Lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong cho biết, Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 sẽ khởi công vào đầu năm 2018.
Đã xong giải phóng mặt bằng
UBND thị xã Ninh Hòa vừa tổ chức cưỡng chế các hộ chưa di dời để thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 tại thôn Ninh Yển, xã Ninh Phước (thị xã Ninh Hòa). Ngay sau đó, các hộ còn lại đã tự nguyện di dời để kịp tiến độ khởi công dự án vào đầu năm 2018. Theo lãnh đạo UBND thị xã Ninh Hòa, trong số 340 trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án, có 97 trường hợp phải tái định cư (TĐC). Các hộ thuộc diện TĐC được bố trí về Khu TĐC Ninh Thủy. Tuy nhiên, do khu TĐC triển khai chậm tiến độ nên đến nay mới chỉ có khoảng 10 hộ về ở tại đây. Các hộ còn lại tự mua đất ở xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh) để tiếp tục làm nghề trồng tỏi.
Ông Hoàng Đình Phi - Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong cho biết, 20 hộ cuối cùng trong diện di dời đang khẩn trương di chuyển tài sản để bàn giao đất cho dự án. Dự kiến trong tháng 8, công tác giải phóng mặt bằng sẽ hoàn tất để bàn giao đất cho nhà đầu tư. Công tác rà phá bom mìn cũng đã hoàn thành. Trụ sở mới của UBND xã Ninh Phước cũng đang được gấp rút hoàn thành. Bên cạnh đó, các hợp đồng liên quan đến dự án cũng đã đàm phán xong đến 95%.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 là dự án động lực giúp khu Nam Vân Phong phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho người dân Ninh Hòa, vì thế, dự án được lãnh đạo tỉnh và người dân mong chờ. Dự án chỉ chia làm 2 giai đoạn để đầu tư với tổng công suất 2.640MW, tổng vốn đầu tư 3,8 tỷ USD.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc khởi công
Dự án Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 được Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đề nghị đầu tư từ năm 2006. Đến năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức BOT. Từ năm 2012, nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, UBND tỉnh đã ứng 150 tỷ đồng để đền bù giải tỏa; đồng thời dành 135 tỷ đồng làm Khu TĐC Ninh Thủy. Đến năm 2014, Tập đoàn Sumitomo đã nhiều lần làm việc với Bộ Công Thương và UBND tỉnh để đàm phán các hợp đồng, tiến tới khởi công dự án. Tháng 3-2017, khi làm việc với UBND tỉnh, bà Rie Nakagawa (Giám đốc Dự án của Tập đoàn Sumitomo) cho biết, hiện nay, các hợp đồng quan trọng đã thống nhất xong với Bộ Công Thương; mục tiêu của Tập đoàn Sumitomo là cuối tháng 6-2017 sẽ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và khởi công vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, tiến độ của dự án bị chậm và kế hoạch khởi công nhiều lần thay đổi.
Được biết, UBND tỉnh đã thống nhất thỏa thuận chi tiết về việc xây dựng đường dây truyền tải 110kV; đồng ý cho nhà đầu tư thăm dò, khai thác nước ngầm khu vực dự án hoặc vùng lân cận để phục vụ công tác xây dựng; nâng cấp Tỉnh lộ 1B nối với dự án. Bên cạnh đó, UBND tỉnh còn đồng ý cho nhà đầu tư xây dựng bến cảng tổng hợp tại phường Ninh Thủy nhằm đáp ứng nhu cầu xuất, nhập hàng hóa cho doanh nghiệp trên địa bàn. Bà Đỗ Thị Dù - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Ninh Phước cho biết: “UBND tỉnh rất quyết tâm thực hiện dự án nên chỉ đạo trước ngày 15-8 phải bàn giao toàn bộ diện tích đất sạch cho dự án. Ngành điện cũng đã có kế hoạch cắt điện ở khu vực bị ảnh hưởng dự án này để người dân không tái lấn chiếm đất sản xuất”.
Ông Hoàng Đinh Phi cho biết, Dự án Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 đã được các bộ, ngành thẩm định khá kỹ từ vị trí, hợp đồng thuê đất, hợp đồng mua bán điện, giá quy đổi ngoại tệ, thẩm định tài chính, đánh giá tác động môi trường… Đây là nguyên nhân khiến dự án kéo dài nhiều năm. Thời gian gần đây, Chính phủ đánh giá dự án này như là một biểu tượng của 2 nước Việt - Nhật nên đã có những chỉ đạo quyết liệt để dự án sớm đi vào hoạt động. Về các tác động môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có đánh giá, dự án phải đảm bảo mới được triển khai. Các xỉ than cũng được tính toán để làm chất phụ gia cho gạch nhẹ, chất liệu mới. Về lâu dài, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong sẽ di dời toàn bộ người dân thôn Ninh Tịnh (xã Ninh Phước) ra khỏi khu vực xây dựng để tránh các vấn đề phát sinh.
Đã xong giải phóng mặt bằng
UBND thị xã Ninh Hòa vừa tổ chức cưỡng chế các hộ chưa di dời để thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 tại thôn Ninh Yển, xã Ninh Phước (thị xã Ninh Hòa). Ngay sau đó, các hộ còn lại đã tự nguyện di dời để kịp tiến độ khởi công dự án vào đầu năm 2018. Theo lãnh đạo UBND thị xã Ninh Hòa, trong số 340 trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án, có 97 trường hợp phải tái định cư (TĐC). Các hộ thuộc diện TĐC được bố trí về Khu TĐC Ninh Thủy. Tuy nhiên, do khu TĐC triển khai chậm tiến độ nên đến nay mới chỉ có khoảng 10 hộ về ở tại đây. Các hộ còn lại tự mua đất ở xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh) để tiếp tục làm nghề trồng tỏi.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 là dự án động lực giúp khu Nam Vân Phong phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho người dân Ninh Hòa, vì thế, dự án được lãnh đạo tỉnh và người dân mong chờ. Dự án chỉ chia làm 2 giai đoạn để đầu tư với tổng công suất 2.640MW, tổng vốn đầu tư 3,8 tỷ USD.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc khởi công
Dự án Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 được Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đề nghị đầu tư từ năm 2006. Đến năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức BOT. Từ năm 2012, nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, UBND tỉnh đã ứng 150 tỷ đồng để đền bù giải tỏa; đồng thời dành 135 tỷ đồng làm Khu TĐC Ninh Thủy. Đến năm 2014, Tập đoàn Sumitomo đã nhiều lần làm việc với Bộ Công Thương và UBND tỉnh để đàm phán các hợp đồng, tiến tới khởi công dự án. Tháng 3-2017, khi làm việc với UBND tỉnh, bà Rie Nakagawa (Giám đốc Dự án của Tập đoàn Sumitomo) cho biết, hiện nay, các hợp đồng quan trọng đã thống nhất xong với Bộ Công Thương; mục tiêu của Tập đoàn Sumitomo là cuối tháng 6-2017 sẽ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và khởi công vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, tiến độ của dự án bị chậm và kế hoạch khởi công nhiều lần thay đổi.
Được biết, UBND tỉnh đã thống nhất thỏa thuận chi tiết về việc xây dựng đường dây truyền tải 110kV; đồng ý cho nhà đầu tư thăm dò, khai thác nước ngầm khu vực dự án hoặc vùng lân cận để phục vụ công tác xây dựng; nâng cấp Tỉnh lộ 1B nối với dự án. Bên cạnh đó, UBND tỉnh còn đồng ý cho nhà đầu tư xây dựng bến cảng tổng hợp tại phường Ninh Thủy nhằm đáp ứng nhu cầu xuất, nhập hàng hóa cho doanh nghiệp trên địa bàn. Bà Đỗ Thị Dù - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Ninh Phước cho biết: “UBND tỉnh rất quyết tâm thực hiện dự án nên chỉ đạo trước ngày 15-8 phải bàn giao toàn bộ diện tích đất sạch cho dự án. Ngành điện cũng đã có kế hoạch cắt điện ở khu vực bị ảnh hưởng dự án này để người dân không tái lấn chiếm đất sản xuất”.
Ông Hoàng Đinh Phi cho biết, Dự án Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 đã được các bộ, ngành thẩm định khá kỹ từ vị trí, hợp đồng thuê đất, hợp đồng mua bán điện, giá quy đổi ngoại tệ, thẩm định tài chính, đánh giá tác động môi trường… Đây là nguyên nhân khiến dự án kéo dài nhiều năm. Thời gian gần đây, Chính phủ đánh giá dự án này như là một biểu tượng của 2 nước Việt - Nhật nên đã có những chỉ đạo quyết liệt để dự án sớm đi vào hoạt động. Về các tác động môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có đánh giá, dự án phải đảm bảo mới được triển khai. Các xỉ than cũng được tính toán để làm chất phụ gia cho gạch nhẹ, chất liệu mới. Về lâu dài, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong sẽ di dời toàn bộ người dân thôn Ninh Tịnh (xã Ninh Phước) ra khỏi khu vực xây dựng để tránh các vấn đề phát sinh.
VĂN KỲ- Báo Khánh Hoà
Relate Threads