Khối lượng xăng dầu mà các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu từ Hàn Quốc, thị trường hiện được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong 4 tháng qua đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ.
Số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho thấy, khối lượng xăng dầu doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc trong giai đoạn từ 1-1 đến 30-4 là 986.462 tấn. Kim ngạch nhập khẩu trị giá hơn 604,8 triệu đô la Mỹ.
Nếu so với con số 479.429 tấn của cùng kỳ năm ngoái thì khối lượng nhập khẩu 4 tháng năm nay đã tăng hơn gấp đôi (tương ứng tăng hơn 105%).
Trao đổi với TBKTSG Online, đại diện một đầu mối xăng dầu phía Nam cho biết, điều này là rất dễ hiểu. Bởi lẽ, Hàn Quốc hiện là thị trường có mức thuế nhập khẩu xăng, dầu ưu đãi nhất hiện nay nhờ thực hiện hiệp định thương mại ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA).
Trong đó, xăng ở mức 10%, thấp hơn 10 điểm phần trăm so với các thị trường khác; dầu diesel ở mức 0%, bằng với mức thuế nhập khẩu từ ASEAN nhưng thấp hơn 5 điểm phần trăm so với thị trường khác.
“Mức thuế nhập khẩu xăng, dầu từ Hàn Quốc ngang bằng với hàng từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất do Chính phủ đã bãi bỏ quy định về thu điều tiết từ đầu năm 2017 đối với hàng hóa từ nhà máy này. Tuy nhiên, hàng mua từ Dung Quất lại tính theo giá 6 tháng và tính ra vẫn cao hơn hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc nên doanh nghiệp vẫn tăng nhập khẩu từ thị trường này. Đó là chưa kể nguồn cung từ Dung Quất có hạn trong khi từ Hàn Quốc thì dồi dào”, đại diện này lý giải thêm.
Xu hướng nhập khẩu hàng từ các thị trường có ưu đãi thuế nhờ các hiệp định thương mại, trong đó từ Hàn Quốc đã bắt đầu rầm rộ từ năm 2016. Khối lượng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường này vượt con số 1,2 triệu tấn, tăng mạnh so với những năm trước đó.
Nhập với thuế thấp nhưng được bán với thuế cao (mức thuế bình quân gia quyền) nên các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối đã thu lợi lớn.
Nhập khẩu từ Hàn Quốc gia tăng cũng đồng nghĩa với việc khối lượng từ các thị trường khác giảm sút. Đáng kể như khối lượng nhập khẩu từ thị trường Malaysia giảm 25%; từ Singapore giảm gần 10%... Thậm chí, năm nay, doanh nghiệp còn ngừng nhập hàng từ Đài Loan.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, giá nhập khẩu của các mặt hàng đã tăng mạnh trong 4 tháng qua.
Giá bình quân từ đầu năm đến nay là 538,7 đô la Mỹ/tấn, tăng 56% so với giá bình quân cùng kỳ.
Trong đó, giá nhập khẩu xăng bình quân tăng 46,5%; dầu diesel tăng 46,8%.
Số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho thấy, khối lượng xăng dầu doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc trong giai đoạn từ 1-1 đến 30-4 là 986.462 tấn. Kim ngạch nhập khẩu trị giá hơn 604,8 triệu đô la Mỹ.
Nếu so với con số 479.429 tấn của cùng kỳ năm ngoái thì khối lượng nhập khẩu 4 tháng năm nay đã tăng hơn gấp đôi (tương ứng tăng hơn 105%).
Trong đó, xăng ở mức 10%, thấp hơn 10 điểm phần trăm so với các thị trường khác; dầu diesel ở mức 0%, bằng với mức thuế nhập khẩu từ ASEAN nhưng thấp hơn 5 điểm phần trăm so với thị trường khác.
“Mức thuế nhập khẩu xăng, dầu từ Hàn Quốc ngang bằng với hàng từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất do Chính phủ đã bãi bỏ quy định về thu điều tiết từ đầu năm 2017 đối với hàng hóa từ nhà máy này. Tuy nhiên, hàng mua từ Dung Quất lại tính theo giá 6 tháng và tính ra vẫn cao hơn hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc nên doanh nghiệp vẫn tăng nhập khẩu từ thị trường này. Đó là chưa kể nguồn cung từ Dung Quất có hạn trong khi từ Hàn Quốc thì dồi dào”, đại diện này lý giải thêm.
Xu hướng nhập khẩu hàng từ các thị trường có ưu đãi thuế nhờ các hiệp định thương mại, trong đó từ Hàn Quốc đã bắt đầu rầm rộ từ năm 2016. Khối lượng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường này vượt con số 1,2 triệu tấn, tăng mạnh so với những năm trước đó.
Nhập với thuế thấp nhưng được bán với thuế cao (mức thuế bình quân gia quyền) nên các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối đã thu lợi lớn.
Nhập khẩu từ Hàn Quốc gia tăng cũng đồng nghĩa với việc khối lượng từ các thị trường khác giảm sút. Đáng kể như khối lượng nhập khẩu từ thị trường Malaysia giảm 25%; từ Singapore giảm gần 10%... Thậm chí, năm nay, doanh nghiệp còn ngừng nhập hàng từ Đài Loan.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, giá nhập khẩu của các mặt hàng đã tăng mạnh trong 4 tháng qua.
Giá bình quân từ đầu năm đến nay là 538,7 đô la Mỹ/tấn, tăng 56% so với giá bình quân cùng kỳ.
Trong đó, giá nhập khẩu xăng bình quân tăng 46,5%; dầu diesel tăng 46,8%.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads