Các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo các nhà máy nhiệt điện than sẽ “bức tử” nhiều dòng sông. Thế nhưng, theo quy hoạch đến năm 2030, đồng bằng sông Cửu Long có tới 14 nhà máy nhiệt điện than
Theo Quy hoạch Điện VII đã được Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2020, tỉ lệ năng lượng tạo điện gồm: nhiệt điện khí 19%, thuỷ điện 26%, nhiệt điện than 46%, còn lại 4% là các loại năng lượng khác.
Mâu thuẫn về lợi ích
Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc điều hành Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), cho biết theo Quy hoạch các nhà máy điện tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ nay đến năm 2030, khu vực này có đến 14 nhà máy nhiệt điện than với công suất 18.268 MW. Trong đó, tỉnh Trà Vinh có 4, Bạc Liêu 1, Hậu Giang 2, Long An 2, Sóc Trăng 3 và Tiền Giang 2 nhà máy.
Đánh giá về những dự án nhà máy nhiệt điện, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL, cho biết cả hai nhóm thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Nhà máy điện Duyên Hải 1 và Duyên Hải 3 tại Trà Vinh đều do đại diện của nhà đầu tư làm lãnh đạo. Ngoài ra, cả 2 báo cáo ĐTM đều không được bình duyệt độc lập bởi một bên thứ ba. Hai yếu tố này có thể dẫn đến mâu thuẫn lợi ích, thiên lệch về hướng biện minh cho dự án và đánh giá thấp tầm quan trọng của các tác động từ dự án.
Theo ông Nguyễn Hữu Thiện, ĐTM của 2 nhà máy nêu trên rất sơ sài, không tính đến tác động của dự án lên thủy sản, động vật, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… Nhà đầu tư chỉ gửi văn bản đến UBND và Mặt trận Tổ quốc xã. Cộng đồng địa phương không được tham vấn về tác động của nhà máy.
Lo môi trường bị “bức tử”
Đối với những dự án này, PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường ĐH Cần Thơ, băn khoăn: “Vấn đề rất đáng quan ngại là ĐBSCL không có nguồn nhiên liệu than cho các nhà máy. Tương lai các nhà máy máy này sẽ phải nhập than từ nước ngoài như Trung Quốc, Úc hoặc Indonesia”. Về lâu dài, Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng sẽ gặp nguy cơ không đảm bảo an ninh năng lượng do phụ thuộc nguồn cung nhiên liệu và thiết bị từ nước ngoài. Nhiệt điện than phát thải khí nhà kính lớn nhất, gây tiêu cực đến biến đổi khí hậu.
Nhiệt điện than là loại tiêu tốn nhiều nước nhất - để sản xuất ra 1 MWh điện thì cần dùng khoảng 4.163 lít nước. Nước tiêu thụ cho riêng nhà máy điện Long An I trong 1 ngày gấp 3 lần hệ thống cấp nước sạch của cả TP Hà Nội. Bà Ngụy Thị Khanh quan ngại: “Các công nghệ xử lý ô nhiễm không khí của nhiệt điện than được áp dụng có thể sẽ làm tăng thêm ô nhiễm nguồn nước vì các nguồn thải độc từ khí được thu giữ và sớm muộn sẽ thải vào nguồn nước”.
Bà Hà Thị Hồng Hải, Điều phối chương trình nghiên cứu GreenID, cho rằng nhiệt điện than ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong thời gian thi công và vận hành. Bên cạnh đó, khí thải SO2 tạo nên những cơn mưa a-xít, khói bụi, ảnh hưởng tới đồng ruộng, ô nhiễm nguồn nước ngầm, suối, sông hay các vùng biển. Theo thống kê của GreenID, năm 2015, PM2,5 (những hạt bụi nhỏ hơn 2,5 micromet) từ những nhà máy điện than làm cho khoảng 4.300 người sống gần đó bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, ung thư phổi, các bệnh về hô hấp…
Những báo cáo ĐTM riêng lẻ cho từng dự án không giúp cho các nhà lãnh đạo nhìn thấy tác động về môi trường cùng lúc của các dự án ở phạm vi địa lý rộng lớn và trong thời gian dài. “Ở ĐBSCL có thêm nhà máy điện Long An 1, 2 (sông suất 1.200MW mỗi nhà máy), Cà Mau 1 và Cà Mau 2 (750MW). Các nhà máy điện cỡ lớn này có thể tích lũy tác động rất lớn đối với ĐBSCL và lẽ ra phải có đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động tích lũy để ra quyết định sáng suốt ở tầm chiến lược” - ông Thiện khuyến cáo.
Theo Quy hoạch Điện VII đã được Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2020, tỉ lệ năng lượng tạo điện gồm: nhiệt điện khí 19%, thuỷ điện 26%, nhiệt điện than 46%, còn lại 4% là các loại năng lượng khác.
Mâu thuẫn về lợi ích
Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc điều hành Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), cho biết theo Quy hoạch các nhà máy điện tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ nay đến năm 2030, khu vực này có đến 14 nhà máy nhiệt điện than với công suất 18.268 MW. Trong đó, tỉnh Trà Vinh có 4, Bạc Liêu 1, Hậu Giang 2, Long An 2, Sóc Trăng 3 và Tiền Giang 2 nhà máy.
Đánh giá về những dự án nhà máy nhiệt điện, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL, cho biết cả hai nhóm thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Nhà máy điện Duyên Hải 1 và Duyên Hải 3 tại Trà Vinh đều do đại diện của nhà đầu tư làm lãnh đạo. Ngoài ra, cả 2 báo cáo ĐTM đều không được bình duyệt độc lập bởi một bên thứ ba. Hai yếu tố này có thể dẫn đến mâu thuẫn lợi ích, thiên lệch về hướng biện minh cho dự án và đánh giá thấp tầm quan trọng của các tác động từ dự án.
Lo môi trường bị “bức tử”
Đối với những dự án này, PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường ĐH Cần Thơ, băn khoăn: “Vấn đề rất đáng quan ngại là ĐBSCL không có nguồn nhiên liệu than cho các nhà máy. Tương lai các nhà máy máy này sẽ phải nhập than từ nước ngoài như Trung Quốc, Úc hoặc Indonesia”. Về lâu dài, Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng sẽ gặp nguy cơ không đảm bảo an ninh năng lượng do phụ thuộc nguồn cung nhiên liệu và thiết bị từ nước ngoài. Nhiệt điện than phát thải khí nhà kính lớn nhất, gây tiêu cực đến biến đổi khí hậu.
Nhiệt điện than là loại tiêu tốn nhiều nước nhất - để sản xuất ra 1 MWh điện thì cần dùng khoảng 4.163 lít nước. Nước tiêu thụ cho riêng nhà máy điện Long An I trong 1 ngày gấp 3 lần hệ thống cấp nước sạch của cả TP Hà Nội. Bà Ngụy Thị Khanh quan ngại: “Các công nghệ xử lý ô nhiễm không khí của nhiệt điện than được áp dụng có thể sẽ làm tăng thêm ô nhiễm nguồn nước vì các nguồn thải độc từ khí được thu giữ và sớm muộn sẽ thải vào nguồn nước”.
Bà Hà Thị Hồng Hải, Điều phối chương trình nghiên cứu GreenID, cho rằng nhiệt điện than ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong thời gian thi công và vận hành. Bên cạnh đó, khí thải SO2 tạo nên những cơn mưa a-xít, khói bụi, ảnh hưởng tới đồng ruộng, ô nhiễm nguồn nước ngầm, suối, sông hay các vùng biển. Theo thống kê của GreenID, năm 2015, PM2,5 (những hạt bụi nhỏ hơn 2,5 micromet) từ những nhà máy điện than làm cho khoảng 4.300 người sống gần đó bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, ung thư phổi, các bệnh về hô hấp…
Những báo cáo ĐTM riêng lẻ cho từng dự án không giúp cho các nhà lãnh đạo nhìn thấy tác động về môi trường cùng lúc của các dự án ở phạm vi địa lý rộng lớn và trong thời gian dài. “Ở ĐBSCL có thêm nhà máy điện Long An 1, 2 (sông suất 1.200MW mỗi nhà máy), Cà Mau 1 và Cà Mau 2 (750MW). Các nhà máy điện cỡ lớn này có thể tích lũy tác động rất lớn đối với ĐBSCL và lẽ ra phải có đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động tích lũy để ra quyết định sáng suốt ở tầm chiến lược” - ông Thiện khuyến cáo.
Bạc Liêu bỏ dự án nhiệt điện than
Ngày 20-9, trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý cho tỉnh này rút dự án nhiệt điện than Cái Cùng (còn gọi là nhiệt điện Bạc Liêu 1, công suất 2.600 MW) trên địa bàn tỉnh ra khỏi Quy hoạch Điện VII.
Về lý do rút dự án này, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu giải thích là để bảo đảm môi trường cho nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh tỉnh có tiềm năng phát triển điện gió.
CA LINH - Người Lao Động
Relate Threads