Trả lời các chất vấn của cổ đông tại đại hội đồng cổ đông lần đầu tiên sau cổ phần hóa diễn ra hôm nay, 30-7, ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam – Công ty cổ phần (PV Oil), cho biết, các kế hoạch kinh doanh, phát triển thị phần của công ty đang phụ thuộc vào việc bán vốn cho nhà đầu tư lớn.
Cổ đông đặt nhiều câu hỏi về việc bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược của PV Oil. Ảnh: Minh Tâm
Lý giải cho câu hỏi của cổ đông về việc tại sao chỉ trình kế hoạch kinh doanh 5 tháng cuối năm 2018 mà không có kế hoạch 3 năm, ông Dương cho biết việc xây dựng kế hoạch trung hạn, dài hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diễn biến giá dầu thế giới, cung cầu thị trường… Trong đó, yếu tố quan trọng là việc bao giờ có được cổ đông chiến lược nắm giữ tỷ lệ đủ lớn để tham gia và đưa ra những quyết định phát triển. Nói cách khác là bao giờ vốn Nhà nước về mức 35,1% như kế hoạch ban đầu trong phương án cổ phần hóa mà Chính phủ đã thông qua.
Theo ông Dương, việc có cổ đông chiến lược, nắm giữ cổ phần lớn sẽ giúp PV Oil có cơ chế thông thoáng, có khả năng tài chính, có kinh nghiệm quản trị… để phát triển nhảy vọt.
“Hiện tại, chúng tôi chưa chắc chắn về thời điểm hoàn tất được việc bán vốn cho cổ đông chiến lược, theo cách gọi trước đây trong phương án cổ phần hóa, còn nay gọi là cổ đông lớn. Do vậy, cho chúng tôi khất kế hoạch trung, dài hạn vào đại hội lần tới, dự kiến vào tháng 4, tháng 5 năm sau khi chúng tôi đã có thêm thông tin, cơ sở xác định việc này”, ông Dương nói.
Tương tự, theo ông Dương, việc gia tăng thị phần, mua bán sáp nhập (M&A) cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc có cổ đông lớn. Kế hoạch tăng thị phần từ 22% như hiện tại lên 35% trong 5 năm tới của PV Oil được xây dựng dựa vào việc M&A và nếu có cổ đông chiến lược thì việc này mới thuận lợi. Bởi lẽ, các công ty tư nhân có lợi thế về quy trình thủ tục, còn cơ chế nhà nước với các quy định được thiết kế theo hướng đảm bảo an toàn tối đa vốn nhà nước thì sẽ rất khó khăn.
“Vào thời điểm tháng 11-2017, PV Oil muốn mua thêm cổ phần để trở thành nhà đầu tư nắm cổ phần chi phối tại Công ty cổ phần Thương mại Cà Mau, một đơn vị có 17 cửa hàng xăng dầu. Tuy nhiên, chúng tôi đã không thành công trong cuộc đua với các công ty khác vì họ không cần các thủ tục phê duyệt như chúng tôi cũng như mạnh dạn trả giá”, ông Dương kể.
Về cổ đông chiến lược, ông Dương cho biết, trước thời điểm PV Oil thông báo tạm dừng việc bán vốn theo chỉ đạo của Chính phủ (do Chính phủ không đồng ý gia hạn việc thực hiện), đã có 4 nhà đầu tư quyết định đấu giá và đàm phán. Trong đó, có một đại diện của Nhật Bản, một của Hàn Quốc và hai của Việt Nam (gồm Hãng hàng không Vietjet và HD Bank). Theo đó, ba trong bốn nhà đầu tư muốn mua kịch trần với tỷ lệ mà Nhà nước đồng ý bán ra (44,72% vốn); một nhà đầu tư muốn mua 12%.
Ông Dương cho biết, khi PV Oil thông báo tạm dừng việc bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược, các công ty này tỏ ra thất vọng. Bản thân ông Dương đã phải gặp trực tiếp lãnh đạo các nhà đầu tư nước ngoài để trao đổi. Một nhà đầu tư chia sẻ, họ đã bỏ ra 1,2 triệu đô la Mỹ để thuê bốn nhà tư vấn thẩm định dự án. Việc dừng bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược khiến họ thất vọng nhưng họ khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi việc mua cổ phần tại PV Oil.
Ông Dương khẳng định, PV Oil sẽ tiếp tục đề xuất các cơ quan nhà nước thực hiện việc thoái vốn nhà nước từ 88% xuống 35,1%. Có như thế việc cổ phần hóa mới thực chất. Nếu không thì không mang lại sự thay đổi, vẫn chỉ là “bình mới rượu cũ” dù cổ phần hóa. Trong thời gian tới, PV Oil sẽ trình kế hoạch thoái vốn gồm đấu giá qua sàn và đấu giá theo lô để trình Bộ Công Thương xem xét.
Liên quan đến tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài, ông Dương cho biết, theo quyết định 1979 về phương án cổ phần hóa của Chính phủ thì nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa 49% cổ phần. Đây là tỷ lệ kịch trần theo quy định của pháp luật về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.
Tuy nhiên, phương án cổ phần hóa theo quyết định kể trên chỉ có giá trị trong 4 tháng kể từ thời điểm thông qua (8-12-2017) và đến nay, việc nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ bao nhiêu thì vẫn chưa biết. PV Oil cần có hướng dẫn cụ thể, không thể tự tiện quyết định. Đây chính là lý do PV Oil có tờ trình về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại đại hội lần này.
Quan điểm của PV Oil là tiếp tục đề xuất ở mức 49%. Ở thời điểm hiện tại, số lượng cổ phần nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tại PV Oil vẫn dừng ở con số 6,621% như kết quả của đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO).
Tại đại hội, ban lãnh đạo của PV Oil cũng nhận được nhiều ý kiến của cổ đông về việc hiệu quả kinh doanh thấp, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu rất thấp, giá cổ phiếu đi xuống...
Ông Dương khẳng định, PV Oil còn nhiều dư địa để phát triển và ban lãnh đạo đang nỗ lực để mang lại hiệu quả cao nhất cho nhà đầu tư. Tìm được cổ đông lớn thì sẽ tận dụng được các cơ hội, tiềm năng này.
Cổ đông đặt nhiều câu hỏi về việc bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược của PV Oil. Ảnh: Minh Tâm
Lý giải cho câu hỏi của cổ đông về việc tại sao chỉ trình kế hoạch kinh doanh 5 tháng cuối năm 2018 mà không có kế hoạch 3 năm, ông Dương cho biết việc xây dựng kế hoạch trung hạn, dài hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diễn biến giá dầu thế giới, cung cầu thị trường… Trong đó, yếu tố quan trọng là việc bao giờ có được cổ đông chiến lược nắm giữ tỷ lệ đủ lớn để tham gia và đưa ra những quyết định phát triển. Nói cách khác là bao giờ vốn Nhà nước về mức 35,1% như kế hoạch ban đầu trong phương án cổ phần hóa mà Chính phủ đã thông qua.
Theo ông Dương, việc có cổ đông chiến lược, nắm giữ cổ phần lớn sẽ giúp PV Oil có cơ chế thông thoáng, có khả năng tài chính, có kinh nghiệm quản trị… để phát triển nhảy vọt.
“Hiện tại, chúng tôi chưa chắc chắn về thời điểm hoàn tất được việc bán vốn cho cổ đông chiến lược, theo cách gọi trước đây trong phương án cổ phần hóa, còn nay gọi là cổ đông lớn. Do vậy, cho chúng tôi khất kế hoạch trung, dài hạn vào đại hội lần tới, dự kiến vào tháng 4, tháng 5 năm sau khi chúng tôi đã có thêm thông tin, cơ sở xác định việc này”, ông Dương nói.
Tương tự, theo ông Dương, việc gia tăng thị phần, mua bán sáp nhập (M&A) cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc có cổ đông lớn. Kế hoạch tăng thị phần từ 22% như hiện tại lên 35% trong 5 năm tới của PV Oil được xây dựng dựa vào việc M&A và nếu có cổ đông chiến lược thì việc này mới thuận lợi. Bởi lẽ, các công ty tư nhân có lợi thế về quy trình thủ tục, còn cơ chế nhà nước với các quy định được thiết kế theo hướng đảm bảo an toàn tối đa vốn nhà nước thì sẽ rất khó khăn.
“Vào thời điểm tháng 11-2017, PV Oil muốn mua thêm cổ phần để trở thành nhà đầu tư nắm cổ phần chi phối tại Công ty cổ phần Thương mại Cà Mau, một đơn vị có 17 cửa hàng xăng dầu. Tuy nhiên, chúng tôi đã không thành công trong cuộc đua với các công ty khác vì họ không cần các thủ tục phê duyệt như chúng tôi cũng như mạnh dạn trả giá”, ông Dương kể.
Về cổ đông chiến lược, ông Dương cho biết, trước thời điểm PV Oil thông báo tạm dừng việc bán vốn theo chỉ đạo của Chính phủ (do Chính phủ không đồng ý gia hạn việc thực hiện), đã có 4 nhà đầu tư quyết định đấu giá và đàm phán. Trong đó, có một đại diện của Nhật Bản, một của Hàn Quốc và hai của Việt Nam (gồm Hãng hàng không Vietjet và HD Bank). Theo đó, ba trong bốn nhà đầu tư muốn mua kịch trần với tỷ lệ mà Nhà nước đồng ý bán ra (44,72% vốn); một nhà đầu tư muốn mua 12%.
PV Oil là một đầu mối xăng dầu trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hiện đang nắm giữ khoảng 22% thị phần ở mảng bán lẻ xăng dầu với 550 cây xăng trên toàn quốc.
Công ty này vừa thực hiện IPO hồi tháng 1-2018 sau khá nhiều lần bị lỗi hẹn. Tháng 3, cổ phiếu của PV Oil cũng giao dịch trên sàn UpCom.
Tuy nhiên, việc bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa của Chính phủ bị tạm dừng do quá hạn thực hiện. Chính vì vậy, hiện vốn Nhà nước do PVN nắm giữ tại PV Oil vẫn ở mức 88%.
Ông Dương cho biết, khi PV Oil thông báo tạm dừng việc bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược, các công ty này tỏ ra thất vọng. Bản thân ông Dương đã phải gặp trực tiếp lãnh đạo các nhà đầu tư nước ngoài để trao đổi. Một nhà đầu tư chia sẻ, họ đã bỏ ra 1,2 triệu đô la Mỹ để thuê bốn nhà tư vấn thẩm định dự án. Việc dừng bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược khiến họ thất vọng nhưng họ khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi việc mua cổ phần tại PV Oil.
Ông Dương khẳng định, PV Oil sẽ tiếp tục đề xuất các cơ quan nhà nước thực hiện việc thoái vốn nhà nước từ 88% xuống 35,1%. Có như thế việc cổ phần hóa mới thực chất. Nếu không thì không mang lại sự thay đổi, vẫn chỉ là “bình mới rượu cũ” dù cổ phần hóa. Trong thời gian tới, PV Oil sẽ trình kế hoạch thoái vốn gồm đấu giá qua sàn và đấu giá theo lô để trình Bộ Công Thương xem xét.
Liên quan đến tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài, ông Dương cho biết, theo quyết định 1979 về phương án cổ phần hóa của Chính phủ thì nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa 49% cổ phần. Đây là tỷ lệ kịch trần theo quy định của pháp luật về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.
Tuy nhiên, phương án cổ phần hóa theo quyết định kể trên chỉ có giá trị trong 4 tháng kể từ thời điểm thông qua (8-12-2017) và đến nay, việc nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ bao nhiêu thì vẫn chưa biết. PV Oil cần có hướng dẫn cụ thể, không thể tự tiện quyết định. Đây chính là lý do PV Oil có tờ trình về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại đại hội lần này.
Quan điểm của PV Oil là tiếp tục đề xuất ở mức 49%. Ở thời điểm hiện tại, số lượng cổ phần nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tại PV Oil vẫn dừng ở con số 6,621% như kết quả của đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO).
Tại đại hội, ban lãnh đạo của PV Oil cũng nhận được nhiều ý kiến của cổ đông về việc hiệu quả kinh doanh thấp, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu rất thấp, giá cổ phiếu đi xuống...
Ông Dương khẳng định, PV Oil còn nhiều dư địa để phát triển và ban lãnh đạo đang nỗ lực để mang lại hiệu quả cao nhất cho nhà đầu tư. Tìm được cổ đông lớn thì sẽ tận dụng được các cơ hội, tiềm năng này.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
https://www.thesaigontimes.vn
https://www.thesaigontimes.vn
Relate Threads