưởng Thân Mạnh Hà (Bà Rịa – Vũng Tàu), người từng điều khiển 17 con tàu dịch vụ dầu khí trong suốt 15 năm trong nghề chia sẻ.
Chỉ cho tôi thấy các thuỷ thủ làm việc dưới boong tàu, anh Hà cho biết, trời nắng chang chang, thuỷ thủ xếp hàng trên boong tàu vẫn khoác áo mưa để giảm lượng nước biển ngấm vào người. Boong tàu trống không, trơ trọi, không có vị trí bám vào, mỗi cơn sóng, thuỷ thủ bị đánh bay, lăn tròn. Thậm chí, lúc sóng lớn từng có thuỷ thủ bay xuống biển, phải nhờ đồng đội vớt lên tàu.
Ngồi thảnh thơi bên bàn trà cạnh buồng lái trong phút nghỉ ngơi là thuyền trưởng Bùi Văn Thắng (Bà Rịa – Vũng Tàu) với hơn 30 năm gắn bó với biển khơi. Sóng gió khiến anh già hơn tuổi.
Nói về cái nghiệp gắn bó gần cả cuộc đời, anh Thắng trầm tư: “Xác định theo nghề vụ vận chuyển, bảo vệ giàn khoan phải chịu cực nhọc. Lúc bão tố, nguy hiểm, người ta tìm nơi an toàn, mình xông ra giữa biển khơi. Dù bão mạnh đến đâu, còn một người trên giàn khoan, tàu quyết bám trụ đến cùng”.
Từng chống chọi, vượt qua hàng trăm cơn bão nhưng mỗi lần ra khơi lại khiến mái tóc anh thêm sợi bạc. Bởi ý kiến của anh quyết định đến mạng sống của hàng chục thuỷ thủ. Ngẫm lại quãng thời gian hơn 30 năm bám nghề, quyết định khiến anh Thắng day dứt nhất là khi cơn bão quét qua Vũng Tàu vào 2005. Cả ngày trời yên mây lặng, vừa chuyển sang đêm, cuồng phong kéo đến. Lệnh cấp trên điều động, toàn bộ thuyền viên ở trên tàu, sẵn sàng ra khơi ứng cứu giàn khoan khi xảy ra sự cố.
Giọng anh Thắng chùng xuống kể lại: Khi ấy chưa có điện thoại liên lạc như bây giờ. Hầu hết anh em thuyền viên đều có gia đình ở Vũng Tàu. Nghe đài, ti vi thấy nhiều nhà sập vì gió bão, anh em xin về nhà giúp vợ trẻ con thơ trong khi nhà sập. Về lý, đã có lệnh không được rời tàu, nhưng về tình, tôi không nỡ nhẫn tâm với thuyền viên của mình.
“Một mình vợ tôi xoay xở với 2 đứa con nhỏ, nhà ông bà ngoại bị sập. Nghe tin, lòng tôi nóng như lửa đốt. Thà ở khơi xa phải chịu, nay trong đất liền phải để vợ con chống chọi mưa bão, nhà sập, mình không đành lòng. Nhưng mình về, thủy thủ về hết, lấy ai lo việc ứng cứu”, anh Thắng nhớ lại.
Vừa kể về kỷ niệm, khuôn mặt anh hướng ra phía biển xa xăm, giọng nói nghẹn ngào, đôi mắt ngân ngấn nước. Dù quay trở lại, tôi không thể làm khác, chỉ mong anh em thuyền viên hiểu cho mình. Lần khác đang trên biển, có thuyền viên trúng gió độc méo miệng, anh Thắng lập tức đưa thuyền vào bờ để kịp thời chữa trị.
Phía trước mũi tàu, ngay cạnh buồng lái là bát hương với lọ hoa cúc vàng. Chỉ về bát hương, anh Thắng chia sẻ: “Truyền thống tâm linh của người Việt, ngày rằm mùng 1 thắp hương nhớ đến ông bà tổ tiên, báo cáo vị thần linh thổ địa cầu cho mưa thuận, gió hòa. Hơn nữa, đi qua và làm việc trên biển khơi, nơi nhiều lớp cha anh đã ngã xuống để giữ gìn chủ quyền. Trong thâm tâm tôi cũng muốn thắp nén hương tri ân thế hệ đã hi sinh để chúng ta có ngày hôm nay”.
Anh Thắng, anh Hà là một trong hàng nghìn thuyền viên và thuyền trưởng điều khiển gần 100 tàu dịch vụ của Cty tàu dịch vụ Dầu khí PTSC Marine, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
(Còn nữa)
Kỳ 1: Nhọc nhằn người đi tìm dầu
Trụ cột cho ngư dân bám biển
Thông thường, mỗi giàn khoan dầu khí có 2 tàu dịch vụ thay nhau cung cấp lương thực, thực phẩm, thiết bị máy móc từ đất liền ra khơi; 2 tàu làm nhiệm vụ cảnh giới, bảo vệ an toàn, tránh tàu lạ tiến sát giàn khoan.
“Tàu dịch vụ báo hiệu cho tàu cá, tàu chở hàng tránh đi sát vị trí giàn khoan để đảm bảo an toàn. Đồng thời phải luôn cảnh giác tàu lạ giả danh tàu cá cố tình áp sát, tiếp cận giàn khoan”, thuyền trưởng Thân Mạnh Hà (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết.
Theo anh Hà, gần chân giàn khoan là nơi tập trung nhiều các luồng cá nên thu hút rất nhiều tàu đánh cá của ngư dân. Tàu dịch vụ cảnh báo nhằm bảo vệ an toàn cho tàu cá và cả giàn khoan.
“Vừa làm dịch vụ, chúng tôi vừa hỗ trợ, ứng cứu khi có ngư dân bị bệnh, tai nạn hay hết nước ngọt, thực phẩm, hỏng máy...trên biển. Bệnh nhẹ, ngư dân được bác sĩ cho thuốc, điều trị. Bệnh nặng, qua hệ thống cần cẩu, chúng tôi đưa ngư dân lên sân bay trên giàn khoan, dùng trực thăng đưa về đất liền cấp cứu. Khi có thông báo tàu ngư dân gặp nạn, chúng tôi cùng kiểm ngư, biên phòng tham gia tìm kiếm, cứu nạn”, anh Hà cho biết.
Theo giới thiệu của anh Hà, chúng tôi liên lạc với ngư dân Nguyễn Văn Hải (Bình Thuận), người từng gặp nạn và được trực thăng kịp thời đưa vào đất liền chữa trị. Vừa nghe nhắc tới anh Hà, người trên tàu dịch vụ dầu khí đã hỗ trợ năm ngoái, anh Hải không giấu nỗi xúc động: “Nhờ thuỷ thủ, thuyền trưởng, tôi mới may mắn sống sót khi mắc bệnh giữa biển. Giờ chúng tôi ra khơi yên tâm lắm, xảy ra tai nạn, đã có nơi để nhờ cậy lúc hiểm nguy”, anh Hải cho biết.
Bão về, nhà sập vẫn quyết bám tàu
Chúng tôi đặt chân lên tàu dịch vụ dầu khí Tiên Phong, một trong gần 100 tàu dịch vụ và bảo vệ giàn khoan hiện nay. Tàu chủ yếu vận chuyển, cung cấp thực phẩm, dụng cụ, thiết bị máy móc cho giàn khoan; ứng cứu, bảo vệ giàn khoan trước gió bão và khi bị tàu lạ xâm phạm.
Trên tàu, hệ thống cần cẩu, lồng sắt đặt ở boong. Ra giữa đại dương, con tàu trở nên mong manh, bé nhỏ. Dựa vào điều kiện sóng gió, thuyền trưởng cho tàu cập chân giàn khoan.
Từng đợt sóng cao hơn một mét, tràn lên boong tàu, nước biển lênh láng khắp nơi. Từng thùng thực phẩm, thiết bị được thuỷ thủ bọc ni lông kín mít để tránh ngấm nước biển. Trong buồng điều khiển, kỹ sư dùng cần cẩu thả lồng sắt xuống boong. Hai thuỷ thủ dùng móc sắt, kéo từng thùng hàng từ hầm tàu ra boong xếp vào lồng sắt. Xếp hàng gần xong, bất chợt biển động. Sóng tới tấp ập vào, con tàu chao đảo, đánh bay hàng và 2 thuỷ thủ lăn trên boong.
“Sóng to, thuỷ thủ phải cố gắng đưa thực phẩm, thiết bị lên giàn khoan. Bởi giàn khoan dừng hoạt động một ngày tốn chi phí cả triệu đô la tiền thiết bị, trả lương kỹ sư, thuỷ thủ; chưa kể thất thoát từ việc không khai thác được dầu”, thuyền trưởng Thân Mạnh Hà (Bà Rịa – Vũng Tàu), người từng điều khiển 17 con tàu dịch vụ dầu khí trong suốt 15 năm trong nghề chia sẻ.
Chỉ cho tôi thấy các thuỷ thủ làm việc dưới boong tàu, anh Hà cho biết, trời nắng chang chang, thuỷ thủ xếp hàng trên boong tàu vẫn khoác áo mưa để giảm lượng nước biển ngấm vào người. Boong tàu trống không, trơ trọi, không có vị trí bám vào, mỗi cơn sóng, thuỷ thủ bị đánh bay, lăn tròn. Thậm chí, lúc sóng lớn từng có thuỷ thủ bay xuống biển, phải nhờ đồng đội vớt lên tàu.
Ngồi thảnh thơi bên bàn trà cạnh buồng lái trong phút nghỉ ngơi là thuyền trưởng Bùi Văn Thắng (Bà Rịa – Vũng Tàu) với hơn 30 năm gắn bó với biển khơi. Sóng gió khiến anh già hơn tuổi.
Nói về cái nghiệp gắn bó gần cả cuộc đời, anh Thắng trầm tư: “Xác định theo nghề vụ vận chuyển, bảo vệ giàn khoan phải chịu cực nhọc. Lúc bão tố, nguy hiểm, người ta tìm nơi an toàn, mình xông ra giữa biển khơi. Dù bão mạnh đến đâu, còn một người trên giàn khoan, tàu quyết bám trụ đến cùng”.
Từng chống chọi, vượt qua hàng trăm cơn bão nhưng mỗi lần ra khơi lại khiến mái tóc anh thêm sợi bạc. Bởi ý kiến của anh quyết định đến mạng sống của hàng chục thuỷ thủ. Ngẫm lại quãng thời gian hơn 30 năm bám nghề, quyết định khiến anh Thắng day dứt nhất là khi cơn bão quét qua Vũng Tàu vào 2005. Cả ngày trời yên mây lặng, vừa chuyển sang đêm, cuồng phong kéo đến. Lệnh cấp trên điều động, toàn bộ thuyền viên ở trên tàu, sẵn sàng ra khơi ứng cứu giàn khoan khi xảy ra sự cố.
Giọng anh Thắng chùng xuống kể lại: Khi ấy chưa có điện thoại liên lạc như bây giờ. Hầu hết anh em thuyền viên đều có gia đình ở Vũng Tàu. Nghe đài, ti vi thấy nhiều nhà sập vì gió bão, anh em xin về nhà giúp vợ trẻ con thơ trong khi nhà sập. Về lý, đã có lệnh không được rời tàu, nhưng về tình, tôi không nỡ nhẫn tâm với thuyền viên của mình.
“Một mình vợ tôi xoay xở với 2 đứa con nhỏ, nhà ông bà ngoại bị sập. Nghe tin, lòng tôi nóng như lửa đốt. Thà ở khơi xa phải chịu, nay trong đất liền phải để vợ con chống chọi mưa bão, nhà sập, mình không đành lòng. Nhưng mình về, thủy thủ về hết, lấy ai lo việc ứng cứu”, anh Thắng nhớ lại.
Phía trước mũi tàu, ngay cạnh buồng lái là bát hương với lọ hoa cúc vàng. Chỉ về bát hương, anh Thắng chia sẻ: “Truyền thống tâm linh của người Việt, ngày rằm mùng 1 thắp hương nhớ đến ông bà tổ tiên, báo cáo vị thần linh thổ địa cầu cho mưa thuận, gió hòa. Hơn nữa, đi qua và làm việc trên biển khơi, nơi nhiều lớp cha anh đã ngã xuống để giữ gìn chủ quyền. Trong thâm tâm tôi cũng muốn thắp nén hương tri ân thế hệ đã hi sinh để chúng ta có ngày hôm nay”.
Anh Thắng, anh Hà là một trong hàng nghìn thuyền viên và thuyền trưởng điều khiển gần 100 tàu dịch vụ của Cty tàu dịch vụ Dầu khí PTSC Marine, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
(Còn nữa)
Kỳ 1: Nhọc nhằn người đi tìm dầu
Báo Tiền Phong
Relate Threads