Xăng dầu thành phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc, có thuế ưu đãi 10%, đã tăng mạnh từ đầu năm đến nay và hiện đã gấp 9 lần so với cùng kỳ. Tuy nhiên, con số tuyệt đối vẫn chưa lớn vì nguồn cung hàng từ thị trường này vẫn còn hạn chế.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan vừa công bố cho thấy, lượng xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc trong 5 tháng qua đạt 713.000 tấn, tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng là đột biến nhưng con số tuyệt đối chưa lớn và cũng mới chỉ chiếm tỷ lệ 13,2% tổng lượng xăng dầu nhập khẩu. Vấn đề là Hàn Quốc đang là thị trường có ưu đãi thuế lớn nhất hiện nay ở mặt hàng xăng (thuế nhập khẩu xăng là 10%, thấp hơn 10 điểm phần trăm so với các thị trường khác).
Vậy tại sao các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối chưa nhập khẩu nhiều?
Trao đổi với TBKTSG Online, ông Trần Minh Hà, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro), cho biết nguyên nhân chính là nguồn cung từ Hàn Quốc vẫn còn khá hạn chế.
“Hàn Quốc hiện có ba nhà máy lọc dầu. Chỉ có xăng sản xuất từ các nhà máy này mới được ưu đãi thuế, còn từ các thị trường khác nhập về đây rồi xuất bán cũng không được. Doanh nghiệp Việt Nam muốn mua nhiều cũng không đủ hàng”, ông Hà nói thêm.
Cũng theo ông Hà, để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước ở mặt hàng xăng thì các doanh nghiệp còn phải mua từ ASEAN và Dung Quất với thuế 20%.
Trong khi đó, mặt hàng dầu thì chủ yếu từ ASEAN (vì thuế nhập khẩu dầu là 0%, trong khi từ Hàn Quốc là 5% và các thị trường khác là 7%).
Trở lại với số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 5, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu là 5,4 triệu tấn, tăng 27,6% so với cùng kỳ. Tổng giá trị nhập khẩu là 1,96 tỉ đô la Mỹ, giảm 20,2% so với tháng 5-2015.
Trong số này, hàng hóa từ các thị trường ưu đãi thuế vẫn chiếm phần lớn. Nhập khẩu từ Singapore là 2,18 triệu tấn, tăng 7,4%; Malaysia là 1,49 triệu tấn, gấp 5 lần…
Chiết khấu xăng 1.200 đồng/lít
Theo một số chủ cửa hàng xăng, mức chiết khấu họ đang được hưởng ở mặt hàng xăng phổ biến là 1.200 đồng/lít; dầu là 900 đồng/lít.
Các mức này cao hơn cả tổng mức chi phí kinh doanh định mức (gồm chiết khấu, chi phí kinh doanh...) ở các mặt hàng mà Bộ Tài chính quy định trong giá cơ sở.
Tiêu thụ xăng E5 vẫn khó
Trao đổi với TBKTSG Online, đại diện một đầu mối xăng dầu cho biết, lượng tiêu thụ xăng E5 đang ngày càng giảm. Nếu như trước đây, lượng tiêu thụ xăng E5 chiếm khoảng 10% tổng lượng xăng xuất bán thì nay giảm còn khoảng 7%. Nguyên nhân là các chủ cửa hàng, đại lý giảm lượng nhập hàng.
“Các chủ cửa hàng nói sản lượng bán ra quá thấp, chủ yếu chỉ bán được vào buổi chiều khi người mua xăng vội vã, cửa hàng đông. Lượng bán thấp nên dù chiết khấu có tốt, họ cũng không lấy hàng”, đại diện này nói.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan vừa công bố cho thấy, lượng xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc trong 5 tháng qua đạt 713.000 tấn, tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng là đột biến nhưng con số tuyệt đối chưa lớn và cũng mới chỉ chiếm tỷ lệ 13,2% tổng lượng xăng dầu nhập khẩu. Vấn đề là Hàn Quốc đang là thị trường có ưu đãi thuế lớn nhất hiện nay ở mặt hàng xăng (thuế nhập khẩu xăng là 10%, thấp hơn 10 điểm phần trăm so với các thị trường khác).
Vậy tại sao các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối chưa nhập khẩu nhiều?
Trao đổi với TBKTSG Online, ông Trần Minh Hà, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro), cho biết nguyên nhân chính là nguồn cung từ Hàn Quốc vẫn còn khá hạn chế.
“Hàn Quốc hiện có ba nhà máy lọc dầu. Chỉ có xăng sản xuất từ các nhà máy này mới được ưu đãi thuế, còn từ các thị trường khác nhập về đây rồi xuất bán cũng không được. Doanh nghiệp Việt Nam muốn mua nhiều cũng không đủ hàng”, ông Hà nói thêm.
Trong khi đó, mặt hàng dầu thì chủ yếu từ ASEAN (vì thuế nhập khẩu dầu là 0%, trong khi từ Hàn Quốc là 5% và các thị trường khác là 7%).
Trở lại với số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 5, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu là 5,4 triệu tấn, tăng 27,6% so với cùng kỳ. Tổng giá trị nhập khẩu là 1,96 tỉ đô la Mỹ, giảm 20,2% so với tháng 5-2015.
Trong số này, hàng hóa từ các thị trường ưu đãi thuế vẫn chiếm phần lớn. Nhập khẩu từ Singapore là 2,18 triệu tấn, tăng 7,4%; Malaysia là 1,49 triệu tấn, gấp 5 lần…
Chiết khấu xăng 1.200 đồng/lít
Theo một số chủ cửa hàng xăng, mức chiết khấu họ đang được hưởng ở mặt hàng xăng phổ biến là 1.200 đồng/lít; dầu là 900 đồng/lít.
Các mức này cao hơn cả tổng mức chi phí kinh doanh định mức (gồm chiết khấu, chi phí kinh doanh...) ở các mặt hàng mà Bộ Tài chính quy định trong giá cơ sở.
Tiêu thụ xăng E5 vẫn khó
Trao đổi với TBKTSG Online, đại diện một đầu mối xăng dầu cho biết, lượng tiêu thụ xăng E5 đang ngày càng giảm. Nếu như trước đây, lượng tiêu thụ xăng E5 chiếm khoảng 10% tổng lượng xăng xuất bán thì nay giảm còn khoảng 7%. Nguyên nhân là các chủ cửa hàng, đại lý giảm lượng nhập hàng.
“Các chủ cửa hàng nói sản lượng bán ra quá thấp, chủ yếu chỉ bán được vào buổi chiều khi người mua xăng vội vã, cửa hàng đông. Lượng bán thấp nên dù chiết khấu có tốt, họ cũng không lấy hàng”, đại diện này nói.
Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads