Nhập xăng dầu tăng mạnh, nhập siêu 100 triệu USD tháng đầu năm

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Tiếp nối chuỗi tháng nhập siêu cao từ quý III và quý IV/2016, bước sang tháng đầu tiên của năm 2017, Việt Nam tiếp tục ghi nhận nhập siêu hơn 100 triệu USD. Điều này được Tổng cục Hải quan lý giải là do đầu năm 2017 nhưng trùng với thời điểm cuối năm (âm lịch) Bính Thân 2016 nên nhập khẩu nhiều mặt hàng thuộc danh mục thực phẩm, xăng dầu, hàng điện tử tiêu tăng cao.

xang-dau-1485478801182.jpg

Cụ thể, theo báo cáo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2017, nhập khẩu của Việt Nam đạt 14,7 tỷ USD; trong đó xuất khẩu chỉ đạt 14,6 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 29,3 tỷ USD, giá trị thương mại tháng 1 thâm hụt 100 triệu USD, tương đương 0,7% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: máy móc, thiết bị và phụ tùng với kim ngạch nhập khẩu cao nhất đạt 2,6 tỷ USD, giảm hơn 15,2% so với tháng trước nhưng tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu các mặt hàng như máy tính, điện tử tiêu dùng và linh kiện tiếp tục tăng cao với kim ngạch đạt trên 2,25 tỷ USD, tăng 13,8% so với tháng 1/2016. Mặt hàng điện tử tiêu dùng và máy tính, linh kiện tăng cao là do nhu cầu cuối năm tăng cao, nhiều mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế theo cơ chế thuế quan của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Đặc biệt, mặt hàng xăng dầu những tháng cuối năm tăng đột biến, tháng 1 nhập hơn 900.000 tấn, đạt giá trị hơn 510 triệu USD. Nhập khẩu xăng dầu tháng 1 tăng hơn 20,1% về lượng và hơn 114% về giá trị so với tháng 1/2016.

Theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu tăng đột biến trong tháng đầu năm do hoạt động vận tải hành khách dịp tết âm lịch gia tăng. Bên cạnh đó, do giá cả mặt hàng xăng dầu trên thế giới được các chuyên gia quốc tế và trong dự đoán sẽ tăng trở lại do ảnh hưởng của chính sách kinh tế nhiều thay đổi ở Mỹ, nước sản xuất và sử dụng dầu lớn nhất thế giới ngoài OPEC dưới thời của Tổng thống mỹ Donal Trump và việc OPEC dự đoán giá dầu năm 2017 sẽ có chuỗi tăng giá trở lại.

Về các thị trường nhập khẩu, trong tháng 1, thị trường lớn nhất vẫn thuộc về Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... Trong khi đó, thị trường xuất khẩu như Mỹ, EU dù vẫn đạt thành tích xuất siêu nhưng tỷ lệ xuất siêu đã giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, việc xuất khẩu vào các thị trường Mỹ và EU đã bắt đầu khó khăn và giảm kim ngạch do chính sách tiền tệ của của Mỹ và EU được điều chỉnh. Đặc biệt khi FED tăng lãi suất đồng USD cuối tháng 12/2016, khiến dòng tiền từ nhiều nước đang phát triển chảy về Mỹ, đồng tiền nhiều nước đang phát triển phải điều chỉnh tăng giá.

An Linh - Báo Dân Trí​
 

Việc làm nổi bật

Top