Dự kiến, các chủ đầu tư sẽ nhận được giấy phép trước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm Nhật Bản vào đầu tháng sau.
Việt Nam sắp cấp phép cho 3 dự án nhà máy nhiệt điện than cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn lên đến 7,5 tỷ USD, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2. Ảnh: Báo Quảng Ninh
Các chủ đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Saudi Arabia sẽ nhận được giấy phép trước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm Nhật Bản vào đầu tháng sau.
Theo đó, Công ty Taekwang Power Holdings của Hàn Quốc và ACWA Power của Saudi Arabia sẽ rót 2,07 tỷ USD vào một nhà máy điện có công suất 1.200 MW. Mỗi bên sẽ góp 50% vốn và nhà máy này sẽ vận hành thương mại vào năm 2021.
Trong khi đó, Tập đoàn Marubeni của Nhật Bản và Tập đoàn Korea Electric Power Corp của Hàn Quốc sẽ đầu tư gần 2,8 tỷ USD vào một nhà máy có cùng công suất 1.200 MW. Dự kiến nhà máy này sẽ phát điện vào năm 2021.
Ngoài ra, Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản sẽ đầu tư một nhà máy điện có công suất 1.320 MW với tổng vốn đầu tư khoảng 2,64 tỷ USD và sẽ vận hành thương mại vào năm 2022.
Mới đây Tập đoàn Posco của Hàn Quốc đã được chính phủ chấp thuận cho xây dựng nhà máy nhiệt điện than Quỳnh Lập 2 có công suất 1.200 MW, có vốn đầu tư 2,5 tỷ USD. Đây sẽ là nhà máy thứ hai của tập đoàn này sau nhà máy Mông Dương 2 tại Quảng Ninh.
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện. Cả nước dự kiến sẽ có 31 nhà máy nhiện điện than với tổng công suất 25.787 MW đến năm 2020, chiếm tỷ trọng 42,7% trong tổng công suất ngành điện.
Đến năm 2030, số nhà máy nhiệt điện than trong cả nước sẽ tăng lên 52 với tổng công suất 55.252 MW, chiếm 42,6% tổng công suất ngành điện.
Việt Nam sắp cấp phép cho 3 dự án nhà máy nhiệt điện than cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn lên đến 7,5 tỷ USD, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2. Ảnh: Báo Quảng Ninh
Các chủ đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Saudi Arabia sẽ nhận được giấy phép trước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm Nhật Bản vào đầu tháng sau.
Theo đó, Công ty Taekwang Power Holdings của Hàn Quốc và ACWA Power của Saudi Arabia sẽ rót 2,07 tỷ USD vào một nhà máy điện có công suất 1.200 MW. Mỗi bên sẽ góp 50% vốn và nhà máy này sẽ vận hành thương mại vào năm 2021.
Trong khi đó, Tập đoàn Marubeni của Nhật Bản và Tập đoàn Korea Electric Power Corp của Hàn Quốc sẽ đầu tư gần 2,8 tỷ USD vào một nhà máy có cùng công suất 1.200 MW. Dự kiến nhà máy này sẽ phát điện vào năm 2021.
Ngoài ra, Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản sẽ đầu tư một nhà máy điện có công suất 1.320 MW với tổng vốn đầu tư khoảng 2,64 tỷ USD và sẽ vận hành thương mại vào năm 2022.
Mới đây Tập đoàn Posco của Hàn Quốc đã được chính phủ chấp thuận cho xây dựng nhà máy nhiệt điện than Quỳnh Lập 2 có công suất 1.200 MW, có vốn đầu tư 2,5 tỷ USD. Đây sẽ là nhà máy thứ hai của tập đoàn này sau nhà máy Mông Dương 2 tại Quảng Ninh.
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện. Cả nước dự kiến sẽ có 31 nhà máy nhiện điện than với tổng công suất 25.787 MW đến năm 2020, chiếm tỷ trọng 42,7% trong tổng công suất ngành điện.
Đến năm 2030, số nhà máy nhiệt điện than trong cả nước sẽ tăng lên 52 với tổng công suất 55.252 MW, chiếm 42,6% tổng công suất ngành điện.
MINH TUẤN - Bizlive.vn
Relate Threads