Nhà máy nhiệt điện đốt bằng trấu đầu tiên ở Việt Nam

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Đó là dự án xây dựng 3 nhà máy nhiệt điện chạy bằng vỏ trấu được xây dựng tại Đồng bằng sông Cửu Long do VBI và Vacovn làm Chủ đầu tư. VBI là Công ty chuyên tư vấn về tài chính Ngân hàng do bà Nguyễn Thị Hải Yến làm Giám đốc và ông Phạm Xuân Thiện là phó Giám đốc; trụ sở Công ty tại Thành Phố Leuven, Vương Quốc Bỉ, là đối tác cũ và là cổ đông của Vacov. Vacovn có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Việt – Mỹ – Công ty chuyên lập dự án đầu tư xây dựng công trình, tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoạt động tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Tiềm năng “vàng”


Khu vực ĐBSCL là vựa lúa của Việt Nam nhưng vấn nạn về trấu không tiêu thụ được nên đã diễn ra tình trạng nông dân đổ trộm trấu ra biển, ra kênh, ra rạch, gây ô nhiễm môi trường. Hàng năm, nhà nước vẫn phải bao cấp để tiêu hủy trấu, chi phí chi trả cho tiêu hủy là 200đ/kg. Mặt khác, các chất thải như như vỏ dừa, sọ dừa…không có chỗ tiêu hủy cũng là vấn nạn.

Giai đoạn năm 2010 – 2016, sản lượng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tăng dần từ 20 triệu tấn lên hơn 25 triệu tấn. Với tỉ lệ 20% là vỏ trấu, lượng trấu thu được ở mức 4-5 triệu tấn mỗi năm. Đây là nguồn nhiên liệu cung cấp năng lượng sinh khối rất lớn. Theo Viện Năng lượng Việt Nam, nếu tính tiềm năng lượng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp gồm rơm rạ, trấu, bã mía và các loại nông sản khác lên đến gần 53,5 triệu tấn, tương đương với 12,8 triệu tấn dầu thô. Tuy nhiên, do thiếu các dự án đầu tư phát điện công nghệ hiện đại và quy mô lớn nên nguồn nguyên liệu “vàng” này vẫn chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả; thậm chí còn thải ra môi trường như nêu trên và vô cùng lãng phí.

Tr%E1%BA%A5u-ngu%E1%BB%93n-nguy%C3%AAn-li%E1%BB%87u-ti%E1%BB%81m-n%C4%83ng-.jpg

Với mục tiêu khai thác tiềm năng từ phụ nông nghiệp (trấu) để tạo ra nguồn điện sạch, VBI là đối tác cũ, là cổ đông của Vacovn đã tham gia 3 dự án điện sử dụng nhiên liệu trấu ở An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang.

Công nghệ sạch, hiện đại và ưu việt

3 dự án là 3 công ty Công Ty CP Môi trường 1,2,3. Công ty đều sử dụng công nghệ cao, công nghệ tầng sôi tuần hoàn. Đây là công nghệ sạch, hiện đại, không kém nguyên liệu. Rơm, rạ, trấu, lốp cao su v.v. đều là nguyên liệu cung cấp cho nhà máy nhiệt điện. Tính ưu việt nữa của công nghệ này là giảm thiểu chất thải như khói, bụi ra môi trường. Tại Việt Nam, từ năm 2003 đến nay, Ngành Than – Khoáng sản Việt Nam đã xây dựng 7 nhà máy nhiệt điện áp công nghệ tầng sôi tuần hoàn, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, môi trường và xã hội. Tuy nhiên, nguyên liệu đầu vào cho 7 nhà máy nhiệt điện của ngành Than – Khoáng sản đều sử dụng nguồn than xấu. Với 3 dự án mà VBI và Vacovn đang triển khai, lần đầu tiên sử dụng nguyên liệu đầu vào bằng trấu bằng công nghệ tầng sôi tuần hoàn.

Công nghệ này do châu Âu phát sinh. Hiện nay nhiều nước đã sản xuất được thiết bị này như Mỹ, TQ, Ấn Độ, Châu Âu. Nhưng Mỹ và Châu Âu thì thiết bị rất đắt; TQ thiết bị rẻ nhưng tính năng độ bền kém, Vì vậy, chủ dự án đang chọn thiết bị của Ấn Độ, cũng tương đối tốt mà giá lại không quá cao. Nhất là khu vực Kiên Giang, nhà máy nhiệt điện đặt cạnh nhà máy chế biến 1 triệu tấn lúa/1 năm sẽ tiêu thụ trực tiếp vỏ trấu của nhà máy và những phế liệu rác thải của nhà máy sản xuất gạo.

Nguồn điện sạch từ vỏ trấu sẽ hòa lưới điện Quốc gia!

Đến nay, Dự án lập xong, báo cáo khả thi và đã được đưa vào danh sách những dự án được World Bank tài trợ cho điều chỉnh dự án và đưa vào tổng sơ đồ phát triển điện giai đoạn 7,8 của Nhà nước.VBI cũng đã thu xếp được 50% vốn của 3 dự án và có cổ phần trong mỗi dự án là 50%.

Nếu những nhà máy này đi vào hoạt động thì địa phương sẽ có nguồn điện trực tiếp cho các khu công nghiệp khu chế xuất ở tại địa phương. Mỗi nhà máy giai đoạn đầu là 10Mw sau giai đoạn 2 phát triển nên tới 30Mw có tính đến giai đoạn phát triển. Về nguồn trấu, các tỉnh đã cam kết thành lập một doanh nghiệp chuyên cung cấp trấu cho nhà máy. Nếu thu hẹp diện tích trồng lúa thì công nghệ này có thể tiêu thụ các loại chất đốt khác như rơm, rạ, vỏ dừa v.v. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng tính đến phương án dự phòng là nhập trấu nén từ Thái Lan, từ Malaysia.

Đang là doanh nghiệp đi đầu trong cả nước về những dự án này điện sinh khối thì lâu hơn bởi vì công nghệ cao đóng góp về môi trường rất lớn phải khoảng 10 năm, suất đầu tư cho mỗi dự án khoảng 16 triệu USD, rẻ hơn thủy điện rất nhiều về đầu tư ban đầu.

so-do-lo-san-xuat-dien-bang-vo-trau.jpg

Theo Dự án, Nhà máy nhiệt điện đốt bằng vỏ trấu đầu tiên này sẽ tiêu thụ 250 tấn trấu mỗi ngày. Chất thải của nhà máy tiếp tục được sử dụng để sản xuất xi măng cao cấp và chất liệu cách điện. Là vùng sản xuất lúa lớn nhất nước, mỗi năm ĐBSCL thải ra trên 5 triệu tấn trấu. Khi đưa vào hoạt động nhà máy điện trấu sẽ tiêu thụ được 2/5 tổng lượng trấu trên. Dự án khi đi vào vận hành, công trình sẽ góp phần bổ sung nguồn điện quốc gia, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm cho người dân địa phương

Ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang cho biết, Nhà máy nhiệt điện đốt bằng vỏ trấu Hậu Giang sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng không chỉ cung cấp nguồn năng lượng sạch cho khu vực, mà còn góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bởi lượng trấu dư thừa từ lúa gạo ở khu vực này khá lớn, đang đe dọa môi trường, cuộc sống người dân, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương.

Dự kiến, tính từ ngày khởi công thì sau 12 tháng, Nhà máy sẽ hòa lưới điện Quốc gia.

Được biết, VBI còn tham gia với Vacovn những dự án về phát triển khu đô thị và điểm nhấn là dự án tại Hồ Tây, Hà Nội.

Tác Giả : Lan Hương - doanhnghiepnet.com.vn/​
 
Tàu với Ấn đều bị block hết trong các dự án dầu với khí.
Hàng Ấn xác định thua hàng Tàu cho nó gọn. Làm việc với các bạn Ấn mệt thôi rồi!
 

Việc làm nổi bật

Top