Đến NM Đạm Phú Mỹ lần thứ 4, tôi sẽ không kể về những chuyện to tát như quy mô nhà máy, về sự hiện đại của dây chuyền công nghệ thiết bị, về những phản ứng hóa học phức tạp để làm ra hạt đạm trắng tinh, cũng không nói về việc bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, an toàn nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất. Tôi chỉ kể về những chuyện cỏn con, nho nhỏ, những việc làm bình thường diễn ra hàng ngày của những người lao động tại đây. Nhưng, nghiệm ra, những con người này nhờ nghiêm túc, kỷ cương, luôn suy nghĩ, tìm tòi để cho ra ý tưởng táo bạo và đưa nó thành hiện thực, họ mới có được một Đạm Phú Mỹ vận hành liên tục 279 ngày đêm và nhanh chóng vươn lên vị trí số 1 về sản xuất phân bón trên cả nước.
Từ ý tưởng….
Tôi thực sự ngạc nhiên và ấn tượng khi thấy khá nhiều hòm màu xanh có đề chữ “Hòm ý tưởng” đặt ở vị trí ra vào các phân xưởng, phòng làm việc của Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Rồi tận mắt nhìn thấy một bạn trẻ ở Xưởng Amoniac bỏ một tờ giấy vào thùng. Tò mò tôi hỏi: “Em vừa bỏ cái gì vào hòm”. Trả lời: “Phiếu ý tưởng”. Tôi lại hỏi: “Để làm gì”? “Trong qúa trình làm việc, bọn em thấy khâu nào, chi tiết nào chưa hợp lý hóa, chưa tối ưu có thể đưa ra ý tưởng để cải tiến giúp máy móc chạy trơn tru, đồng bộ, trường tồn, công suất cao hơn. Tóm lại mọi việc trong nhà máy đều có thể cho ra ý tưởng và sáng tạo để hoàn thiện hơn”. Tôi vỡ lẽ, hóa ra là vậy….
Kỹ sư Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Ca Xưởng Amoniac, người cùng các công sự đã có hơn 20 ý tưởng trong hơn 10 năm làm việc tại đây cho biết: Từ đầu năm đến nay, Xưởng Amoniac đã có hơn 50 ý tưởng, trong đó 26 ý tưởng đã được áp dụng vào sản xuất, làm lợi hơn 20 tỷ đồng. Tốt nghiệp Khoa Hóa dầu, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Dũng theo cha mẹ vào TP Hồ Chí Minh rồi trúng tuyển vào làm tại nhà máy. Tuổi trẻ, khát vọng, đam mê, Dũng cùng các kỹ sư trẻ trong xưởng luôn động não, tìm tòi và đưa ra các ý tưởng rất táo bạo. Theo Dũng: Dù dây chuyền thiết bị rất hiện đại, song các công ty, các tập đoàn nước ngoài thiết kế và chế tạo thiết bị máy móc theo một nguyên bản cho tất cả các nhà máy đạm trên thế giới. Tuy nhiên, khi về lắp đặt và vận hành tại môi trường Việt Nam lại có những chi tiết, bộ phận cần được cải tiến nhằm hợp lý hóa và phù hợp với thực tế Việt Nam nhằm giảm thiểu các rủi ro, tăng công suất và chất lượng sản phẩm. Các sáng kiến, ý tưởng đưa ra kịp thời còn giúp cảnh báo, phòng ngừa sự cố khi máy móc vận hành.
Sáng kiến, ý tưởng là một trong nhiều phong trào thi đua diễn ra sổi nổi, thu hút hầu hết người lao động tại NM Đạm Phú Mỹ tham gia từ khi nhà máy vận hành đến nay. Riêng năm 2013, nhà máy có tới hơn 300 sáng kiến, ý tưởng, trong đó có hơn 200 ý tưởng đã được áp dụng vào sản xuất làm lợi hơn 63 tỷ đồng. Kỹ sư Nguyễn Trí Thiện, Phó Phòng Công nghệ sản xuất giải thích: Do là năm bảo dưỡng thiết bị, máy móc tổng thể nên bộ phận vận hành đã đưa ra nhiều ý tưởng hay. Đây là việc làm tự giác và thú vị, tự thân công việc hàng ngày đòi hỏi họ luôn trăn trở, suy nghĩ chứ không phải do lãnh đạo ra lệnh hay áp đặt…
Là phân xưởng rất quan trọng và được coi là “trái tim” của nhà máy, Amoniac được coi là “ngôi sao sáng” với nhiều ý tưởng hay và số lượng người tham gia. Sự cần thiết giảm nhiệt độ khói lò 10-SK-2001 ra môi trường”; Đánh giá sự ảnh hưởng của việc tăng dòng nước qua 10-E2005 tới Cụm tách CO2, cụm Tổng hợp và Cụm làm lạnh” là hai trong số 26 ý tưởng đã được đưa vào áp dụng.
Không chỉ Xưởng Amoniac mà toàn bộ khối vận hành sản xuất bao gồm 4 xưởng: Phụ trợ, Amoniac, Urê và Sản phẩm đều sôi nổi tham gia phong trào hiến kế và cho ra hàng trăm ý tưởng. Cùng độ tuổi với Dũng, kỹ sư Chung Hoàng Văn, kỹ thuật viên công nghệ Xưởng Phụ trợ đã gắn bó với nhà máy hơn 7 năm. Chung bảo: Dây chuyền thiết bị nhà máy là một hệ thống đầu cuối khớp nối với nhau (từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng). Vì vậy, bất cứ chỗ nào, khâu nào trục trặc cũng sẽ ảnh hưởng đến khâu vận hành, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tìm tòi, suy nghĩ để máy móc chạy trơn tru, đồng bộ là trách nhiệm, là đam mê của mỗi người lao động tại đây.
Với chức năng và nhiệm vụ là cung cấp khí, điện, nước làm mát, nước khử khoáng để làm mát các thiết bị phụ trợ, các máy nén, các thiết bị động…., Xưởng Phụ trợ đã ngăn chặn nhiều tình huống, xử lý đúng quy trình, quy phạm sự cố với nhiều ý tưởng táo bạo của các bạn trẻ. Vì vậy nhà máy chưa bao giờ xảy ra sự cố đáng tiếc….Theo Văn: Muốn làm việc tốt, muốn nhà máy chạy ổn định dài ngày phải nắm chắc nguyên lý, nền tảng về công nghệ hóa dầu và làm chủ thiết bị….Điều này cũng lý giải vì sao, Xưởng Phụ trợ có tới gần 60 ý tưởng, trong đó có 32 ý tưởng của đoàn viên thanh niên trong 9 tháng đầu năm nay.
Không chỉ khối sản xuất, khối vận hành, nghĩa là những người trực tiếp vận hành, tiếp xúc với máy móc thiết bị trăn trở suy nghĩ góp phần cho nhà máy hoàn thiện hơn mà ở các phòng ban, khối đoàn thể như công đoàn, phụ nữ, thanh niên…cũng không chịu thua kém. Chủ tịch Công đoàn NM Đạm Phú Mỹ Nguyễn Đình Hùng cho biết: Mục tiêu chính của chương trình ý tưởng là phát động tới người lao động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công cuộc cải tiến, khuyến khích và nâng cao niềm tự hào về công việc, về nhà máy. Chương trình bao gồm các lĩnh vực như thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến công tác quản lý, hoạt động nghiệp vụ, nâng cao độ tin cậy, độ bền của thiết bị, giảm nguy cơ gây sự cố, tăng hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ môi trường, sức khỏe, nâng cao điều kiện an toàn lao động. Chương trình không chỉ thu hút đông đảo người lao động tham gia mà còn tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi trong lao động sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Họ có thể là người bảo vệ, lao công, nấu ăn đến anh lái xe, chị văn thư, cán bộ đoàn thể… Các ý tưởng dù lớn hay nhỏ, dù được triển khai hay không đều được trân trọng. Mới đây, bộ phận nhà ăn có sáng kiến phun sương trước 2 h ăn trưa cho khu vực nhà ăn và nhà nghỉ trưa để giảm nóng cho công nhân; thay đèn cao áp bằng đèn neon tại hệ thống giàn đèn của nhà thi đấu vừa sáng hơn lại vừa tiết kiệm điện; Đội xe có sáng kiến dán kính xe để tăng độ bền cho kính và quan sát dễ hơn, dịch vụ bảo vệ cũng xây dựng tiêu chí đánh giá, nghiệm thu công việc…Chỉ tính riêng khối đoàn thể đã có gần 300 ý tưởng.
Đến hiện thực
Trong cuộc đời hơn 30 năm làm báo, đã đọc và tìm hiểu nhiều về phong trào thi đua, đưa ra ý tưởng, sáng kiến ở các doanh nghiệp trong và ngoài ngành dầu khí, song khi đến Đạm Phú Mỹ tôi không khỏi bất ngờ và thú vị bởi số lượng và chất lượng của các ý tưởng và sáng kiến. Chương trình này được nhà máy xây dựng rất bài bản, công phu, ban hành công khai và được đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng định kỳ. Tôi trầm ngâm nghiên cứu bản chương trình triển khai ý tưởng sáng tạo dài 4 trang bao gồm từ khâu nhận ý tưởng của người lao động đến khâu tiếp nhận, phân loại, đánh giá, cuối cùng là Hội đồng Khoa học Công nghệ nghiệm thu, khen thưởng. Người có ý tưởng, sáng tạo phải trình bày trước Hội đồng Khoa học Công nghệ ý tưởng của mình, lĩnh vực và phạm vi áp dụng, nội dung, bản chất của ý tưởng, dự kiến lợi ích thu được…. Thông thường những ý tưởng lớn, giá trị kinh tế cao, nhà máy mời thêm các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực đánh giá, nghiệm thu và được gửi về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tóm lại, người có ý tưởng, sáng tạo phải bảo vệ trước Hội đồng khoa học như bảo vệ luận án tốt nghiệp. Tuy nhiên, đặc điểm công việc của các xưởng bảo dưỡng trong nhà máy có mối quan hệ vật lý với các xưởng vận hành khá chặt chẽ. Do đó, khi một thay đổi ở xưởng này thường sẽ liên quan đến các xưởng khác. Để vượt qua những khó khăn đó, người có ý tưởng phải thuyết phục các bên liên quan thấy được những lợi ích, kết quả sẽ đạt được nếu thực hiện thay đổi, mà việc này đôi khi rất mất thời gian.
Chiến sĩ thi đua Đỗ Xuân Mai, Đội trưởng phụ trách khu vực Utility là một trong những người đã bảo vệ thành công ý tưởng của mình. Với các sáng kiến thiết kế logic cho bơm dầu 10-P-4010 A/B, bơm condensate 10-P-4001A/B và đấu dây cho bơm dầu 10-P-4010, đo mức bồn pha loãng dung dịch acid sulfuric sử dụng đầu dò Ultrasonic đã đảm bảo an toàn cho vận hành, tăng tuổi thọ thiết bị, không tốn chi phí thuê chuyên gia.Kỹ sư Võ Trung Hiếu, Tổ trưởng Tổ Sáng chế Đội Tua bin-máy nén cũng là “ngôi sao sáng” trong lĩnh vực này. Sáng kiến lắp thêm hệ thống vent cho cụm 10-E-3001, thay đổi vòng carbon làm kín trên bộ van trip và van điều khiển của turbine 10-STK-8001A bằng lọai vật liệu khác sản xuất trong nước nhưng độ bền và các thông số kỹ thuật lại rẻ hơn nhiều lần đã góp phần kéo dài tuổi thọ thiết bị.
Kỹ sư Nguyễn Minh Tâm cũng là chủ nhân của 18 sáng kiến làm lợi nhiều tỉ đồng và được Hội đồng Khoa học sáng kiến PVFCCo đánh giá cao về tính sáng tạo. Tâm là một trong các kỹ sư được tham gia vào đội ngũ học viên vận hành bảo dưỡng thuộc Ban Quản lý Dự án Nhà máy Đạm Phú Mỹ từ ngày đầu xây dựng. Anh cho biết: Khó khăn lớn nhất là chưa có kinh nghiệm, kiến thức từ trường đại học và đào tạo trong thời gian một năm chưa đủ để anh cùng các cộng sự làm chủ nhà máy công nghiệp hiện đại. Với ý thức trách nhiệm, lòng khát khao công hiến, đam mê của tuổi trẻ, lại được làm đúng nghề, Tâm đã không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, học tập từ các chuyên gia, nghiên cứu tài liệu, tích cực tham gia xử lý các sự cố và nghiên cứu thực hiện sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Nhà máy hóa chất dầu khí có công nghệ phức tạp, độ tự động hóa cao luôn chứa đựng nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng là điều kiện tốt để anh phấn đấu lao động và sáng tạo.
“Khắc phục lỗi tràn bộ nhớ hệ thống ESD gây trip IS1 và IS2” là ý tưởng và sáng tạo đáng nhớ nhất của Tâm. Đây là 1 trong 3 sáng kiến của Nguyễn Minh Tâm được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam công nhận.
Bức tâm thư
Học Khoa Hóa dầu, ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh và là lứa kỹ sư đầu tiên của nhà máy, Giám đốc Lê Trọng Đĩnh Chi, người có “mái tóc bất khuất, nước da ngăm đen, cặp kính tri thức, cái tên lịch sử” (mà các kỹ sư đã thân thương gắn cho anh) đã không ngững nỗ lực và trưởng thành từ trưởng ca điều hành, phó giám đốc rồi giám đốc nhà máy. Chi nhớ lại: Khi nhà máy xây dựng và lắp đặt dây chuyền thiết bị có tới hơn 50 chuyên gia của Hãng Technip và các nước khác sang giám sát. Anh và các kỹ sư phát hiện ra một số thiết bị khi về đến Việt Nam đã bị ảnh hưởng của môi trường ẩm ướt, một số thiết bị khác lại chưa được tối ưu hóa cần phải chỉnh sửa lại. Vậy là anh em bàn nhau mạnh dạn viết bức tâm thư gửi lãnh đạo nhà máy, Tổng công ty và Tập đoàn Dầu khí VN hứa sẽ cùng nhau đưa ra các sáng kiến, hiến kế và ý tưởng để dây chuyền nhà máy chạy ổn định, trường tồn, tiết kiệm chi phí, đồng thời cho ra sản phẩm chất lượng cao.
Được cấp trên khuyến khích, tạo điều kiện, Chi cùng các cộng sự ngày đêm lăn lộn, trăn trở suy nghĩ cho ra nhiều ý tưởng, sáng kiến tối ưu áp dụng vào sản xuất, trong đó có nhiều ý tưởng chưa có tiền lệ tại Việt Nam, góp phần đưa Đạm Phú Mỹ chạy ổn định, dài ngày. Theo Chi, biết lắng nghe, khuyến khích phản biện, tạo điều kiện cho người lao động cống hiến, dám chịu trách nhiệm là phương châm hành động đầy tính thuyết phục và nhân văn của lãnh đạo nhà máy. Rồi Chi kể cho tôi nghe một chuyện: Một kỹ sư đi kiểm tra máy, anh ta nghe tiếng máy chạy bất thường. Thay vì báo cáo lãnh đạo, kỹ sư ấy cho máy dừng luôn. Có hai câu hỏi sẽ đặt ra: Một là mặc kệ cứ cho máy chạy, nếu xảy ra sự cố thì đó là tại thiết bị. Hai là tự tin, cho dừng máy và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nếu dừng sai. Kết quả là, tinh thần trách nhiệm, sự tự tin của kỹ sư trẻ ấy đã cứu nhà máy, sự cố đã không xả ra, tránh được nhiều thiệt hại về kinh tế….
Thật vui là từ đó đến nay, ý tưởng và sáng kiến ngày càng nhiều hơn, có giá trị hơn và người tham gia cũng đông hơn. Ý tưởng và sáng kiến được ví như những con suối nhỏ róc rách chảy về một dòng sông làm nên một giá trị to lớn, một mục tiêu chung là nhà máy không ngừng phát triển. Có người ví Đạm Phú Mỹ như mảnh “đất lành chim đậu”, như “vườn ươm” nảy nở tài năng, ý tưởng quả không sai. Điều này không chỉ tạo ra môi trường làm việc vui tươi, luôn suy nghĩ, tìm tòi cái mới mà điều quan trọng hơn là ai cũng thấy được ý nghĩa của công việc mình làm. Các bạn trẻ ở đây bảo với tôi rằng: Giám đốc Lê Trọng Đĩnh Chi là điển hình rất thuyết phục trong “ngọn lửa, đam mê” ý tưởng, sáng tạo.
Nhà máy chạy ổn định, dây chuyền thiết bị trơn tru, phương pháp quản lý, điều hành, công việc của các phòng ban suôn sẻ, vậy có khi nào hết ý tưởng, hết sáng kiến không? Tôi đem băn khoăn, thắc mắc này hỏi Giám đốc Lê Trọng Đĩnh Chi, anh quả quyết: “Không bao giờ hết bởi thiết bị máy móc ngày càng cũ, kỹ sư, công nhân ngày càng có kinh nghiệm và giỏi nghề. Vậy ý tưởng và sáng kiến sẽ ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, chúng tôi đang chuẩn bị đưa xưởng NH3 mở rộng và Nhà máy NPK Phú Mỹ vào vận hành. Chắc chắn nhiều ý tưởng và sáng kiến sẽ ra đời từ hai dự án quan trọng này khi khớp nối và đồng bộ hoạt động bởi dự án này là nguyên liệu của dự án kia”.
Lần nào về Đạm Phú Mỹ tôi cũng tìm ra được ý tưởng mới, đề tài mới để viết bài. Có lẽ lòng đam mê phát hiện cùng sự say mê nghề nghiệp của các bạn trẻ ở đây đã lan tỏa sang tôi. Ngắm nhìn những cỗ máy khổng lồ, những bình bể to đùng chứa hóa chất, những con người làm việc nghiêm túc, say mê, luôn suy nghĩ để phát hiện ý tưởng…, tôi thấy phân xưởng nào của nhà máy cũng quan trọng và cho dù là “bộ não, trái tim, quả thận” hay “chân tay” đều là bộ phận không thể thiếu để tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh sung sức, cường tráng.
Thang máy đưa tôi lên thăm quan tháp tạo hạt cao hơn 120 m thuộc phân xưởng Urê. Từ đây, phóng tầm mắt nhìn xuống, khu công nghiệp Phú Mỹ trông như một bức tranh thủy mạc và đạm Phú Mỹ nổi bật trong bức tranh ấy. Những bao phân đạm nối đuôi nhau chạy theo băng tải xuống sà lan tỏa về các vùng nông thôn phục vụ bà con nông dân. Chao ôi, sau 13 năm, sức trẻ ở Đạm Phú Mỹ đã làm được điều kỳ diệu, đã cho ra hơn 700 ý tưởng và sáng kiến. Nếu quy ra tiền, nó sẽ là một con số khổng lồ, mà cao hơn đó là trí tuệ dầu khí, trí tuệ Việt Nam….Họ là tài sản quý và vô giá của ngành dầu khí Việt Nam và của cả đất nước.
Trong một lần trò chuyện với tôi, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí Lê Cự Tân, chủ nhân của nhiều ý tưởng khi anh ngược xuôi trên tàu dịch vụ của PTSC tâm sự: Câu hỏi làm anh cùng các công sự luôn day dứt là: “Người Việt Nam mình có thể làm tốt hơn không, tiết kiệm hơn không, các lỗi kỹ thuật nhà cung cấp thiết bị bản quyền chưa khắc phục được, người Việt Nam có thể khắc phục được không”? Bài viết này đã giúp Lê Cự Tân, tôi và cả bạn trả lời câu hỏi đó….
Từ ý tưởng….
Tôi thực sự ngạc nhiên và ấn tượng khi thấy khá nhiều hòm màu xanh có đề chữ “Hòm ý tưởng” đặt ở vị trí ra vào các phân xưởng, phòng làm việc của Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Rồi tận mắt nhìn thấy một bạn trẻ ở Xưởng Amoniac bỏ một tờ giấy vào thùng. Tò mò tôi hỏi: “Em vừa bỏ cái gì vào hòm”. Trả lời: “Phiếu ý tưởng”. Tôi lại hỏi: “Để làm gì”? “Trong qúa trình làm việc, bọn em thấy khâu nào, chi tiết nào chưa hợp lý hóa, chưa tối ưu có thể đưa ra ý tưởng để cải tiến giúp máy móc chạy trơn tru, đồng bộ, trường tồn, công suất cao hơn. Tóm lại mọi việc trong nhà máy đều có thể cho ra ý tưởng và sáng tạo để hoàn thiện hơn”. Tôi vỡ lẽ, hóa ra là vậy….
Sáng kiến, ý tưởng là một trong nhiều phong trào thi đua diễn ra sổi nổi, thu hút hầu hết người lao động tại NM Đạm Phú Mỹ tham gia từ khi nhà máy vận hành đến nay. Riêng năm 2013, nhà máy có tới hơn 300 sáng kiến, ý tưởng, trong đó có hơn 200 ý tưởng đã được áp dụng vào sản xuất làm lợi hơn 63 tỷ đồng. Kỹ sư Nguyễn Trí Thiện, Phó Phòng Công nghệ sản xuất giải thích: Do là năm bảo dưỡng thiết bị, máy móc tổng thể nên bộ phận vận hành đã đưa ra nhiều ý tưởng hay. Đây là việc làm tự giác và thú vị, tự thân công việc hàng ngày đòi hỏi họ luôn trăn trở, suy nghĩ chứ không phải do lãnh đạo ra lệnh hay áp đặt…
Là phân xưởng rất quan trọng và được coi là “trái tim” của nhà máy, Amoniac được coi là “ngôi sao sáng” với nhiều ý tưởng hay và số lượng người tham gia. Sự cần thiết giảm nhiệt độ khói lò 10-SK-2001 ra môi trường”; Đánh giá sự ảnh hưởng của việc tăng dòng nước qua 10-E2005 tới Cụm tách CO2, cụm Tổng hợp và Cụm làm lạnh” là hai trong số 26 ý tưởng đã được đưa vào áp dụng.
Không chỉ Xưởng Amoniac mà toàn bộ khối vận hành sản xuất bao gồm 4 xưởng: Phụ trợ, Amoniac, Urê và Sản phẩm đều sôi nổi tham gia phong trào hiến kế và cho ra hàng trăm ý tưởng. Cùng độ tuổi với Dũng, kỹ sư Chung Hoàng Văn, kỹ thuật viên công nghệ Xưởng Phụ trợ đã gắn bó với nhà máy hơn 7 năm. Chung bảo: Dây chuyền thiết bị nhà máy là một hệ thống đầu cuối khớp nối với nhau (từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng). Vì vậy, bất cứ chỗ nào, khâu nào trục trặc cũng sẽ ảnh hưởng đến khâu vận hành, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tìm tòi, suy nghĩ để máy móc chạy trơn tru, đồng bộ là trách nhiệm, là đam mê của mỗi người lao động tại đây.
Với chức năng và nhiệm vụ là cung cấp khí, điện, nước làm mát, nước khử khoáng để làm mát các thiết bị phụ trợ, các máy nén, các thiết bị động…., Xưởng Phụ trợ đã ngăn chặn nhiều tình huống, xử lý đúng quy trình, quy phạm sự cố với nhiều ý tưởng táo bạo của các bạn trẻ. Vì vậy nhà máy chưa bao giờ xảy ra sự cố đáng tiếc….Theo Văn: Muốn làm việc tốt, muốn nhà máy chạy ổn định dài ngày phải nắm chắc nguyên lý, nền tảng về công nghệ hóa dầu và làm chủ thiết bị….Điều này cũng lý giải vì sao, Xưởng Phụ trợ có tới gần 60 ý tưởng, trong đó có 32 ý tưởng của đoàn viên thanh niên trong 9 tháng đầu năm nay.
Không chỉ khối sản xuất, khối vận hành, nghĩa là những người trực tiếp vận hành, tiếp xúc với máy móc thiết bị trăn trở suy nghĩ góp phần cho nhà máy hoàn thiện hơn mà ở các phòng ban, khối đoàn thể như công đoàn, phụ nữ, thanh niên…cũng không chịu thua kém. Chủ tịch Công đoàn NM Đạm Phú Mỹ Nguyễn Đình Hùng cho biết: Mục tiêu chính của chương trình ý tưởng là phát động tới người lao động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công cuộc cải tiến, khuyến khích và nâng cao niềm tự hào về công việc, về nhà máy. Chương trình bao gồm các lĩnh vực như thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến công tác quản lý, hoạt động nghiệp vụ, nâng cao độ tin cậy, độ bền của thiết bị, giảm nguy cơ gây sự cố, tăng hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ môi trường, sức khỏe, nâng cao điều kiện an toàn lao động. Chương trình không chỉ thu hút đông đảo người lao động tham gia mà còn tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi trong lao động sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Họ có thể là người bảo vệ, lao công, nấu ăn đến anh lái xe, chị văn thư, cán bộ đoàn thể… Các ý tưởng dù lớn hay nhỏ, dù được triển khai hay không đều được trân trọng. Mới đây, bộ phận nhà ăn có sáng kiến phun sương trước 2 h ăn trưa cho khu vực nhà ăn và nhà nghỉ trưa để giảm nóng cho công nhân; thay đèn cao áp bằng đèn neon tại hệ thống giàn đèn của nhà thi đấu vừa sáng hơn lại vừa tiết kiệm điện; Đội xe có sáng kiến dán kính xe để tăng độ bền cho kính và quan sát dễ hơn, dịch vụ bảo vệ cũng xây dựng tiêu chí đánh giá, nghiệm thu công việc…Chỉ tính riêng khối đoàn thể đã có gần 300 ý tưởng.
Đến hiện thực
Trong cuộc đời hơn 30 năm làm báo, đã đọc và tìm hiểu nhiều về phong trào thi đua, đưa ra ý tưởng, sáng kiến ở các doanh nghiệp trong và ngoài ngành dầu khí, song khi đến Đạm Phú Mỹ tôi không khỏi bất ngờ và thú vị bởi số lượng và chất lượng của các ý tưởng và sáng kiến. Chương trình này được nhà máy xây dựng rất bài bản, công phu, ban hành công khai và được đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng định kỳ. Tôi trầm ngâm nghiên cứu bản chương trình triển khai ý tưởng sáng tạo dài 4 trang bao gồm từ khâu nhận ý tưởng của người lao động đến khâu tiếp nhận, phân loại, đánh giá, cuối cùng là Hội đồng Khoa học Công nghệ nghiệm thu, khen thưởng. Người có ý tưởng, sáng tạo phải trình bày trước Hội đồng Khoa học Công nghệ ý tưởng của mình, lĩnh vực và phạm vi áp dụng, nội dung, bản chất của ý tưởng, dự kiến lợi ích thu được…. Thông thường những ý tưởng lớn, giá trị kinh tế cao, nhà máy mời thêm các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực đánh giá, nghiệm thu và được gửi về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tóm lại, người có ý tưởng, sáng tạo phải bảo vệ trước Hội đồng khoa học như bảo vệ luận án tốt nghiệp. Tuy nhiên, đặc điểm công việc của các xưởng bảo dưỡng trong nhà máy có mối quan hệ vật lý với các xưởng vận hành khá chặt chẽ. Do đó, khi một thay đổi ở xưởng này thường sẽ liên quan đến các xưởng khác. Để vượt qua những khó khăn đó, người có ý tưởng phải thuyết phục các bên liên quan thấy được những lợi ích, kết quả sẽ đạt được nếu thực hiện thay đổi, mà việc này đôi khi rất mất thời gian.
Chiến sĩ thi đua Đỗ Xuân Mai, Đội trưởng phụ trách khu vực Utility là một trong những người đã bảo vệ thành công ý tưởng của mình. Với các sáng kiến thiết kế logic cho bơm dầu 10-P-4010 A/B, bơm condensate 10-P-4001A/B và đấu dây cho bơm dầu 10-P-4010, đo mức bồn pha loãng dung dịch acid sulfuric sử dụng đầu dò Ultrasonic đã đảm bảo an toàn cho vận hành, tăng tuổi thọ thiết bị, không tốn chi phí thuê chuyên gia.Kỹ sư Võ Trung Hiếu, Tổ trưởng Tổ Sáng chế Đội Tua bin-máy nén cũng là “ngôi sao sáng” trong lĩnh vực này. Sáng kiến lắp thêm hệ thống vent cho cụm 10-E-3001, thay đổi vòng carbon làm kín trên bộ van trip và van điều khiển của turbine 10-STK-8001A bằng lọai vật liệu khác sản xuất trong nước nhưng độ bền và các thông số kỹ thuật lại rẻ hơn nhiều lần đã góp phần kéo dài tuổi thọ thiết bị.
“Khắc phục lỗi tràn bộ nhớ hệ thống ESD gây trip IS1 và IS2” là ý tưởng và sáng tạo đáng nhớ nhất của Tâm. Đây là 1 trong 3 sáng kiến của Nguyễn Minh Tâm được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam công nhận.
Bức tâm thư
Học Khoa Hóa dầu, ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh và là lứa kỹ sư đầu tiên của nhà máy, Giám đốc Lê Trọng Đĩnh Chi, người có “mái tóc bất khuất, nước da ngăm đen, cặp kính tri thức, cái tên lịch sử” (mà các kỹ sư đã thân thương gắn cho anh) đã không ngững nỗ lực và trưởng thành từ trưởng ca điều hành, phó giám đốc rồi giám đốc nhà máy. Chi nhớ lại: Khi nhà máy xây dựng và lắp đặt dây chuyền thiết bị có tới hơn 50 chuyên gia của Hãng Technip và các nước khác sang giám sát. Anh và các kỹ sư phát hiện ra một số thiết bị khi về đến Việt Nam đã bị ảnh hưởng của môi trường ẩm ướt, một số thiết bị khác lại chưa được tối ưu hóa cần phải chỉnh sửa lại. Vậy là anh em bàn nhau mạnh dạn viết bức tâm thư gửi lãnh đạo nhà máy, Tổng công ty và Tập đoàn Dầu khí VN hứa sẽ cùng nhau đưa ra các sáng kiến, hiến kế và ý tưởng để dây chuyền nhà máy chạy ổn định, trường tồn, tiết kiệm chi phí, đồng thời cho ra sản phẩm chất lượng cao.
Được cấp trên khuyến khích, tạo điều kiện, Chi cùng các cộng sự ngày đêm lăn lộn, trăn trở suy nghĩ cho ra nhiều ý tưởng, sáng kiến tối ưu áp dụng vào sản xuất, trong đó có nhiều ý tưởng chưa có tiền lệ tại Việt Nam, góp phần đưa Đạm Phú Mỹ chạy ổn định, dài ngày. Theo Chi, biết lắng nghe, khuyến khích phản biện, tạo điều kiện cho người lao động cống hiến, dám chịu trách nhiệm là phương châm hành động đầy tính thuyết phục và nhân văn của lãnh đạo nhà máy. Rồi Chi kể cho tôi nghe một chuyện: Một kỹ sư đi kiểm tra máy, anh ta nghe tiếng máy chạy bất thường. Thay vì báo cáo lãnh đạo, kỹ sư ấy cho máy dừng luôn. Có hai câu hỏi sẽ đặt ra: Một là mặc kệ cứ cho máy chạy, nếu xảy ra sự cố thì đó là tại thiết bị. Hai là tự tin, cho dừng máy và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nếu dừng sai. Kết quả là, tinh thần trách nhiệm, sự tự tin của kỹ sư trẻ ấy đã cứu nhà máy, sự cố đã không xả ra, tránh được nhiều thiệt hại về kinh tế….
Thật vui là từ đó đến nay, ý tưởng và sáng kiến ngày càng nhiều hơn, có giá trị hơn và người tham gia cũng đông hơn. Ý tưởng và sáng kiến được ví như những con suối nhỏ róc rách chảy về một dòng sông làm nên một giá trị to lớn, một mục tiêu chung là nhà máy không ngừng phát triển. Có người ví Đạm Phú Mỹ như mảnh “đất lành chim đậu”, như “vườn ươm” nảy nở tài năng, ý tưởng quả không sai. Điều này không chỉ tạo ra môi trường làm việc vui tươi, luôn suy nghĩ, tìm tòi cái mới mà điều quan trọng hơn là ai cũng thấy được ý nghĩa của công việc mình làm. Các bạn trẻ ở đây bảo với tôi rằng: Giám đốc Lê Trọng Đĩnh Chi là điển hình rất thuyết phục trong “ngọn lửa, đam mê” ý tưởng, sáng tạo.
Nhà máy chạy ổn định, dây chuyền thiết bị trơn tru, phương pháp quản lý, điều hành, công việc của các phòng ban suôn sẻ, vậy có khi nào hết ý tưởng, hết sáng kiến không? Tôi đem băn khoăn, thắc mắc này hỏi Giám đốc Lê Trọng Đĩnh Chi, anh quả quyết: “Không bao giờ hết bởi thiết bị máy móc ngày càng cũ, kỹ sư, công nhân ngày càng có kinh nghiệm và giỏi nghề. Vậy ý tưởng và sáng kiến sẽ ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, chúng tôi đang chuẩn bị đưa xưởng NH3 mở rộng và Nhà máy NPK Phú Mỹ vào vận hành. Chắc chắn nhiều ý tưởng và sáng kiến sẽ ra đời từ hai dự án quan trọng này khi khớp nối và đồng bộ hoạt động bởi dự án này là nguyên liệu của dự án kia”.
Lần nào về Đạm Phú Mỹ tôi cũng tìm ra được ý tưởng mới, đề tài mới để viết bài. Có lẽ lòng đam mê phát hiện cùng sự say mê nghề nghiệp của các bạn trẻ ở đây đã lan tỏa sang tôi. Ngắm nhìn những cỗ máy khổng lồ, những bình bể to đùng chứa hóa chất, những con người làm việc nghiêm túc, say mê, luôn suy nghĩ để phát hiện ý tưởng…, tôi thấy phân xưởng nào của nhà máy cũng quan trọng và cho dù là “bộ não, trái tim, quả thận” hay “chân tay” đều là bộ phận không thể thiếu để tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh sung sức, cường tráng.
Thang máy đưa tôi lên thăm quan tháp tạo hạt cao hơn 120 m thuộc phân xưởng Urê. Từ đây, phóng tầm mắt nhìn xuống, khu công nghiệp Phú Mỹ trông như một bức tranh thủy mạc và đạm Phú Mỹ nổi bật trong bức tranh ấy. Những bao phân đạm nối đuôi nhau chạy theo băng tải xuống sà lan tỏa về các vùng nông thôn phục vụ bà con nông dân. Chao ôi, sau 13 năm, sức trẻ ở Đạm Phú Mỹ đã làm được điều kỳ diệu, đã cho ra hơn 700 ý tưởng và sáng kiến. Nếu quy ra tiền, nó sẽ là một con số khổng lồ, mà cao hơn đó là trí tuệ dầu khí, trí tuệ Việt Nam….Họ là tài sản quý và vô giá của ngành dầu khí Việt Nam và của cả đất nước.
Trong một lần trò chuyện với tôi, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí Lê Cự Tân, chủ nhân của nhiều ý tưởng khi anh ngược xuôi trên tàu dịch vụ của PTSC tâm sự: Câu hỏi làm anh cùng các công sự luôn day dứt là: “Người Việt Nam mình có thể làm tốt hơn không, tiết kiệm hơn không, các lỗi kỹ thuật nhà cung cấp thiết bị bản quyền chưa khắc phục được, người Việt Nam có thể khắc phục được không”? Bài viết này đã giúp Lê Cự Tân, tôi và cả bạn trả lời câu hỏi đó….
Trần Thị Sánh/Congdoandaukhi.vn
Relate Threads